Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 4 - 5 - Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 4 - 5

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 1,6 MB
Lượt tải: 1,905
Nhà phát hành: Sưu tầm


Bạn có biết Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 4 - 5 không?! Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4, 5 là tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt 4 và lớp 5 hữu ích giúp các thầy cô giáo tham khảo soạn giáo án dạy môn Tiếng Việt hiệu quả, giúp các em nắm được kiến thức cơ bản và nâng cao môn Tiếng Việt.

Giới thiệu

Mời các thầy cô giáo cùng tham khảo Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 4 - 5. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các thầy cô giáo hướng dẫn các em học sinh học tốt môn Tiếng Việt hơn, ôn thi học sinh giỏi hiệu quả hơn.

Công thức môn Tiếng Việt lớp 4, 5

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 chuẩn kiến thức kỹ năng

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 4 - 5

*NỘI DUNG:

Phần I : Luyện từ và câu                                     Trang

1) Cấu tạo từ....................................................................................................4

2) Cấu tạo từ phức...........................................................................................8

3) Từ loại.

3.1-Danh từ, động từ, tính từ...................................................................13

3.2- Đại từ, đại từ xưng hô......................................................................20

3.3- Quan hệ từ........................................................................................22

4) Các lớp từ:

4.1 - Từ đồng nghĩa..................................................................................24

4.2 - Từ trái nghĩa.....................................................................................27

4.3 - Từ đồng âm......................................................................................28

4.4 - Từ nhiều nghĩa.................................................................................29

5) Khái niệm câu...........................................................................................32

6) Các thành phần của câu (cấu tạo ngữ pháp của câu).................................35

7) Các kiểu câu (chia theo mục đích nói):

7.1 - Câu hỏi.............................................................................................40

7.2 - Câu kể..............................................................................................41

7.3 - Câu khiến.........................................................................................44

7.4 - Câu cảm...........................................................................................44

8) Phân loại câu theo cấu tạo........................................................................45

9) Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ......................................................48

10) Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng................................................51

11) Dấu câu...................................................................................................52

12) Liên kết câu............................................................................................54

 

Phần II: Tập làm văn:

1) Bài tập về phép viết câu...........................................................................55

2) Bài tập về phép viết đoạn.........................................................................61

3) Luyện viết phần mở bài............................................................................64

4) Luyện viết phần kết bài............................................................................66

5) Luyện tìm ý cho phần thân bài.................................................................68

6) Phương pháp chung khi làm bài Tập làm văn..........................................71

7) Làm thế nào để viết được một bài văn hay...............................................72

8) Nội dung và phương pháp làm bài:

8.1 - Thể loại miêu tả...............................................................................74

1.Tả đồ vật.......................................................................................74

2.Tả cây cối......................................................................................76

3.Tả loài vật.....................................................................................78

4.Tả người........................................................................................79

5.Tả cảnh..........................................................................................81

8.2 - Thể loại kể chuyện..........................................................................84

8.3 - Thể loại viết thư..............................................................................87

 

Phần III: Cảm thụ văn học:

A - Khái niệm................................................................................................88

B - Một số biện pháp tu từ thường gặp..........................................................88

C - Kỹ năng viết một đoạn văn về C.T.V.H..................................................88

D - Hệ thống bài tập về C.T.V.H ..................................................................89

 

Phần IV:Chính tả (Phù hợp với khu vực Miền Bắc)

1) Chính tả phân biệt l / n.............................................................................97

2) Chính tả phân biệt ch / tr.........................................................................98

3) Chính tả phân biệt x / s..........................................................................100

4) Chính tả phân biệt gi / r / d....................................................................101

5) Quy tắc viết phụ âm đầu “cờ” (c /k /q ).................................................102

6) Quy tắc viết phụ âm đầu “ngờ” (ng /ngh ).............................................103

7) Quy tắc viết nguyên âm i (i / y )............................................................103

8) Quy tắc viết hoa.....................................................................................104

9) Quy tắc đánh dấu thanh..........................................................................106

10) Cấu tạo tiếng - Cấu tạo vần...................................................................106

11) Cấu tạo từ Hán-Việt..............................................................................107

 

Phần V: Hệ thống bài tập Tiếng Việt cuối bậc tiểu học:

1) Bài tập chính tả.......................................................................................109

2) Bài tập luyện từ và câu...........................................................................111

3) Bài tập C.T.V.H......................................................................................120

4) Bài tập làm văn.......................................................................................124

 

Phần VI: Các đề luyện thi cuối bậc tiểu học.

PHẦN I: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

I/ Cấu tạo từ: (Tuần 3 - lớp 4)

  1. Ghi nhớ:

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 4 - 5

a) Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Tiếng có thể có nghĩa rõ ràng hoặc có nghĩa không rõ ràng.

V.D: Đất đai (Tiếng đai đã mờ nghĩa)

    Sạch sành sanh (Tiếng sành, sanh trong không có nghĩa)

 

b) Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng có nghĩa dùng để đặt câu. Từ có 2 loại:

- Từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành gọi là từ đơn.

- Từ do 2 hoặc nhiều tiếng ghép lại tạo thành nghĩa chung gọi là từ phức. Mỗi tiếng trong từ phức có thể có nghĩa rõ ràng hoặc không rõ ràng.

 

c) Cách phân định ranh giới từ:

Để tách câu thành từng từ, ta phải chia câu thành từng phần có nghĩa sao cho được nhiều phần nhất (chia cho đến phần nhỏ nhất). Vì nếu chia câu thành từng phần có nghĩa nhưng chưa phải là nhỏ nhất thì phần đó có thể là 1 cụm từ chứ chưa phải là 1 từ.

Dựa vào tính hoàn chỉnh về cấu tạo và về nghĩa của từ, ta có thể xác định được 1 tổ hợp nào đó là 1 từ (từ phức) hay 2 từ đơn bằng cách xem xét tổ hợp ấy về 2 mặt: kết cấu và nghĩa.

- Cách 1: Dùng thao tác chêm, xen: Nếu quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà lỏng lẻo, dễ tách rời, có thể chêm, xen 1 tiếng khác từ bên ngoài vào mà nghĩa của tổ hợp về cơ bản vẫn không thay đổi thì tổ hợp ấy là 2 từ đơn.

VD: tung cánh Tung đôi cánh

lướt nhanh Lướt rất nhanh

(Hai tổ hợp trên đã chêm thêm tiếng đôi, rất nhưng nghĩa các từ này về cơ bản không thay đổi, do đó tung cánhlướt nhanh là kết hợp 2 từ đơn)

Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà chặt chẽ, khó có thể tách rời và đã tạo thành một khối vững chắc, mang tính cố định (không thể chêm, xen) thì tổ hợp ấy là 1 từ phức.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về file word để xem tiếp

download.com.vn