Đề thi chọn đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ Văn tỉnh Sơn La năm 2017-2018 - Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Văn
Nội dung chi tiết:
Đề thi chọn đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ Văn tỉnh Sơn La năm 2017-2018 là đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi có đáp án đi kèm. Đây là đề ôn tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, những bạn đang chuẩn bị bước vào kì thi học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ Văn.
Đề thi chọn đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ Văn
Sở GD & ĐT Sơn La Trường THPT tỉnh Sơn La | Kỳ thi khảo sát chọn đội tuyển thu học sinh giỏi Quốc Gia Năm học 2017 – 2018 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút |
Câu 1 (8 điểm)
“Tôi sẽ không sống vô ích” (I shall not live in vain) được coi như “thánh ca” của các trường học ở Mỹ. Bài hát thường được vang lên các buổi lễ trang trọng chào đón năm học hay tiễn học sinh ra trường…
Nếu tôi có thể giữ được một con tim khỏi nỗi đau
Tôi đã không phí phạm cuộc đời.
Nếu tôi có thẻ làm vơi đi nỗi khổ,… một kiếp người
Hoặc xoa dịu được một cơn đau,
Hay đặt trở lại tổ
Một chú Chim ức đỏ vừa ngã
Tôi đã không sống như loài vô tích sự.
Từ những lời ca trên hãy chia sẻ suy nghĩ của anh chị làm thế nào để cuộc đời mỗi con người không vô nghĩa?
Câu 2 (12 điểm)
– “Cô đơn là sự tối cần của người viết, nó là một điều kiện hàng đầu của nhà văn”.
(Trong “Thay lời tựa” của tập Biển của mỗi người, Nguyễn Ngọc Tư)
– “Tôi không thấy việc sáng tạo nghệ thuật như là một thú vui trong cô đơn. (…) Nghệ thuật không cho phép người nghệ sĩ tự tách mình ra, trái lại người nghệ sĩ phải tự tôi luyện mình trong sự giao lưu không ngừn với kẻ khác”
(Diễn từ đạt giải Nobel văn học, Albert Camus)
Những phát biểu trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về bản chất người nghệ sĩ và hoạt động sáng tác văn học của họ?
Hướng dẫn giải đề thi chọn đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ Văn
Câu 1: Mệnh đề “nếu…có thể…đã/hoặc/hay—>tôi đã không…” cho thấy lời tự thuật, bày tỏ như rút kinh nghiệm cho các sự việc đã sảy ra. Nỗi đau, nỗi khổ là điều không bao giời tránh khỏi trong 1 kiếp người. Vì vậy việc không tránh được phí phạm cuộc đời là điều đáng cảm thông. Tuy nhiên nó được cảm thông khi người ta biết nhìn lại và rút kinh nghiệm. Hình ảnh con chim ức đỏ trở lại tổ, ngã – chân yếu còn non, ẩn dụ cho sự thay đổi về tư tưởng, muốn bỏ quyết không làm lại từ đầu. Được làm lại từ đầu sẽ không sai phạm phí hoài vô tích sự như trước nữa. Nhưng thời gian không thể quay trở lại, muốn sống không vô tích sự thì ngay từ đầu cần tỉnh táo lý trí vượt qua mọi khổ đau, biến đau khổ thành động lực phát triển mà k phải vì đau khổ mà tụt dốc.
Câu 2: Cô đơn ý chỉ là 1, có thể là đang nói nhà văn không cần 1 nét riêng, nét đặc biệt trong phong cách, để không nhầm lẫn giữa các nhà văn với nhau cũng như tạo sự thu hút riêng từ phía độc giả. Câu sau thì cho rằng sáng tạo nghệ thuật k phải là tự đi tìm đi khẳng định cốt cách hình tượng, chất riêng cho mình mà là việc làm thế nào để tồn tại được trong trào lưu đó. nếu hiểu cô đơn là kiểu lánh đời chạy trốn như Tản Đà, Hàn mặc Tử thì việc cô đơn này như là nói nhà văn cần 1 hoàn cảnh đặc biệt để tạo ảnh hưởng đến sáng tác của mình. Như thế ý 2 sẽ lựa theo là k chạy trốn hoàn cảnh mà phải đối diện nó để lấy cảm hứng sáng tác những tác phẩm kinh điển. Giao lưu không ngừng theo cái kiểu hòa nhập mà không hòa tan ấy. Đề khó, diễn giải cũng chả biết đúng hướng không nữa.