Đề cương ôn thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 - Nội dung ôn thi học kì I lớp 8 môn Vật lý

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 394,2 KB
Lượt tải: 5
Nhà phát hành: Sưu tầm


Chia sẻ về Đề cương ôn thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8: Taifull.net xin giới thiệu đến bạn đọc Đề cương ôn thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm 2019 - 2020 được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và được đăng tải ngay sau đây.

Giới thiệu

Xin giới thiệu đến các bạn Đề cương ôn thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm 2019 - 2020 được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây.

Đây là tài liệu giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi học kì I lớp 8. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8

1. Thế nào là chuyển động cơ?

Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác được gọi là chuyển động cơ (gọi tắt là chuyển động)

2. Khi nào thì vật chuyển động? Khi nào thì vật đứng yên? Cho ví dụ.

Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.

Ví dụ: Tài xế chuyển động so với cây cối bên đường.

Khi vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc.

Ví dụ: Tài xế đứng yên so với ô tô.

3. Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính chất tương đối? Cho ví dụ.

Một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác. Chuyển động và đứng yên có tính chất tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.

Ví dụ: Người tài xế chuyển động so với cây bên đường nhưng lại đứng yên so với ô tô.

4. Thế nào là tốc độ? Nêu công thức tính tốc độ. Giải thích các đại lượng kèm theo đơn vị.

Tốc độ cho biết độ nhanh chậm của chuyển động, đo bằng quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian.

Xem bảng công thức kèm theo.

5. Thế nào là chuyển động đều? Thế nào là chuyển động không đều? Cho ví dụ.

Chuyển động có tốc độ không thay đổi theo thời gian là chuyển động đều.

Ví dụ: Xe gắn máy khi chạy ổn định.

Chuyển động có tốc độ thay đổi theo thời gian là chuyển động không đều.

Ví dụ: Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga.

6. Nêu cách biểu diễn một vecto lực?

Lực là một đại lượng vecto, được biểu diễn bằng một mũi tên.

Gốc là điểm đặt của lực.

Phương, chiều trùng với phương chiều của lực.

Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ xích cho trước.

7. Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ.

Hai lực cân bằng là hai lực có cùng độ lớn, cùng phương và ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật trên cùng một đường thẳng.

Ví dụ: Quyển sách đặt nằm yên trên bàn chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lực và lực nâng của bàn.

8. Quán tính là gì?

Là tính chất giữ nguyên trạng thái chuyển động của vật khi không có lực tác dụng hoặc chịu tác dụng của các lực cân bằng.

9. Quán tính của một vật được thể hiện như thế nào?

Khi không có lực tác dụng lên vật hoặc các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau thì:

Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.

Vật đang chuyển động thẳng đều sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

10. Thế nào là lực ma sát? Nêu một vài lực ma sát thường gặp.

Các lực cản trở chuyển động khi các vật tiếp xúc với nhau được gọi là lực ma sát

Các loại lực ma sát thường gặp: Lực ma sát trược, Lực ma sát lăn, Lực ma sát nghỉ.

11. Lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? Cho ví dụ.

Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của một vật khác. Ví dụ: Trượt băng.

Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của một vật khác. Ví dụ: Viên bi lăn trên mặt bàn.

Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt, không lăn khi vật chịu tác dụng của lực khác. Ví dụ:

Lực ma sát nghỉ giúp chân ta không trượt về phía sau khi thân nghiêng về phía trước.

12. Cho ví dụ về lực ma sát có lợi và lực ma sát có hại? Nêu cách làm tăng lực ma sát có lợi và làm giảm lực ma sát có hại.

Khi thắng xe đạp, lực ma sát trượt giữa má phanh và vành bánh xe là có ích. Cách làm tang:

Tăng lực thắng, tăng độ nhám má phanh.

Khi đạp xe, lực ma sát giữa xích và và đĩa là có hại. Cách làm giảm: Tra dầu nhớt vào xích và đĩa.

13. Thế nào là áp lực? Cho ví dụ.

Áp lực là lực nén có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.

Ví dụ: Lực nén do người ngồi trên ghế.

14. Áp suất được tính như thế nào? Viết công thức và nêu tên các đại lượng kèm theo đơn vị? (xem bảng công thức kèm theo).

15. Chất lỏng có thể gây ra áp suất theo phương nào? Tại một nơi trên mặt tiếp xúc với chất lỏng, áp suất có phương như thế nào?

Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương

Tại một nơi trên mặt tiếp xúc với chất lỏng, áp suất có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.

16. Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Nêu tên đại lượng và đơn vị kèm theo. (xem bảng)

17. Thế nào là bình thông nhau? Nêu đặc điểm của mặt thoáng chất lỏng trong bình thông nhau? Ứng dụng của bình thông nhau trong cuộc sống.

Bình thông nhau gồm hai hoặc nhiều nhánh có hình dạng bất kì, có đáy thông với nhau.

Trong bình thông nhau chứa chùng một chất lỏng đứng yên, mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau có độ cao bằng nhau.

Ứng dụng: Ấm nước, ống theo dõi mực chất lỏng, máy nén thủy lực,…

18. Nêu ứng dụng của áp suất chất lỏng? Ứng dụng đó hoạt động dựa trên nguyên lý nào?

Phát biểu nguyên lý?

Máy nén thủy lực. Máy nén thủy lực hoạt động dựa trên nguyên lý Pascal.

Phát biểu: Chất lỏng chứa đầy một bình kín có khả năng truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất đến mọi nơi trong chất lỏng.

............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

download.com.vn