Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Lần 2) - Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân có đáp án

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 168,3 KB
Lượt tải: 67


Lâu mới có thời gian rảnh, nay chia sẻ cùng các bạn: Mời các bạn học sinh lớp 12 cùng tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Lần 2). Hi vọng, đây sẽ là bộ tài liệu hữu ích cho việc ôn tập và hệ thống lại kiến thức của các bạn. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 sắp tới.

Nội dung chi tiết:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Lần 2) có đáp án đi kèm là tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2017 hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12. Đề thi bám sát với cấu trúc đề thi môn Giáo dục công dân của Bộ GD&ĐT nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố lại những kiến thức trọng tâm để làm tốt bài thi THPT quốc gia 2017 sắp tới. Sau đây, mời các bạn cùng tham khảo đề thi. 

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân - Thành phố Hà Nội (Có đáp án)

Đề thi thử nghiệm kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN
ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 2
Năm học 2016 - 2017
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI LỚP 12 THPT
Phân môn: GDCD
Thời gian làm bài: 50 phút
(không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Pháp luật quy định ưu tiên đối với lao động nữ vì

A. thiên chức làm mẹ.
B. đặc điểm cơ thể, tâm lí và chức năng làm mẹ.
C. đặc điểm cơ thể, thiên chức làm mẹ.
D. đặc điểm cơ thể, sinh lí và chức năng làm mẹ.

Câu 2: Chủ động tìm kiếm thị trường là nội dung nào của quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
B. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
C. Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài.
D. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh.

Câu 3: Theo quy định của pháp luật Lao động, đổ tuổi lao động phải

A. từ đủ 16 tuổi.      B. từ đủ 15 tuổi.
C. từ 18 tuổi.        D. từ đủ 18 tuổi.

Câu 4: Pháp luật quy định vợ chồng có tài sản chung và tài sản riêng. Đối với tài sản riêng

A. vợ hoặc chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó.
B. vợ hoặc chồng có quyền chiếm hữu tài sản đó.
C. tài sản được xác định của người nào thì người đó có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó.
D. vợ hoặc chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau theo quy định của pháp luật.

Câu 5: Phải chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm do cố ý là người

A. từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.
B. từ đủ 16 trở lên.
C. từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi.
D. từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi.

Câu 6: Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt đa số hay thiểu số, không phân biệt trình độ phát triển đều có đại biểu của mình trong các cơ quan Nhà nước là thể hiện

A. bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị.
B. bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế.
C. bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa.
D. bình đẳng giữa các dân tộc về xã hội.

Câu 7: Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thực hiện theo hình thức

A. dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
B. dân chủ đại diện và dân chủ gián tiếp.
C. dân chủ gián tiếp.
D. dân chủ trực tiếp.

Câu 8: Trong các hình thức thức hiện pháp luật, hình thức nào là không bắt buộc?

A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.

Câu 9: Căn cứ để pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp là

A. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.
B. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
C. mặt hàng; sự may rủi trong kinh doanh.
D. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.

Câu 10: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân sử dụng pháp luật?

A. Người tham gia giao thông không vượt qua nga tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước.
C. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm.
D. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.

Câu 11: Bình đẳng giữa các tôn giáo ở Việt Nam được hiểu là

A. các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật.
B. các tôn giáo đều có quyền hoạt động tôn giáo.
C. hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được nhà nước bảo đảm.
D. các cơ sở tôn giáo đều được nhà nước bảo vệ.

Câu 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi

A. dân tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo, thành phần.
B. thu nhập, tuổi tác, địa vị, giới tính.
C. dân tộc, tôn giáo, giới tính, thành phần, địa vị.
D. dân tộc, độ tuổi, địa vị.

Câu 13: Ông A là người có thu nhập cao, hàng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã

A. sử dụng pháp luật.      B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.      D. áp dụng pháp luật.

Câu 14: Ông A vận chuyển gia cầm bị bệnh cúm A H5N1. Số gia cầm này đã bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc phải tiêu hủy. Hành vi này của ông A đã vi phạm

A. hình sự.     B. kỉ luật.     C. dân sự.      D. hành chính.

Câu 15: Nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là

A. trách nhiệm pháp lí.     B. trách nhiệm dân sự.
C. trách nhiệm hình sự.    D. trách nhiệm hành chính.

Câu 16: Anh H tự quyết định việc lựa chọn nơi cư trú mà không bàn bạc với vợ, anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. tài sản chung.       B. nhân thân.
C. tình cảm.          D. tài sản và sở hữu.

Câu 17: Nhà nước đã ban hành các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc là thể hiện

A. bình đẳng giữa các dân tộc về xã hội.
B. bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế.
C. bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa.
D. bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị.

Câu 18: Chủ thể thực hiện pháp luật là cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền, là hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Thi hành pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.

Câu 19: Giao kết hợp đồng lao động là giao kết

A. trực tiếp giữa đại diện người lao động và người sử dụng lao động.
B. trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
C. gián tiếp người lao động và đại diện người sử dụng lao động.
D. gián tiếp giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Câu 20: Mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc rất nhiều vào

A. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân.
B. điều kiện kinh tế của cá nhân.
C. sở thích của cá nhân.
D. nguyện vọng, mong muốn của cá nhân.

