Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Vật lý trường THPT Chuyên Thái Bình - Lần 3 - Đề luyện thi thpt quốc gia 2018 môn vật lý

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 343 KB
Lượt tải: 417


Mỗi ngày một chia sẻ - Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Vật lý trường THPT Chuyên Thái Bình - Lần 3 là tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2018 hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12. Sau đây, mời các bạn cùng tham khảo chi tiết đề thi nhé!

Nội dung chi tiết:

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Vật lý trường THPT Chuyên Thái Bình - Lần 3 là tài liệu tham khảo và ôn tập hữu ích dành cho các bạn thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Hi vọng, đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn ôn tập và rèn luyện khả năng giải đề nhanh và chính xác nhất. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo nhé.

Đề luyện thi thpt quốc gia 2018 môn vật lý.

Câu 1: Khi có sóng dừng trên dây AB với tần số dao động là 27Hz thì thấy trên dây có 5 nút (kể cả hai đầu cố định A, B). Bây giờ nếu muốn trên dây có sóng dừng và có tất cả 11 nút thì tần số dao động của nguồn là

A. 67,5Hz.             B. 10,8Hz.               C. 135Hz.             D. 76,5Hz.

Câu 2: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 ( ) được mắc với điện trở 4,8 ( ) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Suất điện động của nguồn điện là:

A. E = 12,00 (V).       B. E = 11,75 (V).      C. E = 14,50 (V).      D. E = 12,25 (V).

Câu 3: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng vân đo được trên màn quan sát là 1,14 mm. Trên màn, tại điểm M cách vân trung tâm một khoảng 5,7 mm có

A. vân tối thứ 6.      B. vân sáng bậc 5.        C. vân sáng bậc 6.     D. vân tối thứ 5.

Câu 4: Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Ánh sáng trắng là ánh sáng đơn sắc vì nó có màu trắng.

B. Tốc độ truyền của một ánh sáng đơn sắc trong nước và trong không khí là như nhau.

C. Trong thủy tinh, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền với tốc độ như nhau.

D. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

Câu 5: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 (cm) trong không khí, dòng điện chạy trên dây 1 là I1 = 5 (A), dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1 (A) ngược chiều với I1. Điểm M nằm trong mặt phẳng của hai dây và cách đều hai dây. Cảm ứng từ tại M có độ lớn là:

A. 5,0.10-6(T)        B. 7,5.10-6(T).         C. 5,0.10-7 (T)           D. 7,5.10-7 (T)

Câu 6: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ D = + 5 (đp) và cách thấu kính một khoảng 30 (cm). ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là:

A. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 (cm).

B. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 (cm).

C. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 (cm).

D. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 (cm).

Câu 7: Chiếu xiên từ không khí vào nước một chùm sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm ba thành phần đơn sắc: đỏ, lam và tím rđ, , rt  lần lượt là góc khúc xạ ứng với tia màu đỏ, tia màu lam và tia màu tím. Hệ thức đúng là

A. rđ< < rt.            B. rt < rđ < .          C. rt < < rđ.            D. = rt = rđ.

Câu 8: Một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với chu kì dao động T. Tại thời điểm t = 0, điện tích trên một bản tụ điện đạt giá trị cực đại. Điện tích trên bản tụ này có giá trị bằng nửa giá trị cực đại ở thời điểm đầu tiên (kể từ t = 0) là

A. T/8.              B. T/2.            C. T/6            . D. T/4.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

download.com.vn