Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai - Lần 1 (Có đáp án) - Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý
Nội dung chi tiết:
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý
Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập và nắm vững những kiến thức cơ bản để bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2017 sắp tới. Download.com.vn xin giới thiệu đến các em đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai - Lần 1. Đề thi có đáp án đi kèm sẽ giúp các em tham khảo và làm quen với cấu trúc của bài thi. Sau đây, mời các em cùng tham khảo đề thi thử môn Địa lý.
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý (Có đáp án)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ | THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2017 Mã đề thi 132 |
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, hãy cho biết lưu lượng nước trung bình của sông Đà Rằng (trạm Củng Sơn) cao nhất vào tháng nào trong năm?
A. Tháng XI. B. Tháng VIII. C. Tháng XII. D. Tháng X.
Câu 2: Dãy núi Hoành Sơn thuộc vùng núi
A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam.
Câu 3: Dựa vào hiện trạng sử dụng đất (Atlat Địa lí Việt Nam trang 18), nước ta có mấy loại đất?
A. 3 B. 5 C. 4 D. 6
Câu 4: Tìm ý nào sau đây không đúng khi dân số thành thị tăng?
A. Chất lượng văn hóa, giáo dục, y tế tốt.
B. Thành thị dễ kiếm việc làm.
C. Tác động của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
D. Môi trường sống ở thành thị trong lành.
Câu 5: Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta là thành phần
A. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. B. kinh tế tập thể.
C. kinh tế ngoài nhà nước. D. kinh tế nhà nước.
Câu 6: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta đã làm
A. sản xuất nông nghiệp có tính tự cung tự cấp.
B. sản phẩm nông nghiệp đa dạng.
C. tăng thêm tính bấp bênh của sản xuất nông nghiệp.
D. sản xuất nông nghiệp cho năng suất cao.
Câu 7: Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế biển nhằm
A. khai thác có hiệu quả nguồn lợi vùng biển đảo, thềm lục địa và bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta.
B. giải quyết việc làm và bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta.
C. khôi phục các làng nghề đi biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta.
D. đem lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường và chủ quyền biển đảo nước ta.
Câu 8: Nhận định đúng nhất về thực trạng tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là
A. diện tích rừng đang tăng lên nhưng chất lượng rừng vẫn bị suy thoái.
B. tài nguyên rừng đang được phục hồi cả về số lượng và chất lượng.
C. tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng.
D. chất lượng rừng đang được phục hồi nhưng diện tích rừng vẫn giảm sút.
Câu 9: Dựa vào biểu đồ Dân số Việt Nam qua các năm (Atlat Địa lý Việt Nam trang 15), tỉ lệ dân thành thị nước ta năm 2007 là
A. 26.88%. B. 15.67%. C. 37.81%. D. 27.43%.
Câu 10: Hướng chuyên môn hóa cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp, cây ăn quả là của vùng nông nghiệp
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 11: Việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta là cơ sở để
A. chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
B. đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
C. cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
D. phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ.
Câu 12: Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là
A. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. B. Đông Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 13: Gần đây sản lượng khai thác thủy sản ở nước ta tăng mạnh chủ yếu là do
A. phát triển mạnh công nghiệp chế biến.
B. thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng.
C. các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn.
D. ngư dân có nhiều kinh nghiệm đánh bắt.
Câu 14: Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm
A. tiết kiệm tài nguyên thiên thiên.
B. giải quyết tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm.
C. hội nhập vào thị trường thế giới.
D. đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
Câu 15: Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa tới nền kinh tế nước ta là
A. tăng thu nhập cho người dân. B. tạo việc làm cho người lao động.
C. tạo ra thị trường có sức mua lớn. D. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 16: Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường
A. bờ biển kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
B. nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.
C. nối các điểm dưới biển có độ sâu 200m.
D. rộng 12 hải lý tính từ đường bờ biển trở ra.
Câu 17: Đặc điểm khí hậu của vùng khí hậu Nam Trung Bộ khác so với vùng khí hậu Nam Bộ là
A. phân chia hai mùa: mưa và khô rõ rệt. B. khí hậu cận xích đạo gió mùa.
C. nền nhiệt cao, biên độ nhiệt nhỏ. D. mưa nhiều vào thu – đông.
Câu 18: Bão thường gây nhiều thiệt hại nặng nề nhất ở
A. ven biển Nam Trung Bộ. B. ven biển Đồng bằng sông Hồng.
C. ven biển Đông Nam Bộ. D. ven biển Bắc Trung Bộ.
Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 5, thành phố có mật độ dân số cao nhất nước ta là
A. Hà Nội. B. thành phố Hồ Chí Minh.
C. Đà Nẵng. D. Hải Phòng.
Câu 20: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng
A. giảm tỉ trọng khu vực nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
B. tăng tỉ trọng khu vực nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
C. giảm tỉ trọng khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
D. tăng tỉ trọng khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Rạch Giá. B. Cần Thơ. C. Long Xuyên. D. Sóc Trăng.
Câu 22: Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất nước ta hiện nay là
A. Trị An. B. Hòa Bình. C. Sơn La. D. Yaly.
Câu 23: Năng suất lúa cả năm của nước ta tăng mạnh, chủ yếu do
A. đẩy mạnh thâm canh. B. áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh.
C. mở rộng diện tích canh tác. D. đẩy mạnh xen canh, tăng vụ.
Câu 24: Địa hình đồng bằng, núi thấp dưới 1000m ở nước ta chiếm
A. 80% diện tích lãnh thổ. B. 75% diện tích lãnh thổ.
C. 85% diện tích lãnh thổ. D. 58% diện tích lãnh thổ.
Câu 25: Nước ta có thể mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới là do vị trí
A. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương.
B. nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng.
C. nằm trong khu vực kinh tế năng động của thế giới.
D. nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 26: Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng thủy sản của nước ta (đơn vị: nghìn tấn)
Năm | 2005 | 2010 | 2013 | 2014 | 2015 |
Thủy sản khai thác | 1987,9 | 2414,4 | 2803,8 | 2920,4 | 3036,4 |
Thủy sản nuôi trồng | 1478,9 | 2728,3 | 3215,9 | 3412,8 | 3513,3 |
(Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản thống kê 2016)
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn thủy sản khai thác.
B. Tăng tỉ trọng thủy sản nuôi trồng, giảm tỉ trọng thủy sản khai thác.
C. Sản lượng thủy sản nuôi trồng luôn lớn hơn thủy sản khai thác.
D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn thủy sản khai thác.
Câu 27: Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta hiện nay là
A. mạng lưới các cơ sở chế biến còn yếu.
B. cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế.
C. không thể mở rộng diện tích cây công nghiệp.
D. thị trường thế giới có nhiều biến động.
Câu 28: Ở Đồng bằng sông Cửu Long, về mùa cạn nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn là do
A. có nhiều vùng trũng rộng lớn.
B. có 3 mặt giáp biển.
C. địa hình thấp và bằng phẳng.
D. có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
Câu 29: Cho bảng số liệu dưới đây:
Diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 – 2014 (đơn vị: nghìn ha)
Năm | Cây công nghiệm hàng năm | Cây công nghiệp lâu năm |
1990 | 542 | 657 |
1995 | 717 | 902 |
2000 | 778 | 1451 |
2005 | 862 | 1634 |
2010 | 789 | 2011 |
2014 | 710 | 2134 |
(Niên giám thống kê Việt Nam 2014, Nhà xuất bản thống kê 2015)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích các loại cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014, thì dạng biểu đồ thích hợp nhất là
A. biểu đồ miền. B. biểu đồ đường. C. biều đồ kết hợp. D. biểu đồ cột ghép.
Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, nhận xét nào sau đây không đúng về biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng ở Đồng Hới?
A. Chế độ mưa phân hóa theo mùa.
B. Mùa mưa cũng là tháng có nhiệt độ cao nhất.
C. Không có tháng nào nhiệt độ xuống thấp dưới 200 C.
D. Biên độ nhiệt độ trong năm lớn.
Câu 31: Hệ sinh thái vùng ven biển có diện tích lớn nhất là
A. hệ sinh thái rừng trên đảo. B. hệ sinh thái rừng ngập mặn.
C. hệ sinh thái trên đất phèn. D. hệ sinh thái rừng phòng hộ ven biển.
Câu 32: Gió có hướng Đông Bắc thổi ở phía nam dãy Bạch Mã vào mùa đông làm cho Nam Bộ, Tây Nguyên có mùa khô kéo dài thực chất là gió
A. tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm.
B. địa phương, thổi từ biển vào lục địa.
C. mùa Đông Bắc xuất phát từ cao áp Xibia.
D. mùa Đông Bắc bị biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã trở nên khô nóng.
Câu 33: Dân cư tập trung ít ở trung du và miền núi
A. dễ nâng cao chất lượng cuộc sống. B. sẽ dễ giải quyết việc làm.
C. giúp môi trường tự nhiên ít bị ô nhiễm. D. gây khó khăn khai thác tài nguyên.
Câu 34: Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta chính là
A. phân bố lại lao động trên quy mô cả nước.
B. đẩy mạnh phát triển các hoạt động tiểu thủ công nghiệp.
C. đẩy mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị.
D. xây dựng các nhà máy quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động.
Câu 35: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta với thế mạnh quan trọng nhất là
A. nguồn lao động dồi dào. B. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
C. nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lớn. D. có lịch sử phát triển lâu đời.
Câu 36: Quá trình hình thành đất feralit diễn ra mạnh ở vùng
A. đồng bằng nước ta. B. ven biển nước ta.
C. đồi núi thấp nước ta. D. núi cao nước ta.
Câu 37: Điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu nước ta?
A. Biển Đông làm tăng độ ẩm không khí.
B. Biển Đông mang lại lượng mưa lớn.
C. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc.
D. Biển Đông làm cho khí hậu nước ta mang tính hải dương.
Câu 38: Ngành công nghiệp nào được coi là ngành thuộc cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải đi trước một bước?
A. Điện lực. B. Hoá chất.
C. Sản xuất hàng tiêu dùng. D. Luyện kim.
Câu 39: Thu nhập bình quân của lao động nước ta thuộc loại thấp so với thế giới là do
A. còn nhiều lao động hoạt động tiểu thủ công nghiệp.
B. lao động tập trung cao ở ngành nông nghiệp.
C. người lao động thiếu tác phong công nghiệp.
D. năng suất lao động xã hội thấp.
Câu 40: Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có
A. 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp. B. 3 nhóm với 19 ngành cộng nghiệp.
C. 3 nhóm với 23 ngành công nghiệp. D. 3 nhóm với 27 ngành công nghiệp.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý
1, A 2, C 3, B 4, D | 5, D 6, C 7, A 8, A | 9, D 10, A 11, B 12, A | 13, C 14, C 15, D 16, B | 17, D 18, D 19, B 20, A | 21, B 22, C 23, A 24, C | 25, B 26, C 27, D 28, D | 29, B 30, B 31, B 32, A | 33, D 34, C 35, B 36, C | 37, C 38, A 39, D 40, A |