Đề cương ôn thi học kì 2 môn Vật Lý lớp 7 năm 2018 - 2019 - Tài liệu ôn thi học kì 2 môn Vật lý lớp 7

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 218,5 KB
Lượt tải: 5,398
Nhà phát hành: Sưu tầm


Có thể bạn quan tâm Đề cương ôn thi học kì 2 môn Vật Lý lớp 7 năm 2018 - 2019 - Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật Lý lớp 7 bao gồm cả câu hỏi phần lý thuyết, bài tập. Giúp các em học sinh lớp 7 ôn tập thật tốt kiến thức Vật lý của mình, để đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 2 sắp tới.

Giới thiệu

Với mong muốn cung cấp thật nhiều tài liệu ôn tập hữu ích đến các bạn học sinh, Download.com.vn xin gửi đến các bạn Đề cương ôn thi học kì 2 môn Vật Lý lớp 7 năm 2018 - 2019.

Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bám sát nội dung chương trình học của môn Vật lý lớp 7 để giúp các bạn dễ dàng ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kì 2. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tài liệu.

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật Lý lớp 7

I. Lý thuyết môn Vật lý lớp 7 học kì 2

1. Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có những tính chất gì?

2. Có mấy loại điện tích? Các điện tích tương tác với nhau như thế nào?

3. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Khi nào vật nhiễm điện âm? Vật nhiễm điện dương?

4. Dòng điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì? Đèn, quạt điện thế nào khi có dòng điện?

5. Kể tên vài nguồn điện thường gặp? Nguồn điện có đặc điểm gì? Tác dụng của nguồn điện?

6. Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Kể tên 3 chất dẫn điện, 3 chất cách điện thường gặp?

7. Các bộ phận của mạch điện được biểu diễn bằng cái gì? Sơ đồ mạch điện dùng để làm gì?

8. Nêu quy ước về chiều của dòng điện? So sánh chiều dòng điện và chiều chuyển động có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại?

9. Tác dụng nhiệt của dòng điện thể hiện thế nào? Nêu tác dụng nhiệt của dòng điện trên bàn là? trên dây tóc bóng đèn ? Trên dây chì của cầu chì?

10. Tác dụng phát sáng của dòng điện thể hiện rõ trên những thiết bị nào? Dòng điện đi qua bóng bút thử điện làm bộ phận nào phát sáng? Mắc đèn LED như thế nào thì đèn sáng?

11. Tác dụng từ của dòng điện thể hiện như thế nào? Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có dòng điện đi qua gọi là gì? Có tính chất thế nào?

12. Tác dụng hóa học của dòng điện thế nào khi đi qua dung dịch muối đồng? Để mạ kền cho vỏ đèn pin ta phải làm thế nào?

13. Tác dụng sinh lý của dòng điện thể hiện như thế nào? Làm gì để tránh tác hại của tác dụng sinh lý của dòng điện? Tác dụng sinh lý của dòng điện có ích gì không?

14. Cường độ dòng điện cho ta biết gì về dòng điện? Nêu ký hiệu, đơn vị cường độ dòng điện?

15. Đo cường độ dòng điện bằng dụng cụ gì? Nhận diện dụng cụ bằng cách nào? Cách xác định giới hạn đo? Độ chia nhỏ nhất? Cách mắc dụng cụ để đo cường độ dòng điện?

II. Bài tập môn Vật lý lớp 7 học kì 2

1. Giải thích các hiện tượng, ứng dụng:

a. Vào những ngày trời khô ráo khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút?

b. Thổi nhẹ mặt bàn bụi bay đi mà cánh quạt quay gió đi qua rất mạnh thì lại có bụi bám vào?

c. Ngày trời hanh khô dùng khăn bông khô lau gương, kính thì bụi và sợi bông vẫn bám vào?

d. Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao?

2. Dùng mảnh vải khô để cọ xát một ống bằng gỗ, một ống bằng thép, một ống bằng giấy, một ống bằng nhựa. Ống nào sẽ mang điện tích?

3. Đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần một quả cầu nhựa xốp nhẹ được treo vào dưới một sợi chỉ mảnh thì quả cầu nhựa xốp bị đẩy ra xa. Có thê nói gì về hai vật này?

4. Thanh nhựa, thanh thủy tinh đều cấu tạo bởi các nguyên tử, trong đó có điện tích dương, điện tích âm. Tại sao trước khi cọ xát chúng không hút các vụn giấy nhỏ?

