Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Lịch sử lớp 7 năm 2019 - 2020 - Đề kiểm tra chất lượng đầu năm lớp 7 môn Sử
Nội dung chi tiết:
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Lịch sử lớp 7 năm 2019 - 2020 là tài liệu nhằm giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức sau dịp nghỉ hè lớp 6 chuẩn bị tốt nhất cho năm học mới.
Đây là tài liệu rất hữu ích, giúp các em học sinh lớp 7 ôn tập các dạng bài tập Lịch sử chuẩn bị cho bài thi khảo sát chất lượng đầu năm. Đồng thời giúp các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo ra đề kiểm tra cho các em học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu về để tham khảo chi tiết.
Đề kiểm tra chất lượng đầu năm lớp 7 môn Sử
Trường THCS ………. Lớp:…………. | Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn lịch sử khối 7 Năm học 2019- 2020 (Thời gian làm bài 45 phút) |
Phần I: Trắc nghiệm
A Hãy khoang tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Lực lượng lao động chính trong xã hội cổ đại Hi Lạp và Rô-ma là
A. Nô lệ
B. Nông dân tự do
C. Nông nô
D. Thợ thủ công
Câu 2. Nguyên liệu chế tạo công cụ lao động chủ yếu của người nguyên thủy thời Sơn Vi – Hòa Bình - Bắc sơn là
A. cành cây
B. đá
C. đồng thau
D. nhôm
Câu 3. Hai Bà Trưng hi sinh ở
A. Hợp Phố
B. Lãng Bạc
C. Cổ Loa
D. Cấm Khê
Câu 4. Câu nói “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sống dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người” là của
A. Hai Bà Trưng
B. Bà Triệu Thị Trinh
C. Bà Lê Chân
D. Bà Triệu Man
Câu 5. Điền những từ cho sẵn (các ý A, B, C…) vào các chỗ trống ( 1, 2, 3..)Câu 4. Câu nói “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sống dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người” là của
“Sau cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, ….1… cho xây dựng ở ….2…, một khu đất rộng hơn nghìn trượng, có ba vòng khép kín với chu vi khoảng 16000m như hình trôn ốc, sau này gọi là …3… hay thành….4….”
A. Thục Phán
B. An Dương Vương
C. Cấm Khê
D. Loa thành
E. Cổ Loa
Câu 6. Lựa chọn các sự kiện ở cột A với mốc thời gian ở cột B sao cho phù hợp
A | B | Kết quả |
1. Khởi nghĩa Lý Bí 2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan 3. Khởi nghĩa Phùng Hưng 4. Chiến thắng Bạch Đằng | a. 542 b. 603 c. 722 d. 776 e. 938 | 1…… 2…… 3……. 4…….
|
Phần 2: Tự luận
Câu 1: Những chính sách cai trị chủ yếu của phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI.
Câu 2: Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Đáp án
Phần I: Trắc nghiệm: 3 điểm ( mỗi ý đúng 0,25 điểm )
Câu 1: 1 điểm (mỗi ý đúng 0,25 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 |
A | B | D | B |
Câu 5: 1 điểm (mỗi ý đúng 0,25 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 |
B | C | D | E |
Câu 6: 1 điểm (mỗi ý đúng 0,25 điểm)
A | B | Kết quả |
1. Khởi nghĩa Lý Bí 2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan 3. Khởi nghĩa Phùng Hưng 4. Chiến thắng Bạch Đằng | a. 542 b. 603 c. 722 d. 776 e. 938 | 1 - a 2 - c 3 - d 4 - e
|
Phần II: Tự luận: 7 điểm
Câu 1: 5 điểm, mỗi ý 1 điểm
- Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu.
- Đưa người Hán sang làm huyện lệnh.
- Thu nhiều thứ thuế, nặng nhất là thuế muối và thuế sắt, lao dịch và cống nộp nặng nề.
- Tiếp tục đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của họ.
- Đây là những chính sách hết sức tàn bạo, đẩy người dân lâm vào cảnh khốn cùng, đó chính là nguyên nhân của các cuộc khởi nghĩa sau này.
Câu 2: 2 điểm (mỗi ý 1 điểm).
- Đập tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán vào nước ta.
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài của tổ quốc.