Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Ninh Thuận năm 2012 - 2013 môn Hóa học - Sở GD-ĐT Ninh Thuận

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 41 Byte
Lượt tải: 185
Nhà phát hành: Sở GD-ĐT Ninh Thuận


Có thể bạn quan tâm Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Ninh Thuận năm 2012 - 2013 môn Hóa học - Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Ninh Thuận năm 2012 - 2013 môn Hóa học

Giới thiệu

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Ninh Thuận năm 2012 - 2013 môn Hóa học - Sở GD-ĐT Ninh Thuận

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NINH THUẬN

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2012 – 2013

MÔN THI: HÓA HỌC - CẤP: THCS
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 18/11/2012

Bài 1 (5 điểm)

1. Hòa tan Fe3O4 bằng H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa B. Nung B trong không khí đến phản ứng hoàn toàn được chất rắn C. Cho C trộn với bột nhôm dư nóng, được hỗn hợp D. Chia D làm 2 phần.

Phần 1: Hòa tan trong dung dịch NaOH dư thì thu được phần rắn D1, dung dịch D2.

Phần 2: Hòa tan trong dung dịch HCl dư. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong các quá trình trên.

2. Giải thích tại sao trong nước tự nhiên thường có lẫn những lượng nhỏ các muối: Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Hãy dùng một hóa chất để có thể loại bỏ đồng thời các muối trên khỏi nước tự nhiên.

Bài 2 (5 điểm)

1. Cho sơ đồ sau:

a) Xác định công thức hóa học các chất: A, B, C, D, E, F, G, H.

b) Hoàn thành các phương trình hóa học.

2. Cho một mẫu đá vôi (CaCO3) vào ống nghiệm chứa 10ml dung dịch HCl 1M. Cứ sau 1 phút người ta đo thể tích khí CO2 thoát ra, được kết quả như sau:

a) Tại sao phản ứng dừng lại ở thời điểm 3 phút

b) Ở thời điểm nào phản ứng xảy ra nhanh nhất.

c) Có những biện pháp nào để phản ứng xảy ra nhanh hơn.

3. Chỉ từ FeS2, C, O2, H2O và xúc tác V2O5. Viết các phương trình phản ứng điều chế muối sắt (II) sunfat, sắt sunfua và sắt kim loại.

Bài 3 (5 điểm)

Hòa tan hết 62,35 gam một hỗn hợp A gồm FeCO3, BaCO3, và Na2CO3 trong 150 gam dung dịch HNO3 63%. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch B có khối lượng tăng 37,95 gam và hỗn hợp khí C. Hấp thụ toàn bộ khí C vào 600ml dung dịch Ba(OH)2 1M (dư) thu được 88,65 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, đem cô cạn nước lọc thu được m gam chất rắn khan.

1. Tính C% các chất trong dung dịch B và giá trị của m.

2. Nung 62,35 gam hỗn hợp A trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D. Hòa tan D vào nước dư rồi lọc bỏ phần chất rắn không tan thu được nước lọc E. Nhỏ từ từ 375ml dung dịch HCl 1M vào E thoát ra V lít khí (đktc). Tính giá trị của V.

Bài 4 (5 điểm)

1. Nung 8,08 gam một muối A thu được các sản phẩm khí và 1,6 gam một chất rắn B không tan trong nước. Ở điều kiện thích hợp, cho tất cả sản phẩm khí vào một bình có chứa sẵn 200 gam dung dịch NaOH 1,2% th ì thấy phản ứng vừa đủ và thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất có nồng độ 2,47%. Xác định công thức phân tử của muối A, biết rằng khi nung muối A thì kim loại trong A không thay đổi số oxi hóa.

2. a) Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số hạt các loại là 46. Số hạt mang điện trong nguyên tử gấp 1,875 lần số hạt không mang điện. Xác định R. So sánh tính phi kim của R v à N (nitơ) và giải thích.

b) Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam đơn chất R thu được chất rắn A. Hòa tan A trong 300 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối sinh ra.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

download.com.vn