Câu 21: Tòa án xét xử các vụ án không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ quan trọng như thế nào. Điều đó thể hiện công dân bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lí.
B. quyền và nghĩa vụ.
C. thực hiện quyền công dân.
D. thực hiện trách nhiệm công dân.

Câu 22: Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định tại đâu?

A. Luật, bộ luật.       B. Các văn bản pháp luật.
C. Hiến pháp và luật.    D. Hiến pháp.

Câu 23: Từ bao nhiêu tuổi trở lên thì được độc lập giao kết hợp đồng dân sự?

A. Từ đủ 14 tuổi.     B. Từ đủ 20 tuổi.
C. Từ đủ 16 tuổi.     D. Từ đủ 18 tuổi.

Câu 24: Văn bản của cơ quan nhà nước cấp dưới và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên phải

A. thống nhất về nội dung.
B. giống nhau về nội dung.
C. không được trái về nội dung.
D. hợp nhau về nội dung.

Câu 25: Pháp luật là phương tiện để Nhà nước

A. bảo vệ giai cấp.       B. quản lí xã hội.
C. bảo vệ công dân.      D. quản lí công dân.

Câu 26: Pháp luật và đạo đức giống nhau ở điểm nào?

A. Đều là các quy tắc xử sự bắt buộc chung.
B. Đều mang tính quyền lực.
C. Đều là phương tiện để điều chỉnh hành vi con người.
D. Đều mang tính quy phạm phổ biến.

Câu 27: Đâu không phải là nội dung bình đẳng giữa vợ và chồng?

A. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung.
B. Vợ chồng phải tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm của nhau.
C. Vợ chồng có trách nhiệm chăm lo cho các con về thể chất và trí tuệ.
D. Vợ chồng luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.

Câu 28: Luật Giao thông đường bộ quy định: Mọi người tham gia giao thông phải chấp hành chỉ dẫn đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường...Điều này thể hiện pháp luật

A. có tính xác định chặt về mặt hình thức.
B. có tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. có tính quy phạm phổ biến.
D. có tính bắt buộc chung.

Câu 29: Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là

A. mọi công dân có thể kinh doanh bất cứ ngành, nghề nào theo sở thích của mình.
B. mọi công dân đều có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh.
C. đã là công dân ai muốn kinh doanh cũng được.
D. công dân có quyền quyết định quy mô và hình thức kinh doanh.

Câu 30: Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ khi đang nuôi con

A. dưới 12 tháng tuổi.      B. dưới 13 tháng tuổi.
C. dưới 14 tháng tuổi.      D. dưới 15 tháng tuổi.

Câu 31: Dựa trên Hiến pháp và Luật Doanh nghiệp công dân có thể thực hiện quyền kinh doanh phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Điều này thể hiện công dân

A. bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
B. thực hiện quyền của mình.
C. bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
D. thực hiện nghĩa vụ của mình.

Câu 32: Hiểu như thế nào là không đúng về bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con.
B. Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, nuôi dưỡng cha mẹ.
C. Cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con.
D. Cha mẹ được sử dụng sức lao động của con chưa thành niên.

Câu 33: Ông C kinh doanh những mặt hàng, ngành nghề bị cấm kinh doanh. Trong trường hợp này ông C đã không

A. tuân thủ pháp luật.     B. thi hành pháp luật.
C. áp dụng pháp luật      D. sử dụng pháp luật.

Câu 34: Việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo là

A. hoạt động tín ngưỡng.
B. hoạt động tôn giáo.
C. hoạt động thực tiễn.
D. hoạt động tâm linh.

Câu 35: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí

A. bằng nhau.     B. khác nhau.
C. như nhau.      D. ngang nhau.

Câu 36: Pháp luật là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của giai cấp nào?

A. Giai cấp cách mạng.
B. Các giai cấp.
C. Giai cấp cầm quyền.
D. Giai cấp bị thống trị.

Câu 37: Nhà nước luôn tạo điều kiện cho mọi công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện

A. bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị.
B. bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế.
C. bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa, giáo dục.
D. bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa, xã hội.

Câu 38: Công ty Formosa Hà Tĩnh xả chất thải ra biển làm cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm cho môi trường. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công ty này là trách nhiệm

A. hành chính.
B. hành chính và trách nhiệm dân sự.
C. hình sự và trách nhiệm dân sự.
D. hình sự.

Câu 39: Trường hợp nào sau đây, người vi phạm pháp luật không có lỗi?

A. Không biết quy định của pháp luật.     B. Vô ý do quá tự tin.
C. Vô ý do cẩu thả.                  D. Tình thế cấp thiết.

Câu 40: Nguyễn Văn C bị bắt vì tội gây thương tích cho người khác với tỉ lệ 12%. Trong trường hợp này, Nguyễn Văn C sẽ phải chịu trách nhiệm

A. kỉ luật.      B. dân sự.     C. hành chính.      D. hình sự.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân

Câu

ĐA

Câu

ĐA

Câu

ĐA

Câu

ĐA

1

D

11

A

21

A

31

B

2

D

12

C

22

C

32

D

3

B

13

B

23

D

33

A

4

C

14

D

24

C

34

B

5

D

15

A

25

B

35

C

6

A

16

B

26

C

36

C

7

A

17

B

27

C

37

C

8

A

18

B

28

C

38

A

9

D

19

B

29

D

39

D

10

B

20

A

30

A

40

D

download.com.vn