Đề thi - Đáp án thi Cao đẳng năm 2013 - Khối A - Môn Toán, Hóa, Vật lý - Bộ GD&ĐT công bố
Ngay sau khi kết thúc môn thi cuối cùng của kỳ thi Cao đẳng năm 2013. Chúng tôi đã cập nhật đề thi và đáp án các môn khối A. Mời các bạn theo dõi đề thi và đáp án dưới đây:
Đề thi - Đáp án thi Cao đẳng 2013 môn Toán:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐỀ CHÍNH THỨC | ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2013MÔN THI: TOÁN; Khối A, Khối A1, Khối B và Khối D |
I. PHẦN CHUNG CHO TÂT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm).
Cho hàm số:
a. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số đã cho.
b. Gọi M là điểm thuộc (C) có tung độ bằng 5. Tiếp tuyến của (C) tại M cắt các trục tọa độ Ox và Oy lần lượt tại A và B. Tính diện tích tam giác OAB.
Câu 2: (1,0 điểm).
Giải phương trình:
Câu 3: (1,0 điểm).
Giải hệ phương trình:
Câu 4: (1,0 điểm)
Tính tích phân:
Câu 5: (1,0 điểm).
Cho lăng trụ đều ABC.A'B'C' có Ab = a và đường thẳng A'B' tạo với đáy một góc bằng 60o. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của các cạnh AC và B'B'. Tính theo a thể tích của khối lăng trụ ABC.A'B'C' và độ dài đoạn thẳng MN.
Câu 6: (1,0 điểm)
Tìm m để bất phương trình có nghiệm
II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm): Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B)
A. Theo chương trình chuẩn
Câu 7.a (1,0 điểm).
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho các đường thẳng d: x + y - 3 = 0, Δ: x - y + 2 = 0 và điểm M(-1; 3). Viết phương trình đường tròn đi qua M, có tâm thuộc d, cắt Δ tại hai điểm A và B sao cho AB = 3√2
Câu 8.a (1,0 điểm)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho điểm A(4; -1; 3) và đường thẳng . Tìm tọa độ điểm đối xứng của A qua d.
Câu 9.a (1,0 điểm)
cho số phức z thỏa mãn điều kiện (3 + 2i)z + (2 - i)2 = 4 + i. Tìm phần thực và phần ảo của số phức
B. Theo chương trình Nâng cao
Câu 7.b (1,0 điểm).
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC vuông tại A(-3; 2) và có trọng tâm là G(1/3; 1/3). Đường cao kẻ từ đỉnh A của tam giác ABC đi qua điểm P(-2; 0). Tìm tọa độ các điểm B và C.
Câu 8.b (1,0 điểm).
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho điểm A(-1; 3; 2) và mặt phẳng (P): 2x - 5y + 4z - 36 = 0. Gọi I là hình chiếu vuông góc của A trên mặt phẳng (P). Viết phương trình mặt cầu tâm I và đi qua điểm A.
Câu 9.b (1,0 điểm).
Giải phương trình: z2 + (2 - 3i)z - 1 - 3i = 0 trên tập hợp ¢ các số phức.
Đề thi - Đáp án thi Cao đẳng 2013 môn Vật Lý:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐỀ CHÍNH THỨC | ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2013MÔN THI: TOÁN; Khối A và Khối A1 Mã đề thi: 631 |
Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19C; tốc độánh sáng trong chân không c = 3.108m/s; gia tốc trọng trường g = 10 m/s2.
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do thì
A. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn không đổi.
