Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 11 - Tài liệu ôn thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11
Nội dung chi tiết:
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 11 giúp các em học sinh hệ thống lại kiến thức, nhanh chóng nắm bắt kiến thức trọng tâm trong sách giáo khoa để chuẩn bị cho bài thi học kì 2 đạt kết quả cao. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết dưới đây:
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 11
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 11
Câu 1: Con người có ứng dụng gì để thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật?
Kết hợp các biện pháp kĩ thuật thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất vật nuôi:
- + Sử dụng thức ăn nhân tạo chứa đủ chất dinh dưỡng.
- + Sử dụng hóc môn sinh trưởng bằng cách tiêm hoặc bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi.
- + Cải tạo môi trường sống đầy đủ các yếu tố như lượng 02, C02, nước, muối khoáng, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... để vật nuôi sinh trưởng và phái triển tốt, năng suất cao.
Câu 2: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành không gây hại mà có lợi cho cây trồng?
Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzim tiêu hoá xenlulôzơ nên tiêu hoá và hấp thụ hiệu quả thấp nên sâu phải ăn rất nhiều lá cây mới đáp ứng được nhu cầu chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bướm trưởng thành chỉ ăn mặt hoa nên không phá hoại cây trồng mà còn giúp cây trồng thụ phấn.
Câu 3: Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?
Vì gia súc là động vật hằng nhiệt, mùa đông trời lạnh, thân nhiệt của gia súc cao hơn nhiều so với nhiệt độ của môi trường nên cơ thể gia súc mất nhiều nhiệt vào môi trường. Ddeerr bù lại lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cương, quá trình chuyển hóa ở tế bào tăng lên, các chất bị oxi hóa nhiều hơn vì vậy gia súc non cần được ăn nhiều hơn bình thường để bù lại các chất đã bị oxi hóa. Bảo đảm chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường trong những ngày mùa đông lạnh giá.
Câu 4: Tại sao ánh sáng đỏ kích thích sự ra hoa của cây dài ngày, còn ánh sáng đỏ xa lại kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn? Một cây ngày dài ra hoa trong quang chu kỳ tiêu chuẩn 14 giờ sáng – 10 giờ tối. Trong quang chu kỳ: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – chiếu ánh sáng đỏ - 7 giờ tối, cây đó ra hoa không? Vì sao?
- P730 hấp thu ánh sáng đỏ xa chuyển hoá thành P660 kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn nhưng lại ức chế sự ra hoa của cây ngày dài.
- P660 hấp thu ánh sáng đỏ chuyển hoá thành P730 kích thích sự ra hoa của ngày dài nhưng lại ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn
Câu 5: Khái niệm tập tính? Phân biệt tập tính bẩm sinh với tập tính học được?
- Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
Tập tính bẩm sinh | Tập tính học được |
Có được do sự di chuyền từ bố mẹ. | Có được trong quá trình sống từ sự tập luyện |
Mang tính bản năng, đặc trưng cho loài. | Có sự rút kinh nghiệm qua hoạt động thực tế và có thể trong loài. |
Không thay đổi và không chịu ảnh hưởng của điều kiện sống. | Thường thay đổi theo môi trường và hoàn cảnh sống khác nhau. |
Là tập hợp của nhiều phản xạ không điều kiện. | Là các phản xạ có điều kiện. |
Các tác động và hoạt động cơ thể xảy ra liên tục theo một trình tự nhất định tương ứng với kích thích. | Các hoạt động xảy ra có thể khác nhau tùy theo điều kiện tập luyện và biểu hiện thay đổi trước cùng một kích thích. |
Ví dụ:
- Tập tính bẩm sinh: Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
- Tập tính học được: Chuột nghe tiếng mèo kêu là bỏ chạy, người đi đường thấy đèn đỏ thì dừng lại.
Download file PDF hoặc Word về tham khảo trọn bộ đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 11