Giáo án trọn bộ lớp 6 môn Vật lý - Giáo án môn Vật lý lớp 6 cả năm
Nội dung chi tiết:
Giáo án trọn bộ lớp 6 môn Vật lý là tài liệu tham khảo dành cho các thầy cô giáo để chuẩn bị cho các tiết dạy trên lớp.
Hi vọng, tài liệu giúp các thầy cô có thêm những ý tưởng hay góp phần làm tăng hứng thú trong các giờ học đối với học sinh lớp 6, ngoài ra có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Chúc quý thầy cô và các em học sinh những có tiết học hay!
Giáo án trọn bộ lớp 6 môn Vật lý
CHƯƠNG I: CƠ HỌC
BÀI 1, 2. ĐO ĐỘ DÀI
TIẾT 1
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.
- Biết được đơn vị đo độ dài.
2. Kĩ năng:
- Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.
- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
- Biết cách dùng dụng cụ đo độ dài cho phù hợp với vật cần đo.
- Đo được độ dài của 1 số vật bằng dụng cụ đo độ dài.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào trong thực tế.
- Nghiêm túc trong khi học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Phương tiện: Thước dây, thước cuộn, thước mét.
- Phương pháp: Tìm và giải quyết vấn đề. Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS, thực hành, trực quan, vấn đáp...
2. Học sinh:
- Thước cuộn, thước dây, thước mét.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | NỘI DUNG GHI BẢNG |
HĐ1: Đặt vấn đề: (2’) | ||
- Đưa ra tình huống như trong SGK. - Nhận xét và chốt lại “Sở dĩ có sự sai lệch đó là vì thước đo không giống nhau, cách đo không chính xác, hoặc cách đọc kết quả chưa đúng. - Vậy để khỏi tranh cãi, hai chị em cần phải thống nhất điều gì?”. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này | - Quan sát. - Trả lời câu hỏi + Gang tay của 2 chị em không giống nhau. + Độ dài gang tay trong mỗi lần đo không giống nhau + Đếm số gang tay không chính xác - Lắng nghe, ghi bài | CHƯƠNG I. CƠ HỌC BÀI 1, 2. ĐO ĐỘ DÀI
|
HĐ2: Ôn đơn vị độ dài và ước lượng một số độ dài (8’) | ||
- GV: Yêu cầu HS làm C1.
- GV: Yêu cầu HS làm C2, C3 gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận. - GV: hướng dẫn HS cách ước lượng độ dài cần đo. | - HS: nhớ lại đơn vị đo độ dài và trả lời C1. - HS: Tiến hành ước lượng theo gợi ý của các câu hỏi C2 và C3. - Lắng nghe.
| I. ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI: 1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài. C1: Tùy vào HS 2. Ước lượng độ dài. C2, C3: Tùy vào HS
|
HĐ3: Đo độ dài (10’) | ||
- GV: Gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C4. - GV: Cung cấp thông tin về GHĐ và ĐCNN, tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C5. - GV: Gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C6. - GV: Gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C7. - GV: Hướng dẫn HS tiến hành đo độ dài.
- GV: Tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho phần này. | - HS: quan sát và trả lời C4.
- HS: nắm bắt thông tin và trả lời C5, nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau. - HS: suy nghĩ và trả lời C6.
- HS: suy nghĩ và trả lời C7.
- HS: thảo luận và tiến hành đo chiều dài bàn học và bề dày cuốn sách Vật lí 6, đại diện các nhóm trình bày. - HS: Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau. | II. ĐO ĐỘ DÀI 1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài. C4 - Thợ mộc dùng thước cuộn - Học sinh dùng thước kẻ - Người bán vải dùng thước mét. - GHĐ: là độ dài lớn nhất ghi trên thước. - ĐCNN: là độ chia giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước. 2. Đo độ dài. a. Chuẩn bị: - Thước dây, thước kẻ học sinh - Bảng 1.1 b. Tiến hành đo: |
HĐ4: Cách đo độ dài (15’) | ||
- GV: Gọi HS trả lời câu C1, C2, C3. HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C1, C2, C3. - GV: Gọi HS trả lời câu C4, C5. HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho C4, C5. - GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C6. | - HS: suy nghĩ và trả lời C1, C2, C3.
