Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT Tây Hồ, Hà Nội năm học 2017 - 2018 (Có đáp án) - Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 353,2 KB
Lượt tải: 469
Nhà phát hành: Phòng GD&ĐT Tây Hồ


Có thể bạn quan tâm Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT Tây Hồ, Hà Nội năm học 2017 - 2018 (Có đáp án) - Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT Tây Hồ, Hà Nội năm học 2017 - 2018 (Có đáp án) là tài liệu ôn thi vào lớp 10 hữu ích dành cho các bạn học sinh. Sau đây, mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Nội dung chi tiết:

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn

Với mong muốn cung cấp nhiều tài liệu ôn tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10 đang chuẩn bị bước vào kỳ thi xét tuyển vào lớp 10 năm học 2017 - 2018. Download.com.vn xin gửi đến các em Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT Tây Hồ, Hà Nội năm học 2017 - 2018. Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi vào lớp 10 sắp tới.

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm học 2017 - 2018 lần 1 (Hệ chuyên văn)

Bộ đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm học 2017 - 2018

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
QUẬN TÂY HỒ
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn thi: Ngữ văn
ĐỀ THI THỬ
Ngày thi: 29 tháng 5 năm 2017
Thời gian làm bài: 120 phút

PHẦN 1 (5,5 điểm):

Trong bài "Chiều sông Thương", nhà thơ Hữu Thinh viết:

Đám máy trên Việt Yên
Rủ bóng về Bố Hạ

Câu 1: Những câu thơ trên gợi cho em liên tưởng tới bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có hình ảnh đám mây của nhà thơ trên? Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ ấy.

Câu 2: Chép chính xác hai khổ đầu của bài thơ em vừa nêu.

Câu 3: Trong đoạn thơ em vừa chép có hai từ đồng nghĩa với nhau. Đó là hai từ nào? Theo em, cách tác giả sử dụng chúng trong bài thơ có giống nhau không? Hãy chỉ rõ.

Câu 4: Tư những câu thơ vừa chép, em hãy hoàn thành đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, trong đó có sử dụng phép lặp để liên kết câu và một câu có thành phấn khởi ngữ (xác định rõ phép lặp và thành phấn khởi ngữ) để làm sáng tỏ câu chủ đề:

Như vậy, chỉ với hai khổ thơ năm chữ bình dị, Hữu Thỉnh đã đem đến cho người đọc một bức tranh thu tuyệt đẹp được vẽ bằng hồn thơ tinh tế, nhạy cảm.

PHẦN 2 (4,5 điểm):

Dưới đây là phần trích trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long:

Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chỉ công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ "ốp " là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2015)

Câu 1: Đoạn văn sử dụng hình thức ngôn ngữ độc thoại hay đối thoại? Vì sao? Nếu chuyển các câu nghi vấn trong đoạn thành câu trần thuật (vẫn giữ nguyên nội dung) thì giá trị biểu đạt và biểu cảm của chúng có thay đổi không? Nêu cụ thể.

Câu 2: Nhân vật "cháu" trong đoạn văn là ai? Suy nghĩ của nhân vật thể hiện trong đoạn có gì đặc biệt? Từ những suy nghĩ đặc biệt ấy, em hiểu nhân vật là người thế nào?

Câu 3: Cùng chủ để với "Lặng lẽ Sa Pa" nhà thơ Thanh Hải đã viết những câu thơ thật ý nghĩa trong bài

"Mùa xuân nho nhỏ":
Ta làm con chim hót
Ta là một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến

Từ hiểu biết về hai tác phẩm được nói tới ở trên, kết hợp với những kiến thức xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa và niềm vui của sự tự giác, tự nguyện trong đời sống con người và xã hội.

--------------- Hết---------------

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn

Phần 1

Câu 1

- Bài thơ Sang Thu 0,25 điểm

- Nhan đề có ý nghĩa: khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu với những cảm nhận tinh tế của nhà thơ 0,25 điểm

Câu 2 1,0 điểm

- Chép chính xác 8 câu thơ mỗi lỗi sai hoặc thiếu một câu - 0,25 điểm

Câu 3

- Hai từ đồng nghĩa là "chùng chình" và "dềnh dàng" 0,5 điểm

- Cách dùng giống nhau ở chỗ: cùng sử dụng nghệ thuật nhân hóa, cùng diễn tả sự chuyển biến thong thả, chậm rãi của sự vật 0,5 điểm

Câu 4

Hình thức 1,0 điểm

- Đúng hình thức đoạn văn quy nạp với độ dài 12 câu có phép lặp và thành phần khởi ngữ

Nội dung 2,0 điểm

- Biết khai thác các chi tiết hình ảnh, từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật để làm sáng tỏ bức tranh thu tuyệt đẹp được vẽ bằng hồn thơ tinh tế nhạy cảm

+ Khổ 1: nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối khi bất chợt nhận ra những tín hiệu đầu tiên của phút giao mùa hạ sang thu

+ Khổ 2: tác giả ngây ngất bởi những tín hiệu mùa thu đã dần rõ nét ở một không gian rộng lớn, nhiều tầng bậc

Phần 2

Câu 1

- Đoạn văn sử dụng ngôn ngữ đối thoại vì đây là lời nói của anh thanh niên với ông họa sĩ 0,5 điểm

- Nếu chuyển câu nghi vấn thành câu trần thuật thì giá trị biểu đạt giữ nguyên nhưng giá trị biểu cảm không còn, sẽ không thể hiện được sự trăn trở suy nghĩ nội tâm sâu sắc của nhân vật 0,75 điểm

Câu 2

- Nhân vật cháu trong đoạn trích là anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn 0,25 điểm

- Suy nghĩ của anh trong đoạn trích đặc biệt ở chỗ: 0,5 điểm

+ Anh coi công việc là người bạn của anh

+ Anh nghĩ về sự thèm người của mình nhỏ hơn trách nhiệm với đất nước

- Suy nghĩ đặc biệt đó cho thấy anh là người yêu công việc, sống có trách nhiệm với tập thể và đất nước 0,5 điểm

Câu 3

- Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn nghị luận xã hội đảm bảo độ dài hai phần ba trang giấy 0,5 điểm

- Về nội dung 1,5 điểm

+ Nêu cách hiểu về ý thức tự giác, tự nguyện
+ Ý nghĩa và niềm vui của sự tự giác, tự nguyện đối với bản thân, gia đình và xã hội
+ Liên hệ bản thân: tự giác trong học tập, rèn luyện, tự nguyện trong phong trào hoạt động tập thể, sống có ích, sống tử tế

download.com.vn