Đề cương ôn thi vào lớp 10 môn Lịch sử - Tài liệu thi tuyển sinh vào lớp 10
Nội dung chi tiết:
Đề cương ôn thi vào lớp 10 môn Lịch sử được Download.com.vn sưu tầm và tổng hợp nhằm gửi đến các bạn học sinh lớp 9 đang ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Tài liệu được biên soạn chi tiết gồm các câu hỏi và đáp án. Hi vọng, với tài liệu này sẽ giúp các em học sinh củng cố lại kiến thức môn Lịch sử nhằm đạt kết quả cao trong kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Mời các em cùng tải về để xem nội dung chi tiết tài liệu.
Đề cương ôn thi vào lớp 10 môn Lịch sử
A. GIAI ĐOẠN 1939 – 1945
Câu 1: Tình hình Thế giới và Đông Dương khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?
- Tình hình thế giới:
- Tháng 9/1939 Đức tấn công Ba Lan chiến tranh thế giới bùng nổ, sau đó Đức tấn công Pháp.
- Tháng 6/1940 Chính phủ Pháp đầu hàng PX Đức không điều kiện. Ở Viễn Đông quân Nhật đẩy mạnh xâm lược TQ, tiến sát biên giới Việt – Trung.
- Ở Đông Dương, Nhật đưa quân vào xâm lược, Pháp đầu hàng Nhật, quân Nhật dần dần từng bước biến Đông Dương thành thuộc địa của chúng.
- Thực dân Pháp đứng trước hai nguy cơ: Phong trào CM ở các nước đang phát triền mạnh; Đức lăm le hất cẳng Pháp. Vì vậy Pháp cấu kết với Nhật áp bức bóc lột nhân dân Đông Dương.
- Tình hình Việt Nam:
- Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng và thỏa hiệp với Nhật.
- Phát xít Nhật lôi kéo, tập hợp bọn tay sai tuyên truyền, lừa bịp để dọn đường hất cẳng Pháp.
Câu 2: Em hãy kể tên những cuộc khởi nghĩa vũ trang trong thời gian đầu của chiến tranh thế giới thứ hai? Kêt quả? Ý nghĩa lịch sử?
- Những cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên:
- Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940)
- Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940)
- Cuộc binh biến Đô Lương (13/1/1941)
- Kết quả: Bị thất bại
- Ý nghĩa:
- Đã nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất của nhân dân ta.
- Để lại cho Đảng CS Đông Dương nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đó là: về Khởi nghĩa vũ trang; xây dựng lực lượng và chiến tranh du kích.
Câu 3: Năm 1941 tình hình Thế giới và trong nước có những chuyển biến gì? Hội nghị TW Đảng lần thứ 8 có những Quyết định quan trọng nào?
- Thế giới: Đức tấn công Liên Xô, Thế giới hình thành hai trận tuyến: một bên là lực lượng dân chủ tiến bộ do LXô đứng đầu; một bên là khối PX Đức-Ý-Nhật. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta là một bộ phận của lực lượng dân chủ tiến bộ.
- Trong nước: Nhân dân ta dưới hai tầng áp bức của Nhật và Pháp. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với Nhật và Pháp ngày càng gay gắt. Vận mệnh dân tộc trở nên nguy vong không lúc nào bằng. Trong bối cảnh ấy ngày (28/1/1941) Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng VN. Người triệu tập hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 8 tại Pắc Pó (Cao Bằng).
- Những quyết quan trọng:
- Đặt lên hàng đầu nhiệm vụ đánh đuổi Pháp - Nhật.
- Tạm gác nhiệm vụ: “đánh đổ Địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”.
- Thành lập Mặt trận VN độc lập Đồng Minh (MT Việt Minh).
Câu 4: Tại sao Đảng ta chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?
Tại vì:
- Mâu thuẫn trong nước giữa nhân dân ta với Nhật – Pháp ngày càng trở nên căng thẳng.
- Vận mệnh dân tộc nguy vong hơn bao giờ hết.
- Nhiều cuộc đấu tranh nổ ra tiêu biểu là cuộc K/N Bắc Sơn (9/1940); cuộc K/N Nam Kỳ (11/1940); Cuộc binh biến Đôn lương (1/1941).
- Nguyện vọng thiết tha của các tầng lớp nhân dân là đánh Pháp đuổi Nhật giành độc lập dân tộc. Vì vậy nhiệm vụ giải phóng dân tộc được Đảng ta đặt lên hàng đầu.
Câu 5: Ý nghĩa và tầm quan trọng của hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8, tháng 5/1941?
* Ý nghĩa: Hội nghị TW Đảng lần 8 có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng đề ra từ hội nghi TW lần thứ 8.
- Kiên quyết giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp thiết hơn bao giờ hết.
- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc và phong kiến.
- Đề ra phương pháp cách mạng cụ thể là: Tích cực chuẩn bị lực lượng để khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền đi từ khởi nghĩa từng phần đến tiến tới tổng khởi nghĩa.
* Tầm quan trọng của hội nghị:
- Hội nghị đã động viên toàn dân tích cực chuẩn bị tiến tới cách mạng tháng 8.
- Với chủ trương của hội nghị Mặt trận Việt Minh ra đời, qua đó Đảng đã xây dựng được khối đoàn kết toàn dân vững chắc. Lực lượng vũ trang lần lượt ra đời, căn cứ địa cách mạng thành lập, phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa toàn quốc.
Câu 6: Tại sao Nhật đảo chính Pháp? bọn Pháp ở Đông Dương thất bại như thế nào? Theo em khi Nhật đảo chính Pháp thời cơ cách mạng đã đến chưa?
* Nhật đảo chính Pháp tại vì:
- Ngày 22/9/1940 Nhật chính thức nhày vào Đông dương, Pháp đã cấu kết với Nhật để đàn áp nhân dân Đông dương, nhưng sự cấu kết này chỉ là tạm thời cả hai bên lợi dụng nhau, càng về sau mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp càng sâu sắc.
- Năm 1945 chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, phe phát xít liên tiếp bại trận trên các chiến trường, Thủ đô Paris giải phóng, chính phủ Đờ Gôn lên cầm quyền.
- Ở mặt trận châu Á Thái bình dương Nhật khốn đốn,
- Ở Đông dương pháp muốn nhân cơ hội này ngóc đầu dậy lật đố Nhật. Nhật đã bất ngờ làm cuộc đảo chính Pháp.
* Thất bại của Pháp: Đêm 9/3/1940 Nhật tấn công Pháp trên toàn cõi Đông dương, quân Pháp chống cự yếu ớt, chỉ sau vài giờ đã đầu hàng dâng toàn bộ Đông dương cho Nhật.
- Nhật đảo chính Pháp, Pháp thua một kẻ thù của dân tộc ta bị ngã gục, vẫn còn một kẻ thù là Nhật. tình thế cách mạng đã đến nhưng thời cơ cách mạng chưa đến. Bộ mặt của Nhật bị lộ rõ, nhân dân căm ghét tạo điều kiện cho cách mạng phát triển, đẩy PX Nhật.
Câu 7: Tại sao Đảng ta phát động cao trào “kháng Nhật cứ nước”?
*Tình hình thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Ở Châu Âu PX Đức bị thất bại liên tiếp. Liên quân Anh, Mỹ mở trận mới, nước Pháp giải phóng chính phủ kháng chiến Đờ Gông trở về Paris.
- Ở mặt trận Thái Bình dương Nhật đang khốn đốn trước đón tấn công của liên quân Anh, Mỹ.
- Ở Đông dương Pháp đang ráo riết hoạt động chờ Đồng minh vào đánh quân Nhật.
Trước tình hình đó Nhật buộc phải đảo chính Pháp dể chiếm đông dương.
* Tình hình trong nước:
- Đêm 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, lên nắm chính quyền, tuyên bố giúp đỡ nên độc lập của các dân tộc ở Đông dương nhưng chúng đã thi hành chính sách bóc lột nhân dân ta rất tàn ác, vì vậy bộ mặt thật của PX Nhật bị phơi trần.
- Trước tình hình đó Ban thường vụ TW Đảng họp hội nghi mở rộng ra chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Xác định kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của nhân dân ta là PX Nhật, Đảng phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước”.
Câu 8: Thời cơ của cách mạng tháng Tám 1945 là gì?
* Chủ quan:
- Đảng Cộng sản Đông dương đã có sự chuẩn bị chu đáo cho thắng lợi của CM tháng 8 trong suốt 15 năm với 3 cuộc diễn tập: 1930 – 1931; 1936 – 1939; 1939 – 1945. Trong cao trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945 Đảng CS Đông dương đã chuẩn bị chu đáo về đường lối, lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng và bước đầu tập dượt cho quần chúng k/n vụ trang giành chính quyền.
- Khi PX Nhật bị đồng minh đánh bại, Nhật ở Đông dương hoang mang. Lúc này quân Đồng minh chưa kịp vào Đông dương.
- Qua cao trào chống Nhật cứu nước quần chúng nhân dân đã chuẩn bị sẵn sàng chỉ chờ lệnh k/n.
* Khách quan:
- Tháng 5/1945 PX Đức bị tiêu diệt, ngày 14/8/1945 PX Nhật bị đồng minh đánh bại, ngày 15/5/1945 Nhật ký hiệp ước đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện.
Như vậy cách mạng tháng 8 nổ ra trong điều kiện chủ quan, khách quan đã chín muồi. Đó chính là thời cơ “Ngàn năm có một” vì nó rất hiếm và rất quí, nếu bỏ qua thì thời cơ không bao giờ quay trở lại. Nhận thức rõ thời cơ có một không hai này Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đây là thời cơ ngàn năm có một cho dân tộc ta vùng dậy. Lần này dù có phải thiêu cháy dãy Trường Sơn cũng quyết giành độc lập cho đất nước”.
Câu 9: Chủ trương của Đảng tiến hành cách mạng tháng 8/1945 là gì?
- Ngày 13 đến 15/8/1945 Hội nghị Đảng toàn quốc tại Tân trào-Tuyên Quang quyết định phát lệnh tổng k/n giành chính quyền trong cả nước. Thành lập Ủy Ban k/n ra quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy.
- Ngày 16 đến 17/8/1945 Quốc dân đại hội tại tân trào – Tuyên quang. Đại hội tán thành chủ trương tổng k/n của Đảng và quyết định: Quốc kỳ là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca, đặt tên nước là Việt Nam dân chủ cộng hòa, cử ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh đứng đầu. Đại hội đã quyết định những vấn đề hết sức quan trọng có liên quan đến vận mệnh đất nước, chuẩn bị những công việc cuối cùng cho tổng k/n
Hội nghi toàn quốc của Đảng và Đại hội quốc dân đã thể hiện sự đoàn kết, thống nhất cao của toàn Đảng, toàn dân quyết tâm giành độc lập tự do.
Câu 10: Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng 8/1945? Nguyên nhân nào mang tính quyết định? Vì sao?
- Ý nghĩa lịch sử:
a) Đối với dân tộc:
- Cách mạng tháng 8/1945 đã phá tan hai xiềng áp bức của Pháp và Nhật, lật đổ chế độ phong kiến, đưa Việt Nam từ nước thuộc địa trở thành nước độc lập. Lập được chế độ dân chủ cộng hòa, đưa dân ta từ thân phận nô lệ lên địa vị làm chủ nước nhà.
- Cách mạng tháng 8 thành công mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc ta - Kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
b) Đối với thế giới:
- Thắng lợi của cách mạng tháng 8 là thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhỏ yếu tự giải phóng khỏi ách nô lệ thực dân.
- Cổ vũ tinh thần đấu tranh của các nước, các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới.
* Nguyên nhân thành công:
a) Nguyên nhân chủ quan:
- Bất khuất của dân Truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc
- Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông dương đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn và sáng tạo.
b) Nguyên nhân khách quan:
- Hoàn cảnh quốc tế vô cùng có lợi cho ta tạo nê thời cơ ngàn năm có một. để dân ta vùng dậy giành độc lập.
- Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân mang tính quyết định vì: Nhân dân sẵn sàng, anh dũng đứng dậy đấu tranh. Đảng ta sáng suốt, tài tình nhận định đúng thời cơ.
B. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1946 ĐẾN 1954.
Câu 1: Chủ Tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” trong hoàn cảnh nào?
Sau khi ký hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946 ta thi hành nghiêm chỉnh những điều khoản đã ký, tranh thủ thời gian xây dựng và củng cố lực lượng. Pháp tăng cường các hành động khiêu khích gây chiến với ta nghiêm trọng nhất là ngày 18/12/1946 gửi 2 tối hậu thư buộc ta giải tán lực tự vệ chiến đấu giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. Như vậy Pháp đã có dã tâm muốn xâm lược nước ta lần nữa.
Nhân dân ta muốn hòa bình đã nhân nhượng cho thực dân Pháp, nhưng do những hành động gây chiến của Pháp, chúng ta chỉ còn con đường cầm vũ khí đứng lên chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do. Ngày 19/12/1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến.
Câu 2: Đường lối kháng chiến của ta là gì? Phân tích.
Đường lối kháng chiến của ta là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của Quốc tế.
- Kháng chiến toàn dân biểu hiện ở toàn dân tham gia chiến đấu với mọi vũ khí có trong tay, chủ yếu là lực lượng tham gia của ba thứ quân (Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích).
- Kháng chiến toàn diện diễn ra trên khắp các mặt trận (Quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao) nhưng chủ yếu và quyết định là trên mặt trận quân sự.
- Kháng chiến trường kỳ là kháng chiến lâu dài vừa đánh giặc, vừa xây dựng phát triển lực lượng.
- Tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế: Dựa vào sức người, sức của của chúng ta, không trông chờ ỷ lại bên ngoài, nhưng tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
- Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là cuộc đấu tranh chính nghĩa, nhằm chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp bảo vệ nền độc lập dân tộc.