Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Kỳ Phú, Ninh Bình năm 2016 - 2017 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 theo TT 22
Nội dung chi tiết:
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt trường tiểu học Kỳ Phú, Ninh Bình năm học 2016 - 2017 là tài liệu ôn thi học kì 2 lớp 5 được Download.com.vn sưu tầm và tổng hợp. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt trường tiểu học Kỳ Phú, Ninh Bình bao gồm đáp án và bảng ma trận đề thi chuẩn theo Thông tư 22 giúp các em học sinh ôn luyện củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 lớp 5 đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo đề thi.
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 trường Tiểu học Kỳ Phú, Ninh Bình năm 2016 - 2017
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 năm học 2016 - 2017 theo Thông tư 22
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2016 - 2017 theo Thông tư 22
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án
PHÒNG GD&ĐT NHO QUAN TRƯỜNG TIỂU HỌC KỲ PHÚ
| ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN: TIẾNG VIỆT 5 (Thời gian làm bài: 80 phút) |
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thầm (7 điểm)
Cho và nhận
Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.
- Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.
Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: "Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời". Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: "Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác".
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.
(Xuân Lương)
Đọc thầm bài đọc và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện các bài tập theo yêu cầu:
Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt?
A. Vì bạn ấy bị đau mắt.
B. Vì bạn ấy không có tiền
C. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt.
D. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.
Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính?
A. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền nên bạn không phải bận tâm.
B. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
C. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
D. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô.
Câu 3: Việc làm đó chứng tỏ cô là người thế nào?
A. Cô là người quan tâm đến học sinh.
B. Cô rất giỏi về y học.
C. Cô muốn mọi người biết mình là người có lòng tốt.
D. Nói rằng cô muốn tặng em làm kỉ niệm.
Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào?
A. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
B. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
C. Cô là người luôn sống vì người khác.
D. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.
Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
Câu 6: Trong các từ sau đây, từ nào có tiếng "công" có nghĩa là của chung, của nhà nước?
A. công minh B. công nhân C. công cộng D. công lí
Câu 7: Câu nào sau đây là câu ghép:
A. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
B. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
C. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
Câu 8: Các câu trong đoạn văn sau "Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống." Liên kiết với nhau bằng cách lặp lại từ:
A. Cô B. Tôi C. Cô và tôi
Câu 9: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ "trật tự"
A. Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
B. Trạng thái bình yên, không có chiến tranh.
C. Trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào.
Câu 10: Em hãy đặt một câu ghép có quan hệ tương phản giữa hai vế câu nói về ý chí vượt khó của bản thân em.
II. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
HS đọc một đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài. Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26, SGK Tiếng Việt 5, tập II. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình. (Phần đọc thành tiếng 2,5 điểm, trả lời câu hỏi 0,5 điểm).
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
I. Chính tả: (5 điểm)
1. Chính tả: Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết bài: "Nghĩa thầy trò" (đoạn từ đầu đến mang ơn rất nặng) - sách Tiếng Việt 5, Tập II trang 79.
2. Bài tập: Viết lại các tên riêng sau cho đúng chính tả: Ten-sinh no-rơ-gay, chi-ca-gô
..........................................................................................
II. Tập làm văn:
Đề bài: Hãy tả một đồ vật mà em yêu thích nhất.
Đáp án môn Tiếng Việt giữa học kì 2 lớp 5
A. KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Đáp án | D | C | A | B | C | B | C | A |
Số điểm | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 1,0 | 1,0 | 0,5 |
Câu 5: (1 điểm)
Đáp án: Khuyên chúng ta sống không chỉ biết nhận mà còn phải biết cho.
Lưu ý: Tùy thuộc vào nội dung câu trả lời trong bài làm của học sinh mà giáo viên cho các mức điểm phù hợp (1,0 – 0,5 – 0)
Câu 10: (1 điểm)
Học sinh đặt đúng thể loại câu ghép có nội dung theo yêu cầu và biết dủ dụng dấu câu cho đúng (cho 1 điểm)
II. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
* GV cho HS đọc một đoạn văn (khoảng 115 tiếng/phút) và trả lời 01 câu hỏi về nội dung đoạn đó, trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26, SGK Tiếng Việt 5, tập II.
