Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn trường THPT Lý Tự Trọng (Có đáp án) - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2018

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 236 KB
Lượt tải: 1,895


Sưu tầm - Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn trường THPT Lý Tự Trọng có đáp án kèm theo là tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2018 hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12. Sau đây, mời các bạn cùng tham khảo chi tiết đề thi nhé!

Nội dung chi tiết:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn trường THPT Lý Tự Trọng (Có đáp án) - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2018

Để hỗ trợ các bạn học sinh lớp 12 ôn thi THPT quốc gia 2018 hiệu quả nhất, Download.com.vn xin gửi đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn trường THPT Lý Tự Trọng (Có đáp án). Đề thi có đáp án chi tiết kèm theo sẽ giúp các bạn ôn luyện và làm quen với cấu trúc đề thi để rút kinh nghiệm cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới.

Đề thi thử THPT quốc gia môn Toán năm 2018 trường THPT Yên Định 2, Thanh Hóa - Lần 2

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Lịch sử trường THPT Chuyên Thái Bình - Lần 2

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Địa lý sở GD và ĐT Thái bình (Có đáp án)

TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG

TỔ NGỮ VĂN

KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018

Bài thi môn NGỮ VĂN. Thời gian: 120 phút (KKGĐ)

I.ĐỌC HIỂU ( 4 điểm )

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi cũng là lẽ đương nhiên. Nhưng, quan trọng nhất là hồn cốt của gia phong vẫn còn được giữ, có giá trị định hình, nuôi dưỡng nhân cách của mỗi thành viên, đặc biệt là con cái.

Nếp nhà là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong gia đình phải biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai trái của những người trong gia đình mình. Bảo bọc nhau bằng cách là bảo ban giữ những điều tốt đẹp và để ứng xử với người trong gia đình, với người ngoài xã hội. Nếp nhà mà giữ không tốt thì đừng nói chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp được. Điều đáng nói, giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình mình. Quan trọng để giữ nếp nhà là người lớn phải là tấm gương soi chiếu để cho con cái học theo. Cha mẹ mà không tốt - như bây giờ đang có hiện tượng xã hội xảy ra là cha mẹ có quyền có chức mà cố vơ vét rồi tham nhũng khi làm quan - thì con cái không thể nên thành được.

Cho nên, gia đình là cái mốc đầu tiên, gia đình rồi mới tới làng xã, rồi tới môi trường rộng lớn hơn là xã hội. Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn.

( Nguyễn Sự - Người lớn phải là tấm gương soi chiếu)

Dẫn theo Tuổi trẻ online ngày 25.02.2018)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, việc gì là quan trọng để giữ nếp nhà?(0,5 điểm)

Câu 3. Từ nội dung đoạn trích, Anh/Chị hãy rút ra mối quan hệ giữa gia đình và xã hội.(1.0 điểm)

Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan điểm “Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn”(1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân và xã hội.

Câu 2 (5 điểm)

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

 

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

 ( Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2016)

Cảm nhận của Anh/Chị về đoạn thơ trên. Từ đó, liên hệ đến những suy cảm của Xuân Diệu trong bài thơ Vội Vàng (Ngữ Văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2016) để thấy những điểm tương đồng và khác biệt trong cách nhìn về cuộc đời và khát vọng sống của mỗi nhà thơ.

----------------o0o.................HẾT....................o0o.................

HƯỚNG DẪN CHẤM

(Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang)

Thầy cô cần quan sát bài làm của học sinh để đánh giá một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.

Điểm thành phần tính đến 0,25. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định.

PHẦN

NỘI DUNG

ĐIỂM

Đọc hiểu

 

3.0

Câu 1

Phương thức nghị luận/ nghị luận

0,5

Câu 2

Theo tác giả, việc quan trọng để giữ nếp nhà là: người lớn phải là tấm gương soi chiếu để cho con cái học theo. Cha mẹ mà không tốt thì con cái không thể nên thành được.

0,5

Câu 3

Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội:

- Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi.

- Nếp nhà mà giữ không tốt thì đừng nói chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp được.

- Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn.

1.0

Câu 4

Học sinh có thể trả lời đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm “Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn” của tác giả. Giám khảo cho điểm tùy vào sự lý giải hợp lý, thuyết phục của thí sinh.

 

1.0

Làm văn

 

7.0

Câu 1

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân và xã hội.

