Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019 - 2020 sở GD&ĐT Hà Tĩnh (Chính thức) - Đề thi vào lớp 10 năm 2019 môn Ngữ văn
Nội dung chi tiết:
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019 - 2020 sở GD&ĐT Hà Tĩnh được Download.com.vn sưu tầm và cập nhật nhằm gửi đến các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi vào lớp 10.
Thông qua đề thi này sẽ giúp các bạn làm quen với cấu trúc đề thi, rút ra cách phân bổ thời gian hợp lý trong quá trình làm bài thi. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi vào lớp 10 năm 2019 môn Ngữ văn
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ CHÍNH THỨC | KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019-2020 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút |
Câu 1
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu,
Người xưa đã dạy: "Y phục xứng kỳ đức", có nghĩa là ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung của cộng đồng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp với hoàn cảnh thì cũng làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hoá, biết ứng xử chính là người biết tự mình hoà vào cộng đồng như thế, không kể hình thức còn phải đi với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà văn đã nói: " Nếu một cô gái khen tôi chỉ vì có một bộ quần áo đẹp, mà không khen tôi vì có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện". Chí lí thay!
(Giao tiếp đời thường, Băng Sơn, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB GDVN, 2014, tr.9)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính.
b. Nêu nội dung của đoạn trích.
c. Em có đồng tình với ý kiến “Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị mát là phù hợp với môi trường. " không? Vì sao?
Câu 2. Suy nghĩ của em về bài học ứng xử trong cuộc sống được gợi lên từ câu tục ngữ Một sự nhịn, chín sự lành.
Câu 3. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
(Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, Nxb GDVN, 2014"
...............................
Đáp án đề thi
Câu 1
a. Xác định phương thức biểu đạt chính: nghị luận
b. Nêu nội dung của đoạn trích: ăn mặc như thế nào là phù hợp
c. Em có đồng tình với ý kiến “Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị mát là phù hợp với môi trường. "không? Vì sao?
- Nêu ý kiến: Đồng ý
Câu 2.
Giới thiệu vấn đề: Câu tục ngữ: “Một điều nhịn, chín điều lành” được nhiều người biết đến vì ý nghĩa xã hội rộng rãi của nó.
Bàn luận vấn đề:
*Giải thích thế nào là nhịn?. Thế nào là lành?.
- Nhịn: Là đức tính nhẫn nại, nhún nhường, luôn giữ hòa khí trong giao tiếp, ứng xử.
- Lành: Là kết quả tốt đẹp, thỏa đáng, đúng như mong muốn.
Giải thích tại sao: “Một điều nhịn, chín điều lành”?.
- Cuộc sống vốn đa dạng, phức tạp. Một con người thường có rất nhiều mối quan hệ khác nhau trong gia đình và ngoài xã hội.
- Quá trình vận động của cuộc sống bắt buộc con người phải đấu tranh sinh tồn để phát triển. Muốn phát triển, con người phải đoàn kết, hợp tác với nhau để tăng cường sức mạnh, để làm việc có hiệu quả. Sự hòa thuận trong giao tiếp là vô cùng cần thiết vì đó là cách ứng xử có hiệu quả nhất, là phương châm sống tốt nhất.
- Đối tượng nhịn và thái độ nhịn: Là các thành viên trong gia đình (vợ chồng, cha con, ông bà, cháu...). Vợ chồng phải cư xử tôn trọng lẫn nhau, biết kiềm chế khi nóng giận để giữ hòa khí. Ở cộng đồng tập thể phải biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp luôn giữ thái độ hòa nhã, tránh xung khắc đối đầu.
*Liên hệ
- Mở rộng câu nói này trong tập thể lớp học, trong đời sống xã hội như thế nào? Trong một tập thể lớp có những khi quan điểm của ta không trùng với quan điểm của ai đó. Đôi bên tranh luận sôi nổi lời qua tiếng lại nếu chúng ta không nhẫn nhịn, không biết cách “dĩ hòa vi quý”
- Trong gia đình khi có sự bất bình xảy ra nếu như ai cũng cho rằng mình đúng không ai chịu nhận thiệt thòi, nhẫn nhịn thì mọi chuyện sẽ càng lúc càng căng thẳng, dẫn tới đổ vỡ.
- Tuy nhiên, bên cạnh câu nói của người xưa rằng “Một điều nhịn bằng chín điều lành” còn có câu nói khác mà thế hệ ngày nay thường sử dụng đó là “Một điều nhịn bằng chín điều nhục”. Người xưa thường nói nhẫn nhịn là bằng nhục bởi hai từ này thường đi kèm với nhau.
- “Một điều nhịn bằng chín điều nhục” muốn khuyên chúng ta nhẫn nhịn tới mức nào là đủ, trước những cái xấu, các ác trong xã hội chúng ta cần phải đấu tranh, chứ không thể im lặng, nhịn nhục để cho bọn xấu tự tung tự tác làm khổ người lành hiền.
Kết thúc vấn đề: Câu tục ngữ: “Một điều nhịn, chín điều lành” là bài học nhắc nhở về phương pháp ứng xử, đấu tranh có hiệu quả không chỉ cho một cá nhân mà cho cả cộng đồng dân tộc.
Câu 3. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
..............
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết