Giáo án trọn bộ lớp 6 môn Ngữ Văn - Giáo án môn Ngữ Văn lớp 6 cả năm

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 3,5 MB
Lượt tải: 1,160
Nhà phát hành: Sưu tầm


Cùng tìm hiểu thêm về Giáo án trọn bộ lớp 6 môn Ngữ Văn: Giáo án trọn bộ lớp 6 môn Ngữ Văn là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô giáo. Với tài liệu này sẽ giúp các thầy cô chuẩn bị cho tiết dạy của mình tốt hơn. Mời thầy cô tải về trọn bộ giáo án môn Ngữ văn lớp 6 để tham khảo nhé!

Nội dung chi tiết:

Giáo án điện tử hiện nay đã trở thành một tài liệu hỗ trợ không thể thiếu đối với các thầy cô giáo trong công tác giảng dạy. Việc chuẩn bị thật kỹ giáo án môn học là điều quan trọng đối với các thầy cô giáo. Giáo án sẽ là tài liệu hỗ trợ giảng dạy của các thầy cô giáo. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng và chi tiết giáo án từng môn học trước khi lên lớp sẽ giúp các thầy cô giáo có những tiết dạy chất lượng hơn. Ngoài ra, việc chuẩn bị đầy đủ giáo án môn học còn giúp các thầy cô có thêm những ý tưởng hay góp phần làm tăng hứng thú trong các giờ học đối với học sinh.

Bộ giáo án môn Ngữ văn lớp 6 cả năm là tài liệu tham khảo dành cho các thầy cô giáo để chuẩn bị cho các tiết dạy trên lớp. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Chúc quý thầy cô và các em học sinh những có tiết học hay!

Mời quý thầy cô chọn tải về để xem đầy đủ và chi tiết giáo án môn Ngữ văn lớp 6.

Giáo án trọn bộ lớp 6 môn Tiếng Anh chương trình mới

Giáo án trọn bộ lớp 6 môn Toán

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6

Ngày soạn: ………

 

Tuần 1

Bài 1, tiết 1

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

Văn bản:                                 CON RỒNG CHÁU TIÊN

(Truyền thuyết)

A. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện “Con rồng cháu tiên”.

2. Kĩ năng:

Bước đầu rèn luyện kĩ năng: đọc văn bản nghệ thuật, nghe kể chuyện.

* GDKN SỐNG: Tự nhận thức, giao tiếp, suy nghĩ sang tạo.

3. Thái độ

Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

- Tranh ảnh về đền Hùng hoặc về vùng đất Phong Châu.

2. Học sinh:

- Đọc văn bản “Con rồng cháu tiên”.

- Trả lời các câu hỏi phần “Đọc – Hiểu văn bản vào vở soạn”.

3. Phương pháp: Động não, trình bài 1 phút.

C. Tiến trình tiết dạy:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của học sinh

3. Bài mới:

Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình, gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Dân tộc Kinh (Việt) chúng ta đời đời sinh sống trên dải đất hẹp và dài hình chữ S bên bờ biển Đông, bắt nguồn từ một truyền thống xa xăm, huyền ảo: “Con rồng cháu tiên”.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

GV mời hs đọc chú thích sgk phần (*) tr 7

Để khắc sâu truyền thuyết là gì ?

GV đọc truyện 1 phần -> hs đọc tiếp.

Lưu ý những từ khó

- Thảo luận nhóm để trả lời

Đoạn 1: Việc kết hôn của Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đoạn 2: Việc sinh con và chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Đoạn 3: Sự trưởng thành của các con Lạc Long Quân và Âu Cơ.

 

? Hình ảnh Lạc Long Quân và Au Cơ được giới thiệu như thế nào?

? Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của hình tượng Lạc Long Quân và Au Cơ?

 

 

 

 

 

? Việc kết duyên của LLQ và ÂC cùng việc ÂC sinh nở có gì lạ?

? LLQ và ÂC chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì nguời Việt Nam ta là con cháu của ai? Em có suy nghĩ gì về điều này?

 

 

 

? Theo em, cơ sở lịch sử của truyện con Rồng cháu Tiên là gì?

H: Nghệ thuật của truyện có gì nổi bật?

 

 

 

H: Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo?

 

 

 

H: Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo có vai trò ra sao trong truyện “Con rồng cháu tiên”.

H: Ông cha ta sáng tạo ra câu chuyện này nhằm mục đích gì?

H: Truyện đã bồi đắp cho em những tình cảm nào?

 

H: Khi đến thăm đền Hùng, Bác Hồ đã nói như thế nào?

 

 

 

H: Còn là học sinh, em sẽ làm gì để thực hiện lời dạy đó của Bác?

 

HS đọc truyện.

 

Chia bố cục :gồm có ba phần.

- Đoạn1: Từ đầu đến “Long trang”.

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “lên đường”.

- Đoạn 3: Phần còn lại

 

 

- HS tìm và gạch sgk

- ÂC sinh ra bọc trứng-> nở ra 100 con trai khôi ngô, khỏe mạnh như thần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi -> khi cần giúp đỡ lẫn nhau, không quên lời hẹn. Dựng nước Văn Lang, Con trưởng lấy hiệu Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu

- Người việt Nam là con cháu vua Hùng

- Gắn với các triều đại vua Hùng dựng nước.

 

- Chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết không có that, do nhân dân ta sáng tạo ra nhằm giải thích một số những hiện tượng tự nhiên chưa giải thích được và đồng thời để làm cho tác phẩm phong phú hơn hấp dẫn hơn.

 

 

 

 

 

 

- Tự hào dân tộc, yêu quí truyền thống dân tộc, đoàn kết, thân ái với mọi người.

- Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.

- Chăm học chăm làm. Yêu thương, giúp đỡ bạn và mọi người xung quanh.

 

I Đọc- hiểu chú thích

1. Truyền thuyết là gì?

Sách giáo khoa trg 7

2. Thể loại: Truyền thuyết

3. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

4. Bố cục: chia làm 3 phần.

5. Từ khó: sgk

 

 

 

 



II. Đọc-tìm hiểu văn bản

1 - hình ảnh của Lạc Long Quân và Âu Cơ:

- Lạc Long Quân: nòi Rồng, sống dưới nước,khỏe vô địch, nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt yêu quái, dạy dân trồng trọt, chăn nuôi.

- Âu Cơ: giống tiên, xinh đẹp.

- Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ.

-> Dân tộc ta có nòi giống cao quí, thiêng liêng: Con rồng, cháu tiên.

 

2 - Yếu tố kỳ lạ trong việc sinh con và chia con:

- Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở thành trăm người con khỏe đẹp -> Mọi người Việt Nam đều là anh em .

- 50 lên núi, 50 xuống biển -> Ý nguyện phát triển dân tộc và đoàn kết thống nhất dân tộc.

 

 

 

- Dựng nước Văn Lang, Con trưởng lấy hiệu Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật:

Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo (như hình tượng các nhân vật thần có nhiều phép lạ và hình tượng bọc trăm trứng…).

 

 

 

 

 

2. Nội dung:

- Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi.

- Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt

 

4) Củng cố:

- Trong truyện có những yếu tố kỳ lạ, tưởng tượng nào?

- Có những nhân vật lịch sử nào? sự kiện lịch sử trong truyện là gì?

- Người dân ta có những tình cảm gì đối với nhân vật trong truyện

5) Dặn dò:

- Học bài, kể lại truyện

- Tìm những tranh ảnh có liên quan về Lạc Long Quân và Âu Cơ

- Chuẩn bị: “ Bánh chưng, bánh giầy”

D – Rút kinh nghiệm:

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------

 Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

download.com.vn