Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 - Nội dung ôn tập thi học kỳ 1 lớp 11 môn Văn

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 218,7 KB
Lượt tải: 224
Nhà phát hành: Sưu tầm


[Share] Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 gồm các dạng bài tập trọng tâm, những đề mẫu giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập thật tốt kiến thức, chuẩn bị cho kỳ thi học kì 1 sắp diễn ra.

Nội dung chi tiết:

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 gồm các dạng bài tập trọng tâm, những đề mẫu giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập thật tốt kiến thức, chuẩn bị cho kỳ thi học kì 1 sắp diễn ra.

Đây cũng là tài liệu hữu ích cho thầy cô khi ra đề cho học sinh của mình. Mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nội dung chi tiết dưới đây:

Nội dung ôn tập thi học kỳ 1 lớp 11 môn Văn

1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ VÀ TÁC DỤNG:

- So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vất khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm.

- Ẩn dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm.

- Nhân hóa: cách gọi tả vật, đồ vật..v.v bằng những từ ngữ vốn dùng cho con người làm cho thế giới vật, đồ vật ... trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.

- Hoán dụ: gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.

- Nói quá: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ qui mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm.

- Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác phản cảm và tránh thô tục thiếu lịch sự.

- Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nối bật ý gây cảm xúc mạnh.

- Chơi chữ: Cách lợi dụng đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước.

2. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

1. Tự sự (kể chuyện, tường thuật) Là kể chuyện, nghĩa là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.

2. Miêu tả Là dùng ngôn ngữ mô tả sự vật làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.

3. Biểu cảm Là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

4. Nghị luận Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.

5. Thuyết minh Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải…một cách chính xác và khách quan về một sự vật, hiện tượng nào đó có thật trong cuộc sống. Ví dụ một danh lam thắng cảnh, một vấn đề khoa học, một nhân vật lịch sử...

6. Hành chính - công vụ Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí.

3. PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ:

*- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: là phong cách (PC) được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, đồng hành...

Gồm các dạng: chuyện trò/ nhật kí/ thư từ

*- Phong cách ngôn ngữ khoa học: PC khoa học là PC được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Đây là PC ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu. Khác với PC ngôn ngữ sinh hoạt, PC này chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học (ngoại trừ dạng phổ cập khoa học).
Gồm các dạng: KH chuyên sâu/ KH giáo khoa/ KH phổ cập

*- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: là PC được dùng trong sáng tác văn chương. PC này là dạng tồn tại toàn vẹn và sáng chói nhất của ngôn ngữ toàn dân. PC văn chương không có giới hạn về đối tượng giao tiếp, không gian và thời gian giao tiếp.

*- Phong cách ngôn ngữ chính luận: là PC được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội. Người giao tiếp ở PC này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội.

*- Phong cách ngôn ngữ hành chính: là PC được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðấy là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.
PC hành chính có hai chức năng: thông báo và sai khiến. Chức năng thông báo thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường, ví dụ như: văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hoá đơn, hợp đồng... Chức năng sai khiến bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gởi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.

*- Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn): là PC được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự. (Thông tấn: có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).

4. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

- Nghị luận là bàn bạc, đánh giá một vấn đề, trong đó, nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng – sai, cái tốt – xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống.

- Nghị luận xã hội gồm có hai dạng:

+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

* Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức; về tâm hồn nhân cách; về các quan hệ gia đình xã hội, cách ứng xử; lối sống của con người trong xã hội…)

Bước 1 : Giải thích tư tư tưởng , đạo lí.

Bước 2 : Bàn luận

- Phân tích mặt đúng.

- Bác bỏ ( phê phán ) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề.

Bước 3: Mở rộng.

- Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.

- Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.

- Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.

(Người tham gia nghị luận đưa ra mặt trái của vấn đề. Phủ nhận nó là công nhận cái đúng, ngược lại ,nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng. Bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai.

Trong các bước mở rộng ,tuỳ vào từng trường hợp và khả năng của mình mà áp dụng cho tốt ,không nên cứng nhắc).

Bước 4 : Nêu ý nghĩa ,rút ra bài học nhận thức và hành động.

