Đề cương ôn thi học kì I môn Giáo dục công dân lớp 9 - Kiến thức ôn tập học kì 1 môn GDCD
Nội dung chi tiết:
Đề cương ôn thi học kì I môn Giáo dục công dân lớp 9 tổng hợp kiến thức, bài tập ôn thi giáo dục công dân lớp 9 nhằm hỗ trợ các em học sinh lớp 9 ôn tập môn GDCD một cách bài bản và hiệu quả nhất.
Đề cương ôn thi học kì I môn Giáo dục công dân lớp 9 bao gồm rất nhiều các dạng bài tập khác nhau để các em vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập. Các nội dung kiến thức trong đề cương ôn tập đều bám sát vào kiến thức trong sách giáo khoa vì thế các giáo viên có thể sử dụng các tài liệu này để giảng dạy cũng rất phù hợp và chất lượng.
Đề cương ôn thi học kì I môn Giáo dục công dân lớp 9
Bài 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ:
* Khái niệm:
- CCVT là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. (biểu hiện)
* Ý nghĩa:
- Đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng XH
- Góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh.
- Được mọi người tin cậy và kính trọng.
* Rèn luyện:
- Cần có thái độ ủng hộ, quý trọng người có CCVT.
- Phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
Bài 2: TỰ CHỦ:
* Khái niệm:
- Tự chủ là làm chủ bản thân, (luôn ý thức được những gì mình đang làm và biết tự điều chỉnh hành vi cho phải, cho đúng mực).
* Biểu hiện:
- Là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống.
- Luôn có thái độ bình tĩnh tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.
* Ý nghĩa:
- Là một đức tính quí giá.
- Làm cho con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hoá.
- Giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ.
* Rèn luyện:
- Tập suy nghĩ kỹ trước khi hành động.
- Cần xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai sau mỗi việc làm, và kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa.
Bài 3: DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT:
* Khái niệm:
- Dân chủ là mọi người làm chủ được công việc của tập thể và XH; Mọi người phải được biết, cùng được tham gia bàn bạc; Góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể hoặc XH có liên quan đến mọi người, cộng đồng và đất nước.
- Kỉ luật là phải tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc của một tổ chức XH, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.
- Quan hệ: Dân chủ tạo cơ hội để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào việc chung Kỷ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
* Ý nghĩa:
- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức ý chí và hành động của mọi người.
- Tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng được quan hệ XH tốt đẹp.
- Nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động XH.
* Rèn luyện:
- Cần tự giác chấp hành kỉ luật.
- Cán bộ lãnh đạo và tổ chức XH phải có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người phát huy dân chủ.
Bài 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH:
* Khái niệm:
- Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang; là mối QH hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các QG – DT, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại.
* Biểu hiện của bảo vệ hòa bình:
+ Giữ cuộc sống XH bình yên.
+ Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các DT, tôn giáo và QG.
+ Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
* Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình: là trách nhiệm của tất cả các QG,
DT và toàn nhân loại.
* Rèn luyện:
- Nhân dân ta rất thấu hiểu những giá trị của hòa bình; đã, đang và sẽ tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình và công lí trên TG.
- Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người.
- Thiết lập mối quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các DT và QG trên TG.
- Cần được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong các mối quan hệ và giao tiếp hằng ngày giữa con người với con người.
Bài 5: TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI:
* Khái niệm:
- Tình hữu nghị giữa các DT trên TG là QH bè bạn thân thiện giữa nước này với nước khác. Ví dụ: Quan hệ Việt – Lào; VN – CPC, VN – Cu-ba, .….
* Ý nghĩa:
- Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác phát triển nhiều mặt: Kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, kĩ thuật, …
- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
* Đảng và nhà nước ta: luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị với các DT, các QG khác trong khu vực và trên TG => Làm cho TG hiểu rõ hơn về đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta => Tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của TG đối với Việt Nam.
* Rèn luyện:
- Cần có trách nhiệm phải thể hiện tìn đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài.
- Cần có những thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện trong cuộc sống hằng ngày.
Bài 6: HỢP TÁC:
* Khái niệm:
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
* Nguyên tắc hợp tác:
- Dựa trên cơ sở bình đẳng;
- Hai bên cùng có lợi;
- Không làm phương hại đến lợi ích người khác.
* Đảng và nhà nước ta: Đã và đang tham gia hợp tác có hiệu quả với nhiều QG và tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế,…; Luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước XHCN, các nước trong khu vực và trên TG.
* Nguyên tắc:
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ;
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Bình đẳng và cùng có lợi.
- Không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực;
- Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình.
- Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
* Rèn luyện:
- Cần phải rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh.
- Hợp tác trong học tập, lao động, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
...........
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết