Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử trường THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc lần 3 - Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử
Nội dung chi tiết:
Đề thi thử THPT quốc gia 2018 là những bước đệm để các sĩ tử chuẩn bị cho kỳ thi lớn sắp tới. Dưới đây là Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Lịch sử trường THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc lần 3. Mời các em học sinh đang ôn thi THPT quốc gia 2018 cùng tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc Gia 2018 môn Lịch sử
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC Đề thi có 04 trang | ĐỀ THI KSCL ÔN THI THPT NĂM HỌC 2017-2018 – LẦN 3 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 12 Thời gian làm bài:50 phút; Không kể thời gian giao đề Mã đề thi 501 |
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: .............................
Câu 1: Thành quả lớn nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là
- thành lập được chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh.
- Đảng rút ra nhiều bài học quý báu trong lãnh đạo cách mạng.
- hình thành khối liên minh công nông.
- quần chúng được giác ngộ trở thành lực lượng chính trị hùng hậu.
Câu 2: Điểm khác biệt căn bản của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930 là
- hình thức đấu tranh quyết liệt và triệt để hơn.
- quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước.
- lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham
- đây là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không thuộc chính sách về kinh tế của chính quyền Xô viết Nghệ-Tĩnh?
- Bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối.
- Tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo.
- Xóa nợ cho người nghèo, chú trọng đắp đê phòng lụt.
- Tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc chia cho dân cày nghèo.
Câu 4: Phương pháp đấu tranh được Đảng ta xác định trong thời kì 1936 – 1939 là kết hợp đấu tranh
- công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
- bí mật và bất hợp pháp.
- chính trị với đấu tranh vũ
- công khai và hợp pháp.
Câu 5: Vì sao việc thực hiện chính sách kinh tế mới lại bắt đầu từ nông nghiệp ?
- Vì chính sách trưng thu lương thực thừa đang làm nhân dân bất bình
- Vì các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu của đất nước.
- Vì nông nghiệp là ngành kinh tế then chốt trong xã hội
- Vì nông dân chiếm tuyệt đối trong xã hội.
Câu 6: “Hỡi quốc dân đồng bào !..Phát xít Nhật đã đầu hàng Đống minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã ngã gục ...”. Câu nói đó thể hiện điều gì trong Cách mạng tháng Tám năm 1945?
- Thời cơ chủ quan thuận lợi
- Thời cơ khách quan thuận lợi.
- Thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu.
- Cách mạng tháng Tám đã thành công.
Câu 7: Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản ra đời năm 1930 đến nay là
- độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- giải phóng dân tộc, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
- dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
- giải phóng dân tộc, giải phóng tất cả các giai cấp khỏi thân phận nô lệ.
Câu 8: Bản chất của chính sách mới do Tổng thống Ru-dơ-ven của Mĩ đưa ra là gì ?
- Thực hiện đạo luật phục hưng công nghiệp.
- Sử dụng vai trò tích cực của Nhà nước giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội.
- Hệ thống chính sách, biện pháp đưa nước Mĩ thoát ra khủng hoảng.
- Giải quyết được nạn thất nghiệp.
Câu 9: Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) và Luận cương chính trị của Đảng (10/1930) là gì?
- Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đế quốc trước, đánh phong kiến
- Động lực của cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân
- Lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản - đội tiền phong của giai cấp vô sản.
- Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 10: Nguyên nhân khách quan nào đã tạo điều kiện cho các quốc gia Đông Nam Á giành được độc lập năm 1945?
- phát xít Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
- phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
- thực dân Hà Lan suy yếu mất quyền thống trị ở Inđônêxia.
- thực dân Pháp bị Nhật đảo chính mất quyền thống trị ở Đông Dương.
Câu 11: Tổ chức có nhiệm vụ chỉ huy các chiến khu ở Bắc Kì và giúp đỡ cả nước về quân sự trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
- Đội Việt Nam giải phóng quân.
- Cứu quốc quân.
- Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ.
- Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Câu 12: Bài học chủ yếu nào có thể rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự chia rẽ của ba tổ chức cộng sản năm 1929?
- Xây dựng khối đoàn kết trong Đảng.
- Thống nhất trong lực lượng lãnh đạo.
- Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc.
- Thống nhất về tư tưởng chính trị.
Câu 13: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
- Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, thay thế hàng nhập khẩu.
- Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế.
- Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 14: Sự kiện nào dưới đây có ảnh hưởng tích cực đến phong trào cách mạng Việt Nam những năm 1919- 1925?
- Pháp bị thiệt hại nặng nề trong chiến
- Các nước thắng trận họp Hội nghị Vécsai và Oasinhtơn.
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công
Câu 15: Thực chất chính sách kinh tế mới của Lê nin là
- nhà nước nắm độc quyền về kinh tế.
- cho phép kinh tế tự do phát triển, không cần sự quản lí của nhà nước.
- phát triển kinh tế do tư nhân quản lí.
- phát triển kinh tế nhiều thành phần có sự điều tiết và quản lí của nhà nước.
Câu 16: Bài học kinh nghiệm từ công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc đối với các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó có Việt Nam là
- cần xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.
- cần có đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
- cần phải tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng.
- cần phải tập trung vào chính sách mở cửa, xây dựng các đặc khu kinh tế.
Câu 17: Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có đoạn. “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”. Đoạn trích trên khẳng định
- chủ quyền của dân tộc ta trên phương diện pháp lý và thực tiễn.
- quyết tâm bảo vệ chủ quyền của nhân dân Việt
- quyền bình đẳng của dân tộc Việt
- quyền tự quyết của dân tộc Việt
Câu 18: Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian
(1) Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hít-le làm thủ tướng.
(2) Hít-le tuyên bố hủy bỏ hiến pháp Vai-ma.
(3) Hit-le thành lập Tổng hội đồng kinh tế.
(4) Đức tuyên bố rút khỏi hội Quốc Liên.
(5) Chính quyền phát xít đặt Đảng cộng sản ra ngoài vòng pháp luật.
- 1-3-5-2-4
- 1-2-5-4-3
- 1-5-3-4-2
- 1-4-3-2-5
Câu 19: Đảng ta chuyển huớng chỉ đạo sách lược trong thời kì 1936-1939 dựa trên cơ sở nào?
- Tình hình thế giới và trong nước có sự thay đổi.
- Tình hình thực tiễn của Việt
- Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở một số nước
- Đảng Cộng sản Đông Dương phục hồi và hoạt động mạnh.
Câu 20: Nguyễn Ái Quốc đã rút ra bài học chủ yếu nào từ thất bại của việc gửi bản Yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (1919)?
- Phân biệt rõ bạn-thù của dân tộc.
- Nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc.
- Quyết tâm đi theo con đường cách mạng vô sản.
- Phải dựa vào sức mình để tự giải phóng.
Mời các bạn tải về để xem chi tiết tài liệu
Đáp án đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Lịch sử
1 | C | 11 | C | 21 | B | 31 | C |
2 | D | 12 | A | 22 | C | 32 | D |
3 | D | 13 | C | 23 | D | 33 | B |
4 | A | 14 | D | 24 | C | 34 | B |
5 | A | 15 | D | 25 | B | 35 | D |
6 | B | 16 | A | 26 | B | 36 | D |
7 | A | 17 | A | 27 | B | 37 | A |
8 | B | 18 | C | 28 | B | 38 | D |
9 | C | 19 | A | 29 | C | 39 | C |
10 | B | 20 | D | 30 | A | 40 | A |