Đề thi học sinh giỏi tỉnh Cà Mau lớp 12 năm 2011 môn Vật lý - Sở GD&ĐT Cà Mau

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 50 KB
Lượt tải: 66
Nhà phát hành: Sở GD-ĐT Cà Mau


Bài viết về Đề thi học sinh giỏi tỉnh Cà Mau lớp 12 năm 2011 môn Vật lý: Đề thi học sinh giỏi tỉnh Cà Mau lớp 12 năm 2011 môn Vật lý

Giới thiệu

Đề thi học sinh giỏi tỉnh Cà Mau lớp 12 năm 2011 môn Vật lý - Sở GD&ĐT Cà Mau

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH CÀ MAU

 


(ĐỀ THI CHÍNH THỨC)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2010 - 2011

MÔN: VẬT LÝ

(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 14/11/2010


Bài 1 (3 điểm)

Thanh AB có thể chuyển động sao cho hai đầu A và B của nó luôn luôn tựa trên bức tường thẳng đứng và mặt sàn nằm ngang.

Hãy xác định vận tốc của điểm C là trung điểm của thanh AB tại thời điểm thanh AB hợp với bức tường thẳng đứng một góc α = 30o, lúc đó vận tốc của điểm A là v = 2 m/s và có chiều hướng xuống (hình vẽ).

Bài 2 (3 điểm)

Một khối khí chứa trong một xilanh kín ở áp suất p1 = 105 N/m2 và có nhiệt độ t1 = 117oC. Người ta đẩy pit – tông từ vị trí A sang vị trí B để nén khí trong xilanh bằng hai cách:

a) Đẩy pit – tông rất chậm từ A đến B.

b) Đẩy pit – tông rất nhanh từ A đến B rồi chờ cho trạng thái khí trong xilanh ổn định.

1) Hãy mô tả hai quá trình nén khí trong xilanh. Vẽ đồ thị trong hệ tọa độ (p, V) và căn cứ vào đồ thị cho biết công nén khí trong hai cách trên, cách nào lớn hơn?

2) Nếu áp suất khí trong xilanh khi pit-tông ở vị trí B là p2 = 1,3.105 N/m2 thì cần phải làm lạnh khí ở nhiệt độ nào để chất khí trong xilanh trở lại áp suất p1 ban đầu ? Biết thể tích lúc này không đổi.

Bài 3 (4 điểm)

Cho ba điện trở giống nhau, mỗi cái có điện trở R, mắc vào nguồn điện không đổi có suất điện động E và điện trở trong r. Cho biết khi mắc các điện trở song song hoặc nối tiếp với nhau vào hai cực của nguồn điện thì cường độ dòng điện qua mỗi điện trở là I = 0,2A.

Hãy tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở trong những cách mắc còn lại.

Bài 4 (3 điểm)

Một con lắc đơn có chiều dài l = 0,5m được treo vào trong buồng thang máy dao động điều hòa với ly độ góc α = 5o

a) Tính chu kỳ dao động của con lắc đơn khi thang máy đứng yên. Lấy g = 10 m/s2;

b) Tính chu kỳ, ly độ góc của con lắc đơn khi thang máy được kéo lên theo phương thẳng đứng với gia tốc a = 1m/s2.

c) Nếu thang máy đứt dây và rơi tự do khi con lắc đơn đang dao động, hãy mô tả chuyển động tiếp theo của con lắc đơn.

Bài 5 (4 điểm)

Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ.

Cường độ dòng điện qua đoạn mạch có tần số f = 100Hz, Ampe Kế có điện trở không đáng kể, chỉ 0,1A và cường độ dòng điện qua Ampe Kế trễ pha so với điện áp giữa A và B.

Thay Ampe Kế bằng một Vôn Kế có điện trở rất lớn thì Vôn Kế chỉ U = 20V và điện áp giữa hai đầu Vôn Kế trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB.

Tính độ tự cảm L của cuộn dây, điện trở R và điện dung của tụ điện.

Bài 6 (3 điểm)

Có hai thanh bề ngoài giống hệt nhau, một thanh bằng sắt, một thanh là nam châm.

a) Nêu tác dụng của thanh nam châm.

b) Nêu các phương án thực hiện để phân biệt thanh nam châm và thanh sắt

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

download.com.vn