Đề thi chọn đội tuyển Học sinh giỏi Quốc Gia tỉnh Quảng Trị năm 2012 - 2013 môn Vật lí - Sở GD&ĐT Quảng Trị

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 198 KB
Lượt tải: 523
Nhà phát hành: Sở GD-ĐT Quảng Trị


Miễn phí - Đề thi chọn đội tuyển Học sinh giỏi Quốc Gia tỉnh Quảng Trị năm 2012 - 2013 môn Vật lí

Giới thiệu

Đề thi chọn đội tuyển Học sinh giỏi Quốc Gia tỉnh Quảng Trị năm 2012 - 2013 môn Vật lí - Sở GD&ĐT Quảng Trị

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG TRỊ

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG QUỐC GIA
Khóa ngày: 18 tháng 9 năm 2012

MÔN THI: VẬT LÍ (VÒNG 1)
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Bài 1: (5 điểm)

Một mặt phẳng nghiêng lập với mặt phẳng ngang góc a, chuyển động theo phương ngang với gia tốc a hướng sang phải như hình vẽ. Một vật nhỏ được đặt trên mặt phẳng nghiêng. Cho hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là m, giá trị cực đại của lực ma sát nghỉ bằng lực ma sát trượt, gia tốc trọng trường là g.

Đề thi chọn đội tuyển Học sinh giỏi Quốc Gia tỉnh Quảng Trị năm 2012 - 2013 môn Vật lí

1. Với giá trị nào của a thì không xuất hiện lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng?

2. Tìm điều kiện để vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng

Bài 2: (5 điểm)

Một mol chất khí lí tưởng đơn nguyên tử thực hiện hai chu trình ABCA và ACDA. Các thông số trạng thái của khối khí được cho trên hình vẽ.

Đề thi chọn đội tuyển Học sinh giỏi Quốc Gia tỉnh Quảng Trị năm 2012 - 2013 môn Vật lí

1. Trong các quá trình của hai chu trình trên, quá trình nào chất khí nhận nhiệt từ bên ngoài? Tính nhiệt lượng mà chất khí nhận được trong các quá trình đó.

2. So sánh hiệu suất của hai chu trình.

Bài 3: (5 điểm)

Một quả cầu kim loại bán kính R1, mang điện tích Q > 0 (phân bố đều trên bề mặt) được đặt ở tâm của một vỏ cầu bằng kim loại có bán kính trong R2 , bán kính ngoài R3 (R1 < R2 < R3). Cho rằng có sự nhiễm điện hưởng ứng toàn phần giữa quả cầu và vỏ cầu.

1. Tính cường độ điện trường và điện thế tại điểm cách tâm của hệ một khoảng r.

2. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ điện trường và điện thế vào khoảng cách từ điểm khảo sát đến tâm quả cầu.

Bài 4: (5 điểm)

Hai thấu kính O1; O2 cùng trục chính, đặt cách nhau một khoảng l = 30cm. Vật phẳng nhỏ AB được đặt trước O1, vuông góc với trục chính và cách O1 một khoảng 15cm, ảnh của hệ thu được trên màn cách O2 một khoảng 12cm. Giữ vật cố định rồi hoán vị hai thấu kính thì phải dịch màn 2cm lại gần Omới thu được ảnh của hệ. Tìm tiêu cự của hai thấu kính và độ phóng đại ứng với hai trường hợp trên.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

download.com.vn