Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay cấp tỉnh Sóc Trăng môn Sinh học THPT (2010 - 2011) - Sở GD&ĐT Sóc Trăng

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 268 KB
Lượt tải: 275
Nhà phát hành: Sở GD-ĐT Sóc Trăng


Giới thiệu bạn đọc về Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay cấp tỉnh Sóc Trăng môn Sinh học THPT (2010 - 2011): Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay cấp tỉnh Sóc Trăng môn Sinh học THPT (2010 - 2011)

Giới thiệu

Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay cấp tỉnh Sóc Trăng môn Sinh học THPT (2010 - 2011) - Sở GD&ĐT Sóc Trăng

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
SÓC TRĂNG

(Đề thi chính thức)

KỲ THI GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY 
CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN: SINH HỌC THPT

(Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 28/11/2010

Bài 1:

Ở một loài thực vật, các gen trên một nhiễm sắc thể đều liên kết hoàn toàn, khi tự thụ phấn nó có khả năng tạo được 16384 kiểu tổ hợp giao tử. Trong một thí nghiệm, người ta thu được một số hợp tử. Sau đó, ⅓ số hợp tử nguyên phân 3 lần liên tiếp; ½ số hợp tử nguyên phân 2 lần liên tiếp, số còn lại chỉ qua 1 lần nguyên phân. Sau khi nguyên phân, tổng số nhiễm sắc thể của tất cả các tế bào con được tạo thành bằng 1260.

Tính số noãn được thụ tinh.

Bài 2:

Ở một loài thực vật, cho gen A qui định thân cao, a qui định thân thấp; gen B qui định quả đỏ, b qui định quả vàng; gen D qui định chín sớm, d qui định chín muộn. Cho biết không xảy ra đột biến, giảm phân và thụ tinh xảy ra bình thường. Không lập sơ đồ lai, tìm kiểu hình được tạo ra từ 2 phép lai sau đây:

Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay cấp tỉnh Sóc Trăng môn Sinh học (f là tần số hoán vị gen)

Bài 3:

Ở một loài, trong quá trình phát sinh giao tử nếu có trao đổi chéo tại một điểm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì số loại giao tử tối đa có thể đạt được là 32.

a. Hãy xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.

b. Trong vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục ở cá thể đực có 1số tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 5 lần liên tiếp. Có 87, 5% tế bào con chuyển sang vùng chin trở thành tế bào sinh tinh. Trong số các tế bào tinh trùng tạo ra chỉ có 25% số tinh trùng chứa X và 12,5 % số tinh trùng chứa Y; các tinh trùng thụ tinh tạo ra 168 hợp tử. Tính số tế bào sinh dục sơ khai đực đã sinh ra các loại tinh trùng đó.

Bài 4:

Một phân tử ADN có khối lượng phân tử là 27. 105 đvC, đoạn ADN này có một số gen lần lượt dài hơn nhau 255 Å. Biết rằng gen ngắn nhất có chiều dài là 0,255 µm.

Hãy tìm số gen chứa trong đoạn ADN đó.

Bài 5:

Một gen mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit gồm 598 axit amin có tích số % của Adenin và loại nuclêôtit không bổ sung với nó là 4% (biết % của A lớn hơn % của nuclêôtit không bổ sung).

Hãy tính số nuclêôtit từng loại của gen.

Bài 6:

Ở loài chuột, tính trạng lông xù là tính trạng trội hoàn toàn so với lông thẳng và do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Một quần thể chuột ngẫu phối ở trạng thái cân bằng Hacdi - Vanbec có 4000 cá thể, trong đó có 3960 cá thể lông xù.

a. Tính số cá thể lông xù không thuần chủng có trong quần thể.

b. Nếu trong quần thể nói trên xảy ra đột biến gen làm 1% alen trội thành alen lặn thì sau một thế hệ ngẫu phối số cá thể lông xù trong quần thể có bao nhiêu?

Bài 7:

Có một cặp gen BB nằm trên cặp NST thường, mỗi gen đều dài 0,408µm, có tỷ lệ A/G = 9/7. Gen B bị đột biến thành gen b; gen b có tỷ lệ A/G = 13/3, và có chiều dài không đổi.

a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen B, b.

b. Cho cơ thể mang cặp gen Bb tự thụ thì số lượng nuclêôtit từng loại cuả mỗi hợp tử tạo thành ở đời con là bao nhiêu, nếu tế bào sinh hạt phấn có sự rối loạn ở lần phân bào I trong quá trình giảm phân?

Bài 8:

Một gen qui định cấu trúc của một chuỗi pôlypeptit gồm 298 axit amin, có tỷ lệ A/G = 4/5. Đột biến xảy ra không làm thay đổi số nuclêôtit của gen nhưng làm cho gen sau đột biến có tỷ lệ A/G = 79,28%.

Đột biến nói trên làm cho cấu trúc gen bị thay đổi như thế nào?

Bài 9:

Tính lượng phân đạm cần bón cho lúa mùa để đạt năng suất 65 tạ/ha. Biết rằng để thu được một tạ thóc cần bón 1,6 kg N. Hệ số sử dụng nitơ trong đất là 67%. Lượng nitơ còn tồn dư trong đất là 29kg/ha.

Tính khối lượng phân đạm NH4NO3 cần dùng. Nếu dùng phân đạm KNO3 thì cần bao nhiêu?

Cho biết: N = 14; O = 16; K = 39; H = 1.

Bài 10:

Ở một hệ sinh thái, sản lượng thực của sinh vật sản xuất là 1230 kcal/m2 /năm. Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 là 11,3%, của sinh vật tiêu thụ bậc 2 là 12,5%, của sinh vật tiêu thụ bậc 3 là 13,2%.

a. Tính sản lượng thực của sinh vật tiêu thụ 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2 và sinh vật tiêu thụ bậc 3.

b. Vẽ hình tháp sinh thái năng lượng.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

download.com.vn