B. năng lượng điện từ của mạch được bảo toàn.
C. năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm.
D. năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện.
Câu 2: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng, cuộn thứ cấp của máy được nối với biến trở R bằng dây dẫn điện có điện trở không đổi R0. Gọi cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn sơ cấp là I, điện áp hiệu dụng ở hai đầu biến trở là U. Khi giá trị R tăng thì
A. I giảm, U tăng. B. I giảm, U giảm. C. I tăng, U giảm. D. I tăng, U tăng.
Câu 3: Đặt điện áp xoay chiều có giá trịhiệu dụng 50 V vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần 10Ω và cuộn cảm thuần. Biết điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm thuần là 30 V. Công suất tiêu thụtrong đoạn mạch bằng
A. 120 W. B. 320 W. C. 160 W. D. 240 W.
Câu 4: Trong phản ứng hạt nhân: 199F + p → 168O + X, hạt X là
A. êlectron. B. prôtôn. C. pôzitron. D. hạt α.
Câu 5: Pin quang điện biến đổi trực tiếp
A. nhiệt năng thành điện năng. B. hóa năng thành điện năng.
C. cơnăng thành điện năng. D. quang năng thành điện năng.
Câu 6: Điện áp ởhai đầu một đoạn mạch là u = 160cos100πt(V) (t tính bằng giây). Tại thời điểm t1, điện áp ở hai đầu đoạn mạch có giá trị là 80 V và đang giảm. Đến thời điểm t2 = t1+ 0,015 s, điện áp ởhai đầu đoạn mạch có giá trị bằng
A. 40√3V. B. 40 V. C. 80 V. D. 80√3V.
Câu 7: Hai con lắc đơn có chiều dài lần lượt là ℓ1 và ℓ2, được treo ở trần một căn phòng, dao động điều hòa với chu kì tương ứng là 2,0 s và 1,8 s. Tỷ số ℓ2/ℓ1 bằng
A. 0,81. B. 0,90. C. 1,11. D. 1,23.
Câu 8: Một sóng hình sin truyền theo chiều dương của trục Ox với phương trình dao động của nguồn sóng (đặt tại O) là uO = 4cos100πt (cm). Ở điểm M (theo hướng Ox) cách O một phần tưbước sóng, phần tử môi trường dao động với phương trình là
A. uM = 4cos(100πt + π) (cm). B. uM = 4cos(100πt + 0,5π) (cm).
C. uM = 4cos100πt (cm). D. uM= 4cos(100πt – 0,5π) (cm).
Câu 9: Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Biết khoảng cách ngắn nhất giữa một nút sóng và vị trí cân bằng của một bụng sóng là 0,25 m. Sóng truyền trên dây với bước sóng là
A. 1,0 m. B. 0,5 m. C. 1,5 m. D. 2,0 m.
Câu 10: Phôtôn có năng lượng 0,8 eV ứng với bức xạ thuộc vùng
A. tia hồng ngoại. B. sóng vô tuyến. C. tia X. D. tia tử ngoại.
Câu 11: Cường độ dòng điện i = 2√2cos100πt (A) có giá trị hiệu dụng bằng
A. 2 A. B. 22 A. C. 2 A. D. 1 A.
Câu 12: Một con lắc lò xo được treo thẳng đứng tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khi vật nhỏ ở vị trí cân bằng, lò xo dãn 4 cm. Kéo vật nhỏ thẳng đứng xuống dưới đến cách vị trí cân bằng 42cm rồi thả nhẹ (không vận tốc ban đầu) để con lắc dao động điều hòa. Lấy π2 = 10. Trong một chu kì, thời gian lò xo không dãn là
A. 0,13 s. B. 0,05 s. C. 0,20 s. D. 0,10 s.
Câu 13: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vào thời gian của điện tích ở một bản tụ điện trong mạch dao động LC lí tưởng có dạng như hình vẽ. Phương trình dao động của điện tích ở bản tụ điện này là:
Câu 14: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng vân trên màn quan sát là 1 mm. Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc ba bằng
A. 5 mm. B. 3 mm. C. 4 mm. D. 6 mm.
Câu 15: Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox (v ịtrí cân bằng ở O) với biên độ 4 cm và tần số 10 Hz. Tại thời điểm t = 0, vật có li độ 4 cm. Phương trình dao động của vật là
