Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên tỉnh Kiên Giang năm 2012 - 2013 môn Sinh học - Có đáp án - Sở GD-ĐT Kiên Giang

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 373 KB
Lượt tải: 128
Nhà phát hành: Sở GD-ĐT Kiên Giang


Mỗi ngày một chia sẻ - Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên tỉnh Kiên Giang năm 2012 - 2013 môn Sinh học - Có đáp án

Giới thiệu

Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên tỉnh Kiên Giang năm 2012 - 2013 môn Sinh học - Có đáp án - Sở GD-ĐT Kiên Giang

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KIÊN GIANG

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2012 - 2013

MÔN THI: SINH HỌC (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 26/06/2012

Câu 1: (2 điểm)

a. Cơ chết nhiễm sắc thể xác định giới tính được hiểu như thế nào? Hãy minh họa cơ chế đó bằng sơ đồ xác định giới tính ở người.

b. Nêu những điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường. Dùng hoocmon metyl testosteron tác động vào cá vàng cái có thể làm cho cá cái thành cá đực, theo em cặp NST giới tính ở cá vàng cái có thay đổi không, vì sao?

Câu 2: (2 điểm)

a. Nêu ý nghĩa của tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật và giao phối cận huyết ở động vật trong chọn giống?

b. Nêu nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống ở sinh vật khi xảy ra tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết? Giả sử một quần thể thực vật tự thụ phấn, ban đầu chỉ có kiểu gen Aa (Aa = 100%). Hãy kẻ bảng theo mẫu sau và điền tỉ lệ các kiểu gen Aa, AA, aa ở các thế hệ.

Câu 3: (2 điểm)

Công nghệ sinh học là gì? Nêu các lĩnh vực trong Công nghệ sinh học hiện đại.

Câu 4: (2 điểm)

Gen B có chiều dài 4080A, và có tỷ lệ A:G = 1,4

a. Tính số nucleotit các loại có trong gen B.

b. Gen B bị đột biến thành gen b. Cặp gen Bb cùng tự nhân đôi một lần đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con lại tiếp tục nhân đôi một lần nữa. Trong cả hai lần nhân đôi đã cần tế bào cung cấp tổng số nucleotit tự do loại A là 4203 và tổng số nucleotit tự do loại G là 2997. Hãy cho biết dạng đột biến đã xảy ra với gen B làm cho gen B thành gen b?

Câu 5: (2 điểm)

Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp; gen B quy định quả tròn là trội hoàn toàn so với gen b quy định quả bầu dục. Các cặp gen này phân li độc lập với nhau. Quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường, không có đột biến xảy ra.

a. Cho lai cây thân cao, quả tròn với cây thân thấp, quả tròn, kết quả ở F1 thu được 270 cây thân cao, quả tròn; 93 cây thân cao, quả bầu dục; 272 cây thân thấp, quả tròn; 91 cây thân thấp, quả bầu dục. Hãy xác định kiểu gen của hai cây bố, mẹ đem lại.

b. Ở một phép lại khác, cho cây thân cao, quả tròn (AaBb) lai với cây thân cao, quả tròn (AaBb), không viết sơ đồ lai, hãy tính toán để dự đoán tỷ lệ xuất hiện cây thân cao (kiểu gen dị hợp tử), quả bầu dục ở thế hệ con.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

download.com.vn