- HS: suy nghĩ và trả lời C4, C5. - Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau. - HS: thảo luận với câu C6. Đại diện các nhóm trình bày. | III. CÁCH ĐO ĐỘ DÀI: C1, C2: tùy vào HS C3: đặt sao cho vạch số 0 của thước bằng 1 đầu vật cần đo. C4: nhìn vuông góc với đầu còn lại của vật xem tương ứng với vạch số bao nhiêu ghi trên thước. C5: ta lấy kết quả của vạch nào gần nhất. * Rút ra kết luận: C6: |
HĐ5: Vận dụng (6’) | ||
- GV: Yêu cầu HS trả lời từ C7 đến C9. - GV: Chốt lại câu trả lời đúng. Yêu cầu HS về nhà làm câu C10. | - HS: Quan sát hình và trả lời. - Lắng nghe. | IV. VẬN DỤNG: C7: Hình c đúng. C8: Hình c đúng. C9: a) l = 7 cm. b) l = 7 cm. c) l = 7 cm. |
4. Củng cố: (2’)
- GV yêu cầu HS hệ thống kiến thức bài học.
- Cho HS đọc ghi nhớ và "Có thể em chưa biết".
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Học bài và làm bài tập của bài 1 và bài 2 trong SBT.
- Đọc và chuẩn bị bài 3: Đo thể tích chất lỏng.
* RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................
........................................................
........................................................
TIẾT 2
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
- Biết được các dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng.
- Biết được cách đo thể tích chất lỏng.
2. Kĩ năng:
- Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo thể tích.
- Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ.
- Đo được thể tích chất lỏng bằng các dụng cụ đo.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào trong thực tế.
- Nghiêm túc trong khi học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Phương tiện: Bình chia độ, bình tràn, ca đong, can đong.
- Phương pháp: Tìm và giải quyết vấn đề. Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS, thực hành, trực quan, vấn đáp...
2. Học sinh:
- Ấm, ca, can, cốc, bảng 3.1.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
- Câu hỏi: Nêu cách đo độ dài. Tại sao trước khi đo độ dài ta cần phải ước lượng độ dài cần đo?
Làm bài tập 1-2.9 và 1-2.13 trong SBT?
- Đáp án: Cách đo độ dài là: ước lượng độ dài cần đo, chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp, đặt thước dọc theo chiều dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0, đặt mắt vuông góc với cạnh kia của thước, đọc theo vạch chia gần nhất. Khi đo độ dài cần ước lượng độ dài cần đo vì để chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp
Bài1-2.9:
a. ĐCNN: 0,1 cm
b. ĐCNN: 1 cm
c. ĐCNN: 0,5 cm.
Bài 1-2.13: Ta ước lượng độ dài của mỗi bước chân đi, sau đó đếm xem đi từ nhà đến trường là bao nhiêu bước chân. Sau đó nhân lên ta được độ dài tương ứng từ nhà đến trường.
3. Bài mới:
* Khởi động: (1 phút)
- GV: Đưa ra tình huống như trong SGK.
- Để đo độ dài ta dùng thước . Vậy để đo thể tích chất lỏng ta sử dụng dụng cụ đo nào? Và cách đo được thực hiện như thế nào?
- Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | NỘI DUNG GHI BẢNG |
HĐ1: Đơn vị đo thể tích (18 phút) | ||
- Thông báo: “một vật dù to hay nhỏ đều chiếm một thể tích trong không gian” - Ở lớp dưới các em đã học một số đơn vị đo thể tích. Vậy em nào có thể nhắc lại: “Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì?” - Ngoài ra ta còn có những đơn vị đo thể tích nào? -Yêu cầu học sinh thực hiện C1
|
- HS: đọc thông tin trong SGK và trả lời C1.
| BÀI 3: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG I. ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH: - Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l) 1 lít = 1 dm3 ; 1 ml = 1cm3 (1cc) - C1: 1m3 = 1.000 dm3 = 1.000.000 cm3 1m3 = 1.000 lít = 1.000.000 ml |
HĐ2: