Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2017 - 2018 theo Thông tư 22 - Đề thi môn Tiếng việt lớp 4 có bảng ma trận đề thi

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 72,8 KB
Lượt tải: 2,109
Nhà phát hành: Sưu tầm


Chia sẻ về Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2017 - 2018 theo Thông tư 22: Mời quý phụ huynh và các em học sinh cùng tham khảo Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2017 - 2018. Đề thi được biên soạn chuẩn theo Thông tư 22 sẽ giúp các em dễ dàng ôn tập và củng cố lại kiến thức Tiếng Việt chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 2. Sau đây, mời các em cùng thử sức với đề thi nhé!

Nội dung chi tiết:

Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2017 - 2018 theo Thông tư 22 - Đề thi môn Tiếng việt lớp 4 có bảng ma trận đề thi

Download.com.vn xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 4 Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2017 - 2018 theo Thông tư 22 được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và mới nhất.

Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2017 - 2018 theo Thông tư 22 là tài liệu ôn thi học kì 2 hữu ích dành cho quý thầy cô và các em học sinh. Bộ tài liệu tổng hợp các đề thi học kì 2 môn tiếng việt lớp 2 có đáp án và bảng ma trận đề thi kèm theo sẽ giúp các em học sinh ôn tập và làm quen với các dạng bài tập môn Tiếng việt lớp 4 để chuẩn bị tốt nhất cho bài thi cuối học kì 2 sắp tới.

TRƯỜNG TH ……….

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

CUỐI HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 2017 - 2018

MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4

 

Mạch kiến thức,

kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TNKQ

TL

1. Đọc thành tiếng

Số câu

         

1

     

1

Số điểm

         

3

     

3

2. Đọc hiểu – LT&C

a) Đọc hiểu

Số câu

2

 

1

         

3

 

Số điểm

1

 

0,5

         

1,5

 

b) LT&C

Số câu

2

 

2

2

     

1

4

3

Số điểm

1

 

1

2,5

     

1

2

3,5

Tổng

Số câu

4

 

3

2

 

1

 

1

7

4

Số điểm

2,0

 

1,5

2,5

 

3,0

 

1,0

3,5

6,5

ĐỀ BÀI 

I/. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt ( 10 điểm )

1. Đọc thành tiếng:…. 3 điểm. (M3-3đ)

2. Đọc thầm và làm bài tập: …..7 điểm.

ĐƯỜNG ĐI SA PA

Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bong chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hang. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm.

Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.

Nguyễn Phan Hách

 Khoanh vào trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Sa Pa là một địa danh thuộc vùng nào của đất nước?(M1-0,5đ)

a) Vùng núi

b) Vùng đồng bằng

c) Vùng biển

d) Thành phố

Câu 2: Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Em hãy cho biết chi tiết nào thể hiện sự quan sát tinh tế ấy? (M1-0,5đ)

a) Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.

b) Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.

c) Nắng phố huyện vàng hoe.

d) Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 3: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà kì diệu của thiên nhiên” (M1-0,5đ)

a) Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp.

b) Vì Sa Pa có phong cảnh đẹp và sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.

c) Vì Sa Pa có núi non hùng vĩ.

d) Vì Sa Pa ở thành phố

Câu 4: Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? (M1-0,5đ)

a) Tác giả thể hiện sự ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa và ngợi Sa Pa là món quà kì diệu thiên nhiên dành cho đất nước ta.

b) Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa.

c) Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên khi đến Sa Pa.

d) Tác giả quê ở Sa Pa.

Câu 5: Em hãy cho biết câu nào trong bài có sử dụng biện pháp so sánh?(M4-1đ)

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Câu 6: Câu: “Nắng phố huyện vàng hoe” là kiểu câu kể nào? (M1-0,5đ)

a) Câu kể Ai là gì?

b) Câu kể Ai làm gì?

c) Câu kể Ai thế nào?

d) Tất cả các câu kể trên.

Câu 7: Những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào có những màu sắc nào? (M2-1,5đ)

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Câu 8: Những hoạt động nào sau đây được gọi là du lịch? (M1-0,5đ)

a) Đi chơi ở công viên gần nhà.

b) Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.

c) Đi làm việc xa nhà.

d) Đi học

Câu 9: Viết tiếp vào chỗ trống bộ phận vị ngữ, chủ ngữ còn thiếu để câu dưới đây cho hoàn chỉnh. (M2-1đ)

a).Buổi chiêu, xe……………………………………………………………..

b)……………………………………………………….. vàng hoe.

 Câu 10: Phong cảnh ở Sa Pa thật đẹp có những mùa nào trong ngày. (M1-0,5đ)

a) Mùa thu, mùa thu

b) Mùa thu, mùa đông, mùa xuân.

c) Mùa xuân, mùa hè.

d) Mùa hè, mùa thu.

II/ Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết đoạn văn, bài văn (10 điểm)

1 - Chính tả (nghe – viết 15-20 phút) (2 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) một đoạn trong bài “Con chuồn chuồn nước” (SGK TV4 – T2 trang 127).

Con chuồn chuồn nước

Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.

Nguyễn Thế Hội

2. Viết đoạn, bài (Khoảng 35-40 phút) (8 điểm)

Đề bài: Tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích.

 HƯỚNG DẪN GHI ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT (Đọc) – CUỐI HKII – LỚP 4

NĂM HỌC 2017 - 2018

 I/. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt ( 10 điểm )

1. Đọc thành tiếng:…. 3 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ: 1điểm.

(Đọc sai 2 từ trở lên trừ 0,25 điểm.)

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1điểm.

(Đọc sai 2 từ trở lên trừ 0 điểm.)

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1điểm.

 2. Đọc thầm và làm bài tập: …..7 điểm.

Câu 1 2 3 4 6 8 10
Đáp án A D B A A B B
Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

Câu 5: Em hãy cho biết câu nào trong bài có sử dụng biện pháp so sánh?

“Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa” (1đ)

Câu 7: Những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào có những màu sắc nào?

“Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son” (1,5đ)

Câu 9: Viết tiếp vào chỗ trống bộ phận vị ngữ còn thiếu để câu dưới đây cho hoàn chỉnh.

a) Buổi chiêu, xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. (0,5đ)

b) Nắng phố huyện vàng hoe. (0,5đ)

 II/ Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết đoạn văn, bài văn (10 điểm)

1 - Chính tả (nghe – viết 15-20 phút) (2 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) một đoạn trong bài “Con chuồn chuồn nước” (SGK TV4 – T2 trang 127).

Con chuồn chuồn nước

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không viết hoa đúng qui định trừ: 0,25 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, hoặc trình bày bẩn,… bị trừ 0,5 điểm toàn bài (nếu phạm 1 nội dung trừ 0,25 điểm).

2. Viết đoạn, bài (Khoảng 35-40 phút) (8 điểm)

Đề bài: Tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích.

1. Nội dung: (3,5 điểm).

a. Mở bài: (1 điểm).

Giới thiệu được con vật (được nuôi ở nhà em hay em được nhìn thấy).

b. Thân bài: (1,5 điểm).

- Tả hình dáng: đầu, mắt, tai, mõm, lông…(1 điểm).

- Tả thói quen sinh hoạt và các hoạt động chính: lúc ăn, ngủ…(0,5 điểm).

* Lưu ý: trong phần thân bài, học sinh có thể không làm rạch ròi từng phần mà có thể lồng ghép, kết hợp các ý trên.

c. Kết luận: (1 điểm)

- Ích lợi của con vật và suy nghĩ của bản thân.

2. Kỹ năng: (1,5 điểm)

3. Cảm xúc: (1 điểm)

4. Sáng tạo: (1 điểm)

5. Hình thức: (1 điểm).

- Chữ viết, chính tả: (0,5 điểm).

- Dùng từ, đặt câu: (0,5 điểm).

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

download.com.vn