2.0

 

1. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn nghị luận

0.25

2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân và xã hội.

0.25

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Học sinh có thể trình bày nội dung đoạn văn theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:

- Gia đình là gì?

- Vai trò, ảnh hưởng của gia đình đối với cuộc sống của mỗi cá nhân và toàn xã hội.

+ Gia đinh và xã hội có mối quan hệ gắn bó hữu cơ, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau.

+ Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội có ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến đời sống xã hội.

* Đối với gia đình có nền nếp văn hóa tốt.

* Đối với gia đình không có nền nếp văn hóa.

- Trách nhiệm của xã hội và mỗi cá nhân trong việc xây dựng gia đình.

 

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

4.Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,25

5.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

 

0,25

Câu 2

Cảm nhận hai khổ thơ cuối trong bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh. Từ đó, liên hệ đến những suy cảm của Xuân Diệu trong bài thơ Vội Vàng (Ngữ Văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2016) để thấy những điểm tương đồng và khác biệt trong cách nhìn về cuộc đời và khát vọng sống của mỗi nhà thơ.

 

5.0

 

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề.

0.5

2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về đoạn thơ nêu trong đề bài và liên hệ đúng theo yêu cầu của đề.

0.5

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:

- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng và đoạn thơ.

- Cảm nhận về đoạn thơ:

+ Suy cảm của Xuân Quỳnh về sự chảy trôi của thời gian, sự rộng lớn của không gian và sự ngắn ngủi, nhỏ bé, mong manh của cuộc đời con người.

+ Khát vọng của nhà thơ được sống, được dâng hiến trọn vẹn cho tình yêu để vượt qua sự hữu hạn của cuộc đời.

+ Về nghệ thuật:

· Lời thơ biến hóa, lúc giằng trở, suy tư, lúc thôi thúc khát khao mãnh liệt.

· Sử dụng biện pháp tu từ so sánh; thế giới hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, mang màu sắc triết lý gợi những liên tưởng sâu xa.

- Đánh giá chung: Đoạn thơ thể hiện rõ phong cách thơ Xuân Quỳnh. Đó là tiếng thơ của một người phụ nữ vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa thấm đẫm suy tư về khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc giữa đời thường.

* Liên hệ những suy cảm của nhà thơ Xuân Diệu trong bài thơ Vội Vàng:

- Xuân Diệu cảm nhận cuộc sống trần thế là một “bữa tiệc trần gian” ngập tràn thanh sắc, đẹp đẽ, tươi non, say đắm, gọi mời mà thời gian thì cuộn chảy, tuổi trẻ thì qua mau, một đi không trở lại.

- Vì thế, nhà thơ tự giục giã mình hãy gấp gáp, vội vàng, cuồng nhiệt nhập thế để “thâu” lấy, tận hưởng cho kì hết vẻ đẹp của cuộc sống, của tình yêu và của tuổi trẻ.

- Về nghệ thuật, lời thơ Xuân Diệu cuồng nhiệt, hối hả, gấp vội, đắm say. Thế giới hình ảnh sinh động, tràn trề sức sống. Hệ thống các động từ mạnh, tăng tiến, giàu sắc thái biểu đạt, biểu cảm. Các biện pháp điệp được sử dụng hiệu quả.

* So sánh:

- Điểm tương đồng:

+ Cả hai nhà thơ đều giống nhau trong cách nhìn về cuộc đời. Từ đó, xác định một thái độ sống tích cực, đầy khát khao, giàu ý nghĩa nhân văn.

+ Đều thể hiện một cái tôi nội cảm đầy giằng trở, suy tư và ước muốn thiết tha, mãnh liệt – một cái tôi yêu đời, yêu sống, gắn bó thiết tha với cuộc sống.

- Điểm khác biệt:

Cảm nhận được sự hữu hạn của cuộc đời, nếu như Xuân Quỳnh trăn trở, khát khao tận hiến trọn vẹn sự sống của mình cho cuộc sống, cho tình yêu để bất tử trước thời gian thì Xuân Diệu lại xác định một thái độ sống gấp vội, cuồng si, sống hết từng giây phút của đời mình để tận hưởng cho kì cùng vẻ đẹp của cuộc sống, của tuổi trẻ.

 

 

 

 

3.0

4.Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những cảm nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,5

5.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,5

ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10.00

 

download.com.vn