Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Địa lý trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc - Lần 1 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý
Nội dung chi tiết:
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Địa lý trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc - Lần 1 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý
Để hỗ trợ các bạn học sinh lớp 12 ôn thi THPT quốc gia 2018 hiệu quả nhất, Download.com.vn xin gửi đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Địa lý trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc - Lần 1. Đề thi có đáp án chi tiết kèm theo sẽ giúp các bạn ôn luyện và làm quen với cấu trúc đề thi để rút kinh nghiệm cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới.
Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn ôn tập rèn luyện kỹ năng làm bài và đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC | ĐÊ THI KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LỚP 12 – LẦN 1 NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: ĐỊA LÝ |
Câu 1: Hàn Quốc, Xingapo, Đài Loan được xếp vào nhóm nước:
A. công nghiệp mới . B. chậm phát triển. C. phát triển . D. đang phát triển.
Câu 2: Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là sự bùng nổ công nghệ cao với bốn trụ cột công nghệ chính là:
A. sinh học, vật liệu, năng lượng và thông tin. B. hóa học, thông tin, vật liệu, năng lượng.
C. sinh học, vật liệu, nguyên tử, thông tin. D. vật liệu, năng lượng, thông tin, điện tử.
Câu 3: Sự tương phản rõ rệt nhất giữ nhóm nước phát triển và nhóm đang phát triển trên Thế giới thể hiện ở
A. trình độ phát triển kinh tế - xã hội. B. GDP bình quân đầu người/ năm.
C. sự phân hóa giàu nghèo. D. mức gia tăng dân số.
Câu 4: Cho bảng số liệu:
Sự thay đổi tỷ trọng các khu vực kinh tế trong cơ cấu GDP Thế giới qua các năm (%)
Khu vực kinh tế | 1965 | 1980 | 1998 |
Nông – lâm – ngư nghiệp | 10 | 7 | 5 |
Công nghiệp – xây dựng | 40 | 37 | 34 |
Dịch vụ | 50 | 56 | 61 |
Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi tỷ trọng các khu vực kinh tế trong cơ cấu GDP Thế giới qua các năm:
A. cột nhóm. B. cột đơn. C. đường . D. tròn.
Câu 5: Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên biển Đông thuộc vùng:
A. Nam Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. vịnh Thái Lan. D. vịnh Bắc Bộ.
Câu 6: Cho bảng số liệu sau:
Lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực trên Thế giới năm 2003
(Đơn vị: nghìn thùng/ngày)
STT | Khu vực | Lượng dầu thô khai thác | Lượng dầu thô tiêu dùng |
1 | Đông Á | 3414,8 | 14520,5 |
2 | Tây Nam Á | 21356,6 | 6117,2 |
3 | Trung Á | 1172,8 | 503 |
4 | Đông Nam Á | 2584,4 | 3749,7 |
5 | Nam Á | 666,0 | 2508,5 |
6 | Bắc Âu | 5322,1 | 3069,6 |
7 | Đông Âu | 8413,2 | 4573,9 |
8 | Bắc Mỹ | 7986,4 | 22226,8 |
Lượng dầu thô khai thác với lượng dầu thô tiêu dùng có sự chênh lệch lớn ở khu vực:
A. Tây Nam Á, Đông Á. B. Tây Nam Á, Bắc Mỹ.
C. Tây Nam Á, Trung Á. D. Tây Nam Á, Tây Âu.
Câu 7: Vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á được tạo nên bởi sự tiếp giáp của các châu lục là:
A. châu Mỹ, châu Úc và châu Phi. B. châu Á, châu Âu và châu Phi.
C. châu Âu, châu Mỹ và châu Á. D. . châu Á, châu Âu và châu Úc.
Câu 8: Địa hình nước ta có nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp vì:
A. ảnh hưởng của vận động tạo núi Anpơ trong đại Cổ sinh đã làm cho lãnh thổ nước ta nâng lên.
B. lãnh thổ được hình thành sớm và được nâng lên trong các pha uốn nếp trong vận động tạo núi thuộc đại Trung sinh.
C. hoạt động tạo núi xảy ra vào cuối đại Trung sinh, trải qua quá trình bào mòn lâu dài và được nâng lên trong giai đoạn Tân kiến tạo.
D. lãnh thổ chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình ngoại lực trong giai đoạn Tân kiến tạo.
Câu 9: Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là:
A. rút ngắn khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
B. toàn cầu hóa nền kinh tế, thương mại quốc tế tăng nhanh.
C. xuất hiện ngành mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.
D. tăng sức sản xuất, nâng cao mức sống, hình thành nền kinh tế tri thức.
Câu 10: Đặc điểm khí hậu với hai mùa mưa và khô rõ rệt nhất được thể hiện ở:
A. trên cả khu vực từ dãy Bạch Mã trở vào Nam. B. khu vực từ Quy Nhơn trở vào.
C. chỉ có ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. D. chỉ có ở Nam Bộ.
Câu 11: Nguồn tài nguyên vừa mang lại niềm hạnh phúc vừa mang lại đau thương cho dân cư Tây Nam Á là:
A. than đá, kim cương và vàng. B. dầu mỏ, khí đốt và nguồn nước ngọt.
C. uran, boxit và thiếc. D. đồng, photphat và năng lượng Mặt Trời.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.