Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010 - môn Vật lí (Giáo dục thường xuyên) -
Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010 - môn Vật lí (Giáo dục thường xuyên)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Đề thi chính thức) | KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2010 Môn thi: VẬT LÍ − Giáo dục thường xuyên Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề |
Câu 1: Một vật nhỏ dao động điều hòa trên một quỹ đạo thẳng dài 8 cm. Dao động này có biên độ là
A. 16 cm. B. 4 cm. C. 2 cm. D. 8 cm.
Câu 2: Tại một vị trí trong môi trường truyền âm, một sóng âm có cường độ âm I. Biết cường độ âm chuẩn là I0. Mức cường độ âm L của sóng âm này tại vị trí đó được tính bằng công thức
Câu 3: Khi chiếu một ánh sáng kích thích vào một chất lỏng thì chất lỏng này phát ánh sáng huỳnh quang màu vàng. Ánh sáng kích thích đó không thể là ánh sáng
A. màu đỏ. B. màu chàm. C. màu lam. D. màu tím.
Câu 4: Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có khả năng ion hóa chất khí như nhau.
B. Nguồn phát ra tia tử ngoại thì không thể phát ra tia hồng ngoại.
C. Tia hồng ngoại gây ra hiện tượng quang điện còn tia tử ngoại thì không.
D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là những bức xạ không nhìn thấy.
Câu 5: Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau.
B. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó càng lớn.
C. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ.
D. Phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên.
Câu 6: Tia Rơn-ghen (tia X) có bước sóng
A. nhỏ hơn bước sóng của tia hồng ngoại.
B. nhỏ hơn bước sóng của tia gamma.
C. lớn hơn bước sóng của tia màu đỏ.
D. lớn hơn bước sóng của tia màu tím.
Câu 7: Ban đầu có N0 hạt nhân của một mẫu phóng xạ nguyên chất. Biết chu kì bán rã của chất phóng xạ này là T. Sau thời gian 3T, kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân chưa phân rã của mẫu phóng xạ này bằng
Câu 8: Nói về một chất điểm dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không.
B. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc cực đại.
C. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không.
D. Ở vị trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc cực đại.
Câu 9: Điện áp giữa hai cực một vôn kế xoay chiều là u =100 2cos100πt (V). Số chỉ của vôn kế này là
A. 70 V. B. 141 V. C. 50 V. D. 100 V.
Câu 10: Hạt nhân 146Csau một lần phóng xạ tạo ra hạt nhân 147N. Đây là:
A. phóng xạ γ. B. phóng xạ β+. C. phóng xạ α. D. phóng xạ β–.
Câu 11: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu một đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm và tụ điện có điện dung mắc nối tiếp. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong đoạn mạch là
A. 0,75 A. B. 1,5 A. C. 2 A. D.
Câu 12: Biết hằng số Plăng là 6,625.10–34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ có bước sóng 0,6625 μm là
A. 3.10–18 J. B. 3.10–20 J. C. 3.10–17 J. D. 3.10–19 J.
Câu 13: Tia tử ngoại
A. có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia gamma.
B. có tần số tăng khi truyền từ không khí vào nước.
C. không truyền được trong chân không.
D. được ứng dụng để khử trùng, diệt khuẩn.
Câu 14: Đặt điện áp (với U và ω không đổi) vào hai đầu một đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Biết điện trở thuần R và độ tự cảm L của cuộn cảm thuần đều xác định còn tụ điện có điện dung C thay đổi được. Thay đổi điện dung của tụ điện đến khi công suất của đoạn mạch đạt cực đại thì thấy điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện là 2U. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm thuần lúc đó là
A. 3U. B. U. C. 2U. D.
Câu 15: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình li độ (x tính bằng cm, t tính bằng s). Tại thời điểm t = s/4, chất điểm có li độ bằng
A. 2 cm. B. − . C. – 2 cm. D. .
Câu 16: Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp và điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng khi không tải lần lượt là 55 V và 220 V. Tỉ số giữa số vòng dây cuộn sơ cấp và số vòng dây cuộn thứ cấp bằng
A. 2. B. 4. C. 1/4. D. 8.
Câu 17: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Ánh sáng chiếu vào hai khe có bước sóng 0,5 μm. Khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng bậc 4 là
A. 4 mm. B. 2,8 mm. C. 2 mm. D. 3,6 mm.
Câu 18: Trên một sợi dây dài 90 cm có sóng dừng. Kể cả hai nút ở hai đầu dây thì trên dây có 10 nút sóng. Biết tần số của sóng truyền trên dây là 200 Hz. Sóng truyền trên dây có tốc độ là
A. 40 cm/s. B. 90 cm/s. C. 90 m/s. D. 40 m/s.
Câu 19: Biết khối lượng của prôtôn là 1,00728 u; của nơtron là 1,00866 u; của hạt nhân 2311Na là 22,98373 u và 1u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng liên kết của 2311Na bằng
A. 8,11 MeV. B. 81,11 MeV. C. 186,55 MeV. D. 18,66 MeV.
Câu 20: Khi dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz chạy trong cuộn cảm thuần có độ tự cảm thì cảm kháng của cuộn cảm này bằng
A. 50 Ω. B. 100 Ω. C. 25 Ω. D. 75 Ω.
Câu 21: Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,75 μm. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10–34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Công thoát êlectron khỏi kim loại này là
A. 2,65.10–19 J. B. 2,65.10–32 J. C. 26,5.10–32 J. D. 26,5.10–19 J.
Download tài liệu để xem thêm chi tiết