Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử trường THPT Yên Lạc 2 – Vĩnh Phúc lần 3 - Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 400,7 KB
Lượt tải: 178


Bạn có biết Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử trường THPT Yên Lạc 2 – Vĩnh Phúc lần 3 không?! Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử trường THPT Yên Lạc 2 – Vĩnh Phúc lần 3 có đáp án chi tiết là tài liệu tham khảo và ôn thi THPT quốc gia 2018 hữu ích dành cho các bạn sĩ tử. Sau đây mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Nội dung chi tiết:

Đề thi thử THPT quốc gia 2018 là những bước đệm để các sĩ tử chuẩn bị cho kỳ thi lớn sắp tới. Dưới đây là đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử trường THPT Yên Lạc 2 – Vĩnh Phúc lần 3, các em học sinh lớp 12 có thể tham khảo để luyện tập chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc Gia 2018 môn Lịch sử

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

KỲ THI THỬ THPTQG LẦN 3 NĂM HỌC 2017 - 2018 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian giao đề.

Đề thi gồm 05 trang.

Câu 1: Luận cương chính trị (10/1930) xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là

A. đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng.

B. đánh đổ thực dân Pháp và bọn tay sai.

C. đánh đổ đế quốc, tư sản phản cách mạng.

D. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.

Câu 2: Cho các sự kiện sau:

1. Nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền.

2. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi.

3. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn thắng lợi.

4. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế thắng lợi.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian:

A. 1, 2, 3, 4.        B. 1, 2, 4, 3.       C. 2, 3, 4, 1.        D. 4, 1, 2, 3.

Câu 3: “Sự kiện đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Việt Nam, giai cấp công nhân Việt Nam đang trở thành lực lượng chính trị độc lập, ngày càng lớn mạnh đi đầu trong trận tuyến đấu tranh chống đế quốc, phong kiến tay sai ở nước ta”. Nhận định trên là nói về sự kiện nào?

A. Năm 1925, công nhân Ba Son bãi công.

B. Công hội được thành lập do Tôn Đức Thắng đứng đầu.

C. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

Câu 4: Nội dung nào phản ánh khó khăn lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ?

A. Giặc ngoại xâm và nội phản.

B. Sự chống phá của bọn phản cách mạng Việt quốc, Việt Cách.

C. Quân Pháp tấn công Nam Bộ.

D. Nạn đói, nạn dốt, hạn hán và lũ lụt.

Câu 5: Con đường cứu nước của Phan Châu Trinh theo xu hướng nào ?

A. Cải cách.                B. Ôn hòa.

C. Bạo lực cách mạng.        D. Bạo động.

Câu 6: Nhận xét nào dưới đây là đúng khi đánh giá về ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) với cách mạng miền Nam Việt Nam ?

A. Phong trào thể hiện sự phát triển của cách mạng Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

B. Phong trào thể hiện sự phát triển của cách mạng ở hai miền từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

C. Phong trào đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

D. Dấy lên phong trào thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công.

Câu 7: Từ sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có thể rút ra bài học gì cho công cuộc xây dựng chủ xã hội ở các nước trên thế giới ?

A. Tiến hành đổi mới toàn diện, đồng bộ phù hợp với sự thay đổi của tình hình trong nước, thế giới.

B. Tiến hành đổi mới xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần.

C. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, cải cách chính trị.

D. Tiến hành cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng.

Câu 8: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến thắng đã làm phá sản chiến lược “ chiến tranh chớp nhoáng” của Hít-le là

A. Lê-nin-grát.       B. Mát-xcơ-va.        C. Xta-lin-grát.       D. En A-la-men.

Câu 9: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 những thế lực ngoại xâm nào có mặt ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc ?

A. Phát xít Nhật, Trung Hoa dân quốc. B. Đế quốc Anh, phát xít Nhật.

C. Thực dân Pháp, phát xít Nhật. D. Phát xít Nhật, đế quốc Mĩ.

Câu 10: Trung tâm của đường lối cải cách - mở cửa mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra là

A. ổn định chính trị.         B. tăng cường tiềm lực quốc phòng.

C. phát triển kinh tế.        D. đẩy mạnh bành trướng lãnh thổ.

Câu 11: Chiến thắng nào sau đây trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954 được chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá là “cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử” dân tộc ?

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

B. Chiến dịch Việt Bắc 1947.

C. Chiến dịch biên giới 1950.

D. Cuộc chiến đấu ở các đô thị trong những năm 1946-1947.

Câu 12: Tổ chức nào không phải là sản phẩm của xu thế toàn cầu hóa ?

A. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

B. Tổ chức Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA).

C. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM).

D. Hiệp ước Thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA).

Câu 13: Thành tựu nổi bật của Liên Xô trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật vào năm 1957 là

A. đưa con người đặt chân lên mặt trăng.

B. chế tạo thành công bom nguyên tử.

C. phóng tàu vũ trụ đưa con người bay vòng quanh Trái Đất.

D. phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

Câu 14: Quốc gia giành độc lập sớm nhất ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Ai Cập.        B. Tuynidi.         C. Angiêri.        D. Ghinê.

Câu 15: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về tính chất của phong trào Cần Vương ?

A. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản.

B. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

C. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.

D. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng ý thức hệ phong kiến, mang tính dân tộc sâu sắc.

Câu 16: Đặc điểm nổi bật nhất về tình hình chính trị ở Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết năm 1954 là

A. nhân dân hai miền tiến hành tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

B. Hà Nội được giải phóng.

C. Pháp rút quân khỏi miền Bắc.

D. đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau.

Câu 17: Chủ trương của Đảng ta với vấn đề thù trong, giặc ngoài (từ tháng 9 – 1945 đến trước ngày 19 – 12 – 1946) được đánh giá là

A. vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.

B. mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.

C. cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.

D. cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc.

Câu 18: Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), kinh tế Nhật Bản khủng hoảng trầm trọng nhất ở lĩnh vực nào ?

A. Tài chính – ngân hàng.        B. Thương nghiệp.

C. Nông nghiệp.                D. Công nghiệp.

Câu 19: Từ cuối 1953 đến đầu 1954, ta đã buộc Pháp phải phân tán lực lượng ra những vùng nào ?

A. Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Plâyku, Luông Phabang.

B. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xênô, Luông Phabang.

C. Điện Biên Phủ, Xênô, Plâyku, Luông Phabang.

D. Điện Biên Phủ, Xênô, Plâyku, Sầm Nưa.

Câu 20: Sắp xếp các tác phẩm hoặc các sự kiện dưới đây theo trình tự thời gian: 1. Đường Kách mệnh; 2. Bản án chế độ thực dân Pháp; 3. Bản yêu sách của nhân dân An Nam; 4. Sáng lập Đảng cộng sản Pháp.

A. 3,4,2,1.       B. 2,3,1,4.       C. 3,2,1,4.      D. 4,1,3,2. 

Mời các bạn tải về để xem chi tiết tài liệu

Đáp án đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Lịch sử

1

D

11

A

21

D

31

B

2

B

12

A

22

A

32

B

3

C

13

D

23

B

33

C

4

A

14

A

24

B

34

D

5

A

15

D

25

C

35

B

6

C

16

D

26

D

36

B

7

A

17

C

27

B

37

D

8

B

18

C

28

C

38

D

9

A

19

C

29

A

39

D

10

C

20

A

30

B

40

C

 

download.com.vn