Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Địa lý trường THPT Yên Lạc, Vĩnh phúc - Lần 3 - Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Địa lý

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 304,6 KB
Lượt tải: 601
Nhà phát hành: trường THPT Yên Lạc


Thông tin về Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Địa lý trường THPT Yên Lạc, Vĩnh phúc - Lần 3: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Địa lý trường THPT Yên Lạc, Vĩnh phúc - Lần 3 được Taifull.net sưu tầm và tổng hợp để gửi đến các bạn học sinh lớp 12. Đề thi với cấu trúc trắc nghiệm sẽ dễ dàng giúp các bạn tổng hợp lại những kiến thức đã học, đồng thời rèn luyện kỹ năng làm bài thi.

Nội dung chi tiết:

Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn tập và nắm vững những kiến thức cơ bản để bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Download.com.vn xin giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Địa lý trường THPT Yên Lạc, Vĩnh phúc - Lần 3.

Đề thi có đáp án đi kèm sẽ giúp các bạn tham khảo và làm quen với cấu trúc của bài thi. Sau đây, mời các bạn cùng tham khảo đề thi thử môn Địa lý nhé.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Địa lý trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc - Lần 2 (Có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Địa lý trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc - Lần 1

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Địa lý

SỞ GD – ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

 

  Đề thi có:05 trang

ĐỀ THI KSCL ÔN THI THPT NĂM HỌC 2017-2018 – LẦN 3 ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 12

 

Thời gian làm bài: 50 phút; Không kể thời gian giao đề
Mã đề thi: 501

Câu 41: Vùng có số đô thị nhiều nhất ở nước ta hiện nay là

A. Đồng bằng sông Hồng                       B. Đông Nam Bộ.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.                 D. Duyên hải miền Trung.

Câu 42: Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 4,5, số lượng các tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia lần lượt là:

A. 7; 9; 10.        B. 6; 9;10.         C. 8; 10;10.            D. 7; 10; 10.

Câu 43: Biện pháp nào không phải là biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn?

A. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

B. Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất địa phương.

C. Coi trọng kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế hàng hóa.

D. Phân chia lại ruộng đất, giao đất giao rừng cho nông dân.

Câu 44: Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị có quy mô dân số lớn nhất ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ (năm 2007) là

A. Cẩm Phả và Bắc Giang                       B. Thái Nguyên và Hạ Long.

C. Hạ Long và Việt Trì.                          D. Thái Nguyên, Việt Trì.

Câu 45: Cho bảng số liệu sau:

TỈ SUẤT SINH THÔ, TỈ SUẤT TỬ THÔ CỦA CHÂU PHI VÀ THẾ GIỚI NĂM 2008 (Đơn vị: ‰)

 

Tỉ suất sinh thô

Tỉ suất tử thô

Châu Phi

34

12

Thế giới

20

9

Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi và thế giới năm 2008 lần lượt là?

A. 2,2 ‰ và 1,1 ‰.                         B. 1,2% và 0,9%.

C. 2,2% và 1,1%.                          D. 22,2 ‰ và 11,1 ‰.

Câu 46: Sự chênh lệch về mức sống của các dân tộc trên đất nước ta do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Sự chênh lệch về lịch sử định cư của các dân tộc.

B. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế của các dân tộc.

C. Sự chênh lệch về trình độ văn hóa của các dân tộc.

D. Sự chênh lệch về phân bố tài nguyên giữa các dân tộc.

Câu 47: Để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới, nước ta phải:

A. đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

B. tăng nhanh tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu GDP.

C. thực hiện đầy đủ những cam kết của lộ trình AFTA.

D. tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và khu vực.

Câu 48: Nhận xét đúng nhất về sự phân bố dân cư của nước Nga là

A. Tập trung cao ở phía bắc và phía đông, thưa thớt ở phía tây và nam.

B. Tập trung cao ở phía đông và tây, thưa thớt ở phía nam và bắc.

C. Tập trung cao ở phía tây và nam, thưa thớt ở phía đông và bắc.

D. Tập trung cao ở phía bắc và nam, thưa thớt ở phía đông và tây.

Câu 49: Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực nào của nước ta chịu tác động của bão với tần suất lớn nhất?

A. Ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.                 B. Ven biển Nam Trung Bộ.

C. Ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.                 D. Ven biển Bắc Bộ.

Câu 50: Đặc điểm nào sau đây đúng với địa hình của đồng bằng sông Hồng?

A. bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô.

B. có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

C. gần 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn.

D. phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

Câu 51: Nhiệt độ trung bình tháng VII ở miền Trung cao hơn miền Bắc và miền Nam là do

A. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.               B. hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc.

C. trùng với thời kì Mặt Trời lên thiên đỉnh.           D. hoạt động của gió phơn Tây Nam.

Câu 52: Trong đai nhiệt đới gió mùa chân núi, loại đất chiếm diện tích lớn nhất là:

A. feralit nâu đỏ.           B. đất xám phù sa cổ.         C. phù sa.           D. phèn, mặn.

Câu 53: Các khu vực địa hình nước ta bao gồm

A. khu vực đồi núi, khu vực đồng bằng.

B. khu vực đồi núi thấp, khu vực đồng bằng.

C. khu vực đồi núi, khu vực cao nguyên và đồng bằng.

D. khu vực đồi núi, khu vực bán bình nguyên và đồi trung du.

Câu 54: Thời tiết lạnh, ẩm xuất hiện vào thời kì nào sau đây của mùa đông ở miền Bắc nước ta?

A. Nửa đầu mùa đông.           B. Nửa sau mùa đông.

C. Giữa mùa đông.              D. Đầu và giữa mùa đông.

Câu 55: Nhận xét không chính xác về sự đối lập của tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc là

A. Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên.

B. Miền Đông giàu khoáng sản còn miền Tây thì nghèo.

C. Miền Tây khí hậu lục địa, ít mưa còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều.

D. Miền Tây là thượng nguồn của các sông lớn chảy về phía đông.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

download.com.vn