A. x = 4cos(20πt + π) (cm). B. x = 4cos20πt (cm).
C. x = 4cos(20πt +0,5π) (cm). D. x = 4cos(20πt –0,5π) (cm).
Câu 16: Hạt nhân 3517Cl có
A. 35 nơtron. B. 35 nuclôn. C. 18 prôtôn. D. 17 nơtron.
Câu 17: Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,4 µm, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 1 m. Trên màn quan sát, vân sáng bậc 4 cách vân sáng trung tâm
A. 2,4 mm. B. 4,8 mm. C. 3,2 mm. D. 1,6 mm.
Câu 18: Công thoát êlectron của một kim loại bằng 3,43.10-19J. Giới hạn quang điện của kim loại này là
A. 0,58 µm. B. 0,43 µm. C. 0,30 µm. D. 0,50 µm.
Câu 19: Một sóng hình sin đang lan truyền trong một môi trường. Các phần tử môi trường ở hai điểm nằm trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động
A. lệch pha nhau π/4. B. ngược pha nhau.
C. cùng pha nhau. D. lệch pha nhau π/2.
Câu 20: Hạt nhân 21084Po phóng xạ α và biến thành hạt nhân 20682Pb. Cho chu kì bán rã của 21084Po là 138 ngày và ban đầu có 0,02 g 21084Po nguyên chất. Khối lượng 21084Po còn lại sau 276 ngày là
A. 7,5 mg. B. 10 mg. C. 5 mg. D. 2,5 mg.
Câu 21: Khi có một dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây có điện trở thuần 50 Ω thì hệ số công suất của cuộn dây bằng 0,8. Cảm kháng của cuộn dây đó bằng
A. 75,0 Ω. B. 45,5 Ω. C. 37,5 Ω. D. 91,0 Ω.
Câu 22: Một sóng âm truyền trong không khí với tốc độ 340 m/s và bước sóng 34 cm. Tần số của sóng âm này là
A. 500 Hz. B. 1500 Hz. C. 2000 Hz. D. 1000 Hz.
Câu 23: Một vật nhỏ khối lượng 100 g dao động điều hòa với chu kì 0,5πs và biên độ 3 cm. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng, cơ năng của vật là
A. 0,72 mJ. B. 0,48 mJ. C. 0,18 mJ. D. 0,36 mJ.
Câu 24: Tia Rơn-ghen (tia X) có tần số
A. nhỏ hơn tần số của tia màu đỏ. B. lớn hơn tần số của tia màu tím.
C. nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại. D. lớn hơn tần số của tia gamma.
Câu 25: Đặt điện áp u = 220√6cosωt(V) vào hai đầu một đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện có điện dung C (thay đổi được). Thay đổi C để điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại UCmax. Biết UCmax = 440 V, khi đó điện áp hiệu dụng ởhai đầu cuộn cảm là
A. 110 V. B. 440 V. C. 220 V. D. 330 V.
Đề thi - Đáp án thi Cao đẳng 2013 môn Hóa học:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐỀ CHÍNH THỨC | ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2013MÔN THI: HÓA HỌC: Khối A, Khối B Mã đề thi: 279 |
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa 22,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 4,48. B. 1,79. C. 5,60. D. 2,24.
Câu 2: Hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Đun nóng 16,6 gam X với H2SO4 đặc ở 140ºC, thu được 13,9 gam hỗn hợp ete (không có sản phẩm hữu cơ nào khác). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của hai ancol trong X là
A. C3H5OH và C4H7OH. B. CH3OH và C2H5OH.
C. C3H7OH và C4H9OH. D. C2H5OH và C3H7OH.
Câu 3: Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là
A. 75,68%. B. 24,32%. C. 51,35%. D. 48,65%.
Câu 4: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. K+; Ba2+; Cl- và NO3-. B. Cl-; Na+; NO3- và Ag+
C. K+; Mg2+; OH- và NO3-. D. Cu2+; Mg2+; H+ và OH-.
Câu 5: Cho hỗn hợp gồm 0,05 mol HCHO và 0,02 mol HCOOH vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 15,12. B. 21,60. C. 25,92. D. 30,24.