* Nghị luận về một hiện tượng đời sống là sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu những hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội. Thông thường, những hiện tượng mà đề bài đề cập tới thường là những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống xã hội. Không chỉ đề cập đến những hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống, kiểu bài nghị luận này còn đề cập đến những hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán.

Bước 1: Miêu tả hiện tượng được đề cập đến trong bài.

- Giải thích ( nếu trong đề bài có khái niệm, thuật ngữ hoặc các ẩn dụ, hoán dụ, so sánh…)cần làm rõ để đưa ra vấn đề bàn luận.

- Chỉ ra thực trạng ( biểu hiện của thực trạng)

Bước 2: Phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại của vấn đề.

- Phân tích tác dụng của vấn đề nếu là hiện tượng tích cực.

- Phân tích tác hại của vấn đề nếu là hiện tượng tiêu cực.

- Phân tích cả hai mặt tích cực và hạn chế nếu đề có cả hai mặt.

Bước 3: Chỉ ra nguyên nhân.

Bước 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến đánh giá của người viết về hiện tượng. Rút ra bài học và đề xuất giải pháp.

5. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

KHÓC DƯƠNG KHUÊ

I. TÌM HIỂU CHUNG:

Vài nét về tình bạn giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê.

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:

1) Nội dung:

- Hai câu đầu: Nỗi xót xa khi nghe tin bạn mất.

Câu thơ như một tiếng thở dài. Nỗi mất mát ngậm ngùi như chia sẻ với trời đất. Nhịp điệu câu thơ cũng tạo nên sự nghẹn ngào, xót xa.

- Từ câu 3 đến 22: Tình bạn chân thành, chung thủy gắn bó.

Tiếng khóc như giãi bày, làm sống lại những kỉ niệm của tình bạn thắm thiết: tiếng khóc mang cảm hứng nhân sinh của kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc.

- Những câu thơ còn lại: Nỗi hụt hẫng mất mát.

Mất bạn, Nguyễn Khuyến hụt hẫng, như mất đi một phần cơ thể. Những hình ảnh, điển tích càng tăng thêm nỗi trống vắng khi bạn không còn.

2) Nghệ thuật:

Cách sử dụng từ và hình ảnh, sử dụng điển tích, âm điệu của câu thơ song thất, lục bát, nhân vật trữ tình tự bộc lộ tâm trạng.

3) Ý nghĩa văn bản:

Bài thơ giúp ta hiểu về tình bạn thủy, gắn bó, hiểu thêm một khía cạnh khác của nhân cách Nguyễn Khuyến.

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

I. TÌM HIỂU CHUNG:

1) Tác giả: Nguyễn Tuân (1910- 1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo. Nguyễn Tuân sáng tác ở nhiều thể loại, song đặc biệt thành công ở thể loại tùy bút.

2) Tác phẩm: Chữ người tử tù rút ra từ tập truyện ngắn Vang bóng một thời (1940), là “một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”(Vũ Ngọc Phan)

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:

1) Nội dung:

- Nhân vật Huấn Cao:

+ Mang cột cách của một nghệ sĩ tài hoa; có khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; sáng ngời vẻ đạp trong sáng của người có thiên lương,…

+ vẻ đẹp tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng ở Huấn Cao kết tinh trong cảnh cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Ở đó, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người đã chiến thắng, tỏ sáng.

=> Qua hình tượngHuấn Cao, Nguyễn Tuân muốn khẳng định cái đẹp là bất diệt, cái tài và cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời; thể hiện sự trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc.

- Nhân vật quản ngục: Có sở thích cao quý, biết say mê và quý trọng cái đẹp, biết cảm phục tài năng, nhân cách và biệt liên tài. Qua nhân vật này, nhà văn muốn nói: trong mỗi con người đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài. Cái đẹp chân chính, trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được phẩm chất, nhân cách.

2) Nghệ thuật:

- Tạo tình huống độc đáo, đặc sắc (cuộc gặp gỡ và mối quan hệ éo le, trớ trêu giữa viên quản ngục và Huấn Cao).

- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản.

- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao- con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.

- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.

3) Ý nghĩa văn bản:

“Chữ người tử tù” khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.

.............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

download.com.vn