Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2016 - 2017 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 theo TT 22
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2016 - 2017 có đáp án và bảng ma trận đề thi chuẩn theo Thông tư 22 kèm theo giúp các em học sinh ôn luyện củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 lớp 5 đạt kết quả cao. Việc luyện tập và làm quen với các dạng đề thi khác nhau sẽ giúp các em củng cố lại kiến thức và rút ra được kinh nghiệm trong quá trình làm bài thi. Chúc các em ôn tập tốt!
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 năm học 2016 - 2017 theo Thông tư 22
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2016 - 2017 theo Thông tư 22
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Na Ư, Điện Biên năm 2016 - 2017
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
Bảng ma trận kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
ĐỀ BÀI:
I. PHẦN ĐỌC (10 điểm):
1. Đọc thành tiếng (3 điểm) Hs bốc thăm một trong các bài sau đọc và trả lời câu hỏi.
STT | TÊN BÀI ĐỌC | SGKTV5/2A TRANG | ĐOẠN ĐỌC, CÂU HỎI |
1 | Thái sư Trần Thủ Độ | trang 24 | Từ đầu……đến tha cho. H: Khi có người muốn xin chức câu đương ông Trần Thủ Độ đã làm gì? |
2 | Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng | trang 30 | Từ đầu……đến 24 đồng. H: Trước cách mạng ông Thiện đã có trợ giúp gì cho cách mạng Việt Nam? |
3 | Trí dũng song toàn | trang 41 | Từ đầu……đến lễ vật sang cúng giỗ. H: Sứ thần Giang Văn Minh đã làm cách nào để vua Minh bãi bỏ lệ cúng giỗ Liễu Thăng? |
4 | Tiếng rao đêm | trang49 | Từ đầu……đến khói bụi mịt mù. H: Tiếng rao của người bán bánh giò vào lúc nào?Người đã dũng cảm cứu em bé là ai ? |
5 | Lập làng giữ biển | trang 59 | Từ đầu……đến thì để cho ai H: Bố và Nhụ đã bàn với nhau việc gì? |
6 | Phân xử tài tình | trang 78 | Từ đầu……đến mỗi người một nửa H: Hai người đàn bà đến công đường nhờ phân xử việc gì? |
7 | Luật tục xưa của người Ê- đê | trang 94 | Từ đầu……đến mới chắc chắn H: Người xưa đặt ra luật tục để làm gì? |
8 | Hộp thư mật | trang 101
| Từ đầu……đến đã đáp lại H: Qua những vật gợi ra hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì? |
9 | Phong cảnh đền Hùng | trang 112
| Từ đầu……đến giữ núi cao H: Bài văn viết về cảnh vật gì? Ở nơi nào? |
10 | Nghĩa thầy trò | trang 130 | Từ đầu……đến mang ơn rất nặng H: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà để làm gì? |
11 | Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Văn | trang 136 | Từ đầu……đến bắt đầu thổi cơm H: Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân được bắt nguồn từ đâu? |
2. Đọc hiểu (7 điểm)
Đọc bài văn:
BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ
Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy, lúc thì như một bức tranh nhiều màu sắc lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể đoán biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành.
Bầu trời ngoài của sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cành ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những "búp vàng". Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.
Ôi! Khung của sổ nhỏ! Hà yêu nó quá! Hà thích ngồi bên của sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích "Ngày xửa, ngày xưa..."
* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
(M1) Câu 1: Khi ngắm bên ngoài bầu trời, Hà có thể đoán biết được thời tiết qua sự vật gì? (0,5 điểm)
a. Ánh nắng
b. Mặt trăng
c. Sắc mây
d. Đàn vàng anh
(M2) Câu 2: Qua khung cửa sổ, Hà cảm nhận được hình ảnh và âm thành nào? (0,5 điểm)
a. Bầu trời đầy ánh sáng, màu sắc, đàn vàng anh sắc long óng ánh như dát vàng, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.
b. Bầu trời u ám, tiếng những giọt mưa thánh thót, những cành cây vật vã trong gió, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.
c. Nắng như đổ lửa, trâu nằm lim dim dưới bụi tre già, ve kêu inh ỏi, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.
d. Đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
(M2) Câu 3: Bầu trời bên ngoài cửa sổ được so sánh với những gì? (0,5 điểm)
a. Như một câu chuyện cổ tích.
b. Như một đàn vàng anh.
d. Như một khung cửa sổ.
d. Như bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách.
(M1) Câu 4: Hà thích làm điều gì bên cửa sổ? (0,5 điểm)
a. Ngắm nhìn bầu trời không chán
b. Ngửi hương thơm của cây trái.
c. Nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích.
d. Ngắm đàn chim đi ăn
(M3) Câu 5: Trong câu "Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân" Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? (1 điểm)
a. So sánh
b. Nhân hóa
c. Cả so sánh và nhân hóa
(M4) Câu 6: Qua bài đọc trên em hiểu nội dung câu chuyện như thế nào? (1 điểm)
a. Tả cảnh vật, bầu trời qua khung cửa sổ
b. Tả cảnh vật, bầu trời, đàn chim qua khung cửa sổ
c. Tả cảnh bầu trời nắng.