Câu 6: Dung dịch phenol (C6H5OH) không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. NaOH. B. NaCl. C. Br2. D. Na.
Câu 7: Oxi hóa m gam ancol đơn chức X, thu được hỗn hợp Y gồm axit cacboxylic, nước và ancol dư. Chia Y làm hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng hoàn toàn với dung dịch KHCO3 dư, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Phần hai phản ứng với Na vừa đủ, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và 19 gam chất rắn khan. Tên của X là
A. metanol. B. etanol. C. propan-2-ol. D. propan-1-ol.
Câu 8: Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trịcủa m là
A. 4,05. B. 2,70. C. 8,10. D. 5,40.
Câu 9: Trong bình kín có hệ cân bằng hóa học sau:
Xét các tác động sau đến hệ cân bằng:
(a) tăng nhiệt độ; (b) thêm một lượng hơi nước;
(c) giảm áp suất chung của hệ; (d) dùng chất xúc tác;
(e) thêm một lượng CO2.
Trong những tác động trên, các tác động làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là:
A. (a) và (e). B. (b), (c) và (d). C. (d) và (e). D. (a), (c) và (e).
Câu 10: Hỗn hợp khí X gồm C2H6, C3H6 và C4H6. Tỉ khối của X so với H2 bằng 24. Đốt cháy hoàn toàn 0,96 gam X trong oxi dưrồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 9,85. B. 5,91. C. 13,79. D. 7,88.
Câu 11: Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng?
A. Ca(HCO3)2. B. FeCl3. C. AlCl3. D. H2SO4.
Câu 12: Hỗn hợp X gồm Ba, Na và Al, trong đó số mol của Al bằng 6 lần số mol của Ba. Cho m gam X vào nước dư đến phản ứng hoàn toàn, thu được 1,792 lít khí H2 (đktc) và 0,54 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 3,90. B. 5,27. C. 3,45. D. 3,81.
Câu 13: Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?
A. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic. B. Glucozơ, glixerol và saccarozơ.
C. Glucozơ, glixerol và metyl axetat. D. Glixerol, glucozơvà etyl axetat.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chếbằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy.
B. Al(OH)3 phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch KOH.
C. Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
D. Trong các phản ứng hóa học, kim loại Al chỉ đóng vai trò chất khử.
Câu 15: Hòa tan hết 0,2 mol FeO bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hấp thụ hoàn toàn khí SO2 sinh ra ởtrên vào dung dịch chứa 0,07 mol KOH và 0,06 mol NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 15,32. B. 12,18. C. 19,71. D. 22,34.
Câu 16: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cảcác chất trong dãy nào sau đây?
A. Al2O3, Ba(OH)2, Ag. B. CuO, NaCl, CuS.
C. FeCl3, MgO, Cu. D. BaCl2, Na2CO3, FeS.
Câu 17: Este X có công thức phân tử C4H8O2. Cho 2,2 gam X vào 20 gam dung dịch NaOH 8%, đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 3 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOCH2CH3. B. HCOOCH(CH3)2.
C. HCOOCH2CH2CH3. D. CH3CH2COOCH3.
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X trong khí oxi dư, thu được khí N2; 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 18,9 gam H2O. Số công thức cấu tạo của X là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 19: Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitơ trong alanin là
A. 15,73%. B. 18,67%. C. 15,05%. D. 17,98%.
Câu 20: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,70. B. 10,00. C. 1,97. D. 5,00.
Câu 21: Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết
A. ion. B. hiđro.
C. cộng hóa trịkhông cực. D. cộng hóa trịcó cực.
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol X cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Biết X có khả năng phản ứng với Cu(OH)2. Tên của X là
A. propan-1,3-điol. B. propan-1,2-điol. C. glixerol. D. etylen glicol.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt(II).
B. Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe.
C. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
D. Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử.
Download tài liệu để xem thêm chi tiết.