5. Sau khi cọ xát thanh nhựa sẫm vào mảnh len thì thanh nhựa nhiễm điện âm và chúng hút nhau. Giải thích hiện tượng?

6. Trong mỗi hình sau đây các mũi tên đã cho chỉ tác dụng giữa các vật mang điện tích. Hãy ghi dấu điện tích chưa biết của vật thứ hai!

Đề cương ôn tập môn Vật lý lớp 7

7. Hải đưa một chiếc lược nhựa lại gần một mảnh nilon mỏng thì thấy lược nhựa hút mảnh nilon. Hải cho rằng lược nhựa và mảnh nilon bị nhiễm điện khác loại. Nhưng Sơn lại cho rằng chỉ cần một trong hai vật nhiễm điện thì chúng vẫn có thể hút nhau. Ai đúng? Ai sai? Kiểm tra thế nào?

8. Có ba vật A, B, C được nhiễm điện do cọ xát. A hút B; B đẩy C; C mang điện tích âm. Vậy A và B mang điện tích gì?

9. Chỉ ra vật dẫn điện, vật cách điện trong các vật sau đây: thanh gỗ khô; ruột bút chì; dây nhựa; thanh thủy tinh; đoạn dây thép; đoạn dây nhôm; mảnh sứ; dây cao su; cành cây tươi; nước bẩn; không khí ẩm; giấy ẩm.

10. Gắn 2 quả cầu kim loại A, B lên 2 giá nhựa đặt cách nhau một quãng ngắn trong không khí. Dưới mỗi quả cầu có treo một cặp lá nhôm mỏng, nhẹ, sát nhau.

a. Khi làm quả cầu A nhiễm điện thì 2 lá nhôm treo bên dưới xòe ra. Vì sao?

b. Đặt thanh nhựa nối trên 2 quả cầu thì không có điều gì xảy ra. Vì sao?

c. Đặt thanh kim loại nối trên 2 quả cầu thì 2 lá nhôm dưới quả cầu A khép bớt lại, 2 lá nhôm dưới quả cầu B xòe ra một tí. Vì sao?

11. Quan sát dưới gầm xe các ô tô chở xăng bao giờ ta cũng thấy có một dây xích sắt. Một đầu dây xích này được nối với vỏ thùng chứa xăng, đầu kia được thả kéo lê trên mặt đường. Hãy cho biết dây xích này được sử dụng như thế để làm gì? Tại sao?

12. Khi gần có mưa dông thì có gió rất mạnh thổi các đám mây bay vần vũ. Sau đó, giữa các đám mây có hiện tượng chớp, sấm. Giải thích hiện tượng?

13. Trong các cụng cụ dùng điện: quạt điện, nồi cơm điện, máy thu hình, bàn là, máy thu thanh, ấm điện, máy bơm nước, bóng đèn, khi hoạt động tác dụng nhiệt là có ích đối với dụng cụ nào? Không có ích đối với dụng cụ nào?

14. Người ta sử dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết:

a. Khi trong ấm còn nước thì nhiệt độ cao nhất của ấm là bào nhiêu?

b. Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xảy ra? Vì sao?

15. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chay qua những bộ phận nào?

Ruột ấm điện; Công tắc điện; Đèn LED; Dây dẫn điện; Quạt điện; Đèn báo ti vi; Bóng neon; Loa phóng thanh; Bơm nước; Bút thử điện.

16. Bộ phận chính của cần cẩu điện là một nam châm điện. Hãy nêu cách hoạt động của cần cẩu điện dùng để bốc các kiện hàng bằng sắt?

17. Có các dụng cụ sau: 1 nguồn điện 3V; 1 cuộn dây dẫn; 1 khóa điện; 1 kim la bàn. Hãy nêu cách làm thí nghiệm chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ.

18. Hãy kẻ các đoạn thẳng nối mỗi điểm ở cột bên trái với một điểm ở cột bên phải trong khung dưới đây cho phù hợp nội dung

Tác dụng sinh lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bóng đèn bút thử điện sáng

Tác dụng nhiệt

Mạ điện

Tác dụng hóa học

Chuông điện kêu

Tác dụng phát sáng

Dây tóc bóng đèn nóng sáng

Tác dụng từ

Cơ co giật

19. Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:

a. 0,35A = ........... mA            b. 425mA = ........... A 

c. 1,5V = ......... mV             d. 6kV = ................ V

download.com.vn