(M1) Câu 7: Từ nào sau đây viết sai chính tả (0.5 điểm)
a. In - Đô - nê - xi - a
b. Na - pô - lê - ông
c. Sác - lơ Đác – uyn
d. Bắc Kinh
(M1) Câu 8: Em hãy viết hai câu thành ngữ hoặc tục ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta? (1 điểm)
(M2) Câu 9: Viết tiếp vế câu thích hợp để tạo nên câu ghép: (0,5 điểm)
a. Nếu các em chăm học................................................................
b. ....................................nhưng Hà vẫn đi học chuyên cần.
(M4) Câu 10: Đặt một câu ghép có sử dụng cặp từ hô ứng " càng.....càng"? (1 điểm)
II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả (15 phút) 2 điểm
Cái ao làng
Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.
Qua nhiều làng quê đất nước ta, tôi đã gặp những ao làng trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. Bên bờ ao có cây muỗm già gốc sần sùi, lá xanh tốt tỏa bóng râm che cho người làm đồng trưa tránh nắng đến ngồi nghỉ; cho trâu bò đến nằm nhai uể oải, vẫy tai, ngoe nguẩy đuôi xua ruồi muỗi, mắt khép hờ lim dim....
2. Tập làm văn (25 phút)
Đề: Em hãy tả một đồ vật mà em yêu thích nhất.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 GIỮA HỌC KÌ 2
I. PHẦN ĐỌC (10 ĐIỂM)
1. Đọc thành tiếng: 3 điểm
Tiêu chuẩn cho điểm đọc | Điểm |
1. Đọc đúng tiếng, từ, rõ ràng, tốc độ 115 tiếng/ phút | …………./0,5đ |
2. Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa | …………./0,5 đ |
3. Đọc diễn cảm | …………./0,5 đ |
4. Cường độ, tốc độ đọc | …………./0,5 đ |
5. Trả lời đúng ý câu hỏi | …………./1 đ |
Cộng | …………./3 đ |
Hướng dẫn kiểm tra
1. Đọc sai từ 2 - 3 tiếng trừ 0,1 điểm; đọc sai từ 4 tiếng trở lên trừ 0,2 điểm.
2. Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: trừ 0,2 điểm; đọc sai từ 4 chỗ trở lên: trừ 0,2 điểm.
3. Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính diễn cảm: trừ 0,2 điểm.
4. Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ 1 phút – 2 phút: không ghi điểm.
5. Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: trừ 0,5 điểm. Trả lời sai hoặc không trả lời: trừ 1 điểm.
Câu | Đáp án | Điểm |
1 | c | 0,5 điểm |
2 | a | 0,5 điểm |
3 | d | 0,5 điểm |
4 | c | 0,5 điểm |
5 | c | 1 điểm |
6 | b | 1 điểm |
7 | a | 0,5 điểm |
8 | Ví dụ: - Nhất tự vi sư, bán tự vi sư - Không thầy đố mày làm nên - Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy - Trọng thầy mới được làm thầy….. | Viết được 2 câu thành ngữ, tục ngữ được 1 điểm |
9 | Nếu các em chăm học thì cuối năm kết quả sẽ cao. Tuy đường sá lầy lội nhưng Hà vẫn đi học chuyên cần. | Viết đúng yêu cầu của bài được 0,5 điểm |
10 | Ví dụ: - Mưa càng to gió càng thổi mạnh - Gió càng to, lá cây đổ càng nhiều. - Gia đình càng khó khăn em càng phải quyết tâm học tập. | Đặt được câu đúng yêu cầu được 1 điểm |
- HS đọc đoạn văn bản dựa vào nội dung văn bản và kiến thức đã học về từ và câu để trả lời câu hỏi.
II. Phần viết (10 điểm)
1. Chính tả: 2 điểm
- Bài viết đúng chính tả, đúng tốc độ, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày sạch đẹp, viết đúng kỹ thuật độ cao con chữ và khoảng cách, viết liền nét ... (một lỗi chính tả trừ 0,1 điểm)
- Viết xấu, sai kích thước, trình bày bẩn ... toàn bài trừ không quá 0,5 điểm
2. Tập làm văn: 8 điểm
- Nội dung đủ 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài)
+ Mở bài: Giới thiệu vật em định tả, có ấn tượng gì với em .... ? (1 điểm)
+ Thân bài : Tả bao quát hình dáng cụ thể của đồ vật. Tả các bộ phận của đồ vật đó. Nêu công dụng ....(4 điểm)
+ Kết bài: Phát biểu cảm nghĩ của em trươc vẻ đẹp và công dụng của nó (1 điểm)
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ (0,5 điểm)
- Dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp (0,5 điểm)
- Viết bài có sáng tạo (1 điểm)
- Toàn bài trừ lỗi chính tả và trình bày bẩn không quá 1 điểm
- Tuỳ mức độ làm bài của HS mà Gv có thể ghi các mức điểm: 8; 7; 6; 5; 4; 3,....