Lưu ý: Tránh trường hợp 2HS được kiểm tra liên tiếp đọc một đoạn giống nhau
* GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kỹ năng của chương trình
(Phần đọc thành tiếng 2,5 điểm, trả lời câu hỏi 0,5 điểm)
- GV đánh giá, cho điểm dựa vào kết quả đọc của HS. Cụ thể:
Tiêu chí | Điểm |
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ - Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng - Đọc sai từ 5 tiếng trở lên | 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa - Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ - Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên | 0,5 điểm 0,25 điểm 0.25 điểm |
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm - Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm - Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm | 0,5điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu - Đọc quá 1 phút đến 2 phút - Đọc quá 2 phút | 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
+ Trả lời đúng ý câu hỏi - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng - Trả lời sai hoặc không trả lời được | 0, 5 điểm 0,25 điểm 0 điểm |
B. KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả: (3 điểm)
1. Bài viết: (2.5 điểm)
- Sai mỗi một lỗi (lỗi về thanh, về phụ âm đầu, viết hoa, tiếng) trừ 0,25 điểm
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về cao độ, khoảng cách, bẩn ... bị trừ 0,5 điểm toàn bài.
Chú ý : Nhiều lỗi sai giống nhau chỉ tính 1 lỗi
2. Bài tập: (0.5 điểm)
Học sinh viết đúng chính tả mỗi từ cho 0,25 điểm:
Ten-sinh No-rơ-gay, Chi-ca-gô
II. Tập làm văn (7 điểm)
Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 7 điểm:
Nội dung: (6,5 điểm)
- Đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả đồ vật).
- Bố cục rõ ràng, trình tự hợp lí.
+ Viết được bài văn tả cảnh đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
+ Diễn đạt (dùng từ, đặt câu, chuyển ý, chuyển đoạn,...) trôi chảy rõ ràng; câu văn có hình ảnh, có cảm xúc.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
* Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết để giáo viên cho điểm.
Điểm cụ thể từng phần:
- Phần mở bài 1,0 điểm
- Phần thân bài: 4,5 điểm.
+ Tả bao quát: 1 điểm.
+ Tả từng bộ phận: 2,5 điểm.
+ Tả cảnh vật, thiên nhiên xung quanh, hoạt động của người và vât có liên quan: 1 điểm.
- Phần kết luận: 1,0 điểm.
Hình thức: (0,5 điểm)
- Bài viết đủ 3 phần trình bày đúng các phần, chữ viết rõ ràng, cả bài không sai quá 5 lỗi chính tả. (0,5 điểm)
Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
MẠCH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG | Số câu, số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Tổng |
Đọc hiểu văn bản - Xác định được nhân vật, hình ảnh, chi tiết trong bài đọc; nêu đúng ý nghĩa của hình ảnh, chi tiết đó. - Hiểu đọc ý chính của đoạn, bài. - Giải thích được những chi tiết đơn giản trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin đơn giản từ bài học. - Nhận xét đơn giản một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc, liên hệ chi tiết trong bài với thực tiễn để rút ra bài học đơn giản. | Số câu | 2 |
| 2 | 1 | 5 |
Số điểm | 1,0 |
| 1,0 | 1,0 | 3,0 | |
Kiến thức tiếng Việt - Hiểu và sử dụng được một số từ ngữ thuộc các chủ đề đã học. - Nhận biết được câu ghép, quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép, cách liên kết các câu, đoạn văn, …... - Nhận biết và cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dung các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa; biết sử dung các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa trong viết câu văn. | Số câu | 1 | 2 | 1 | 1 | 5 |
Số điểm | 0,5 | 1,5 | 1,0 | 1,0 | 4,0 | |
Tổng | Số câu | 3 | 2 | 3 | 2 | 10 |
Số điểm | 1,5 | 1,5 | 2,0 | 2,0 | 7,0 |
Ma trận câu hỏi đề thi Tiếng Việt
TT | Chủ đề | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Tổng | |||||
|
| TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL |
| |
1 | Đọc hiểu văn bản | Số câu | 2 |
|
|
| 2 |
|
| 1 | 5 |
|
| Câu số | 1,2 |
|
|
| 3,4 |
|
| 5 |
|
2 | Kiến thức Tiếng Việt | Số câu | 1 |
| 2 |
| 1 |
|
| 1 | 5 |
|
| Câu số | 9 |
| 6,7 |
| 8 |
|
| 10 |
|
Tổng số câu | 3 |
| 2 |
| 3 |
|
| 2 | 10 |