Đề thi Olympic cụm trường THPT Ba Đình - Tây Hồ năm học 2011 - 2012 môn Văn lớp 11 - Đề thi Olympic

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 52 KB
Lượt tải: 370
Nhà phát hành: Sở GD-ĐT Hà Nội


Chia sẻ cùng các bạn về Đề thi Olympic cụm trường THPT Ba Đình - Tây Hồ năm học 2011 - 2012 môn Văn lớp 11: Đề thi Olympic cụm trường THPT Ba Đình - Tây Hồ năm học 2011 - 2012 môn Văn lớp 11

Nội dung chi tiết:

Đề thi Olympic cụm trường THPT Ba Đình - Tây Hồ năm học 2011 - 2012 môn Văn lớp 11 - Đề thi Olympic

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
CỤM TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH – TÂY HỒ

(Đề thi chính thức)

ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2011- 2012
Môn: Ngữ văn – Lớp 11

(Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (8 điểm)

VẾT ĐEN TRÊN TỜ GIẤY TRẮNG

Chuyện xảy ra tại một trường trung học.

- Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vết mực đen và đặt câu hỏi với học sinh:

- Các em có thấy gì không?

Cả phòng học vang lên câu trả lời:

- Đó là một vết mực đen.

Thầy giáo nhận xét:

- Các em không trả lời sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

Và thầy kết luận:

Con người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều khoảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời. Đáng gì một chấm đen, một vệt đen mà bỏ đi cả trang giấy trắng quý giá.

Trong số các học sinh ngồi trong lớp có một cậu bé tên là Cô-phi. Cậu bé Cô-phi năm nào nay chính là Cô-phi An-nan, người đã trở thành tổng thư ký Liên hiệp quốc và là một sứ giả thiện chí trong các cuộc đàm phán, một nhà hòa giải nổi tiếng thế giới từng được trao tặng giải Noben Hòa bình. Khi được hỏi về bí quyết dẫn đến những thành công trong cuộc sống và trong sự nghiệp chính trị, Cô-phi An-nan đều kể lại câu chuyện viết mực đen trên tờ giấy trắng.

(Bức thư của người thầy - NXB Văn hóa thông tin 2005).

Suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện trên?

Câu 2. (12 điểm)

Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể càng độc đáo, càng hay.

(Xuân Diệu)

Bằng việc phân tích một só bài thơ mới đã học trong chương trình Ngữ văn 11, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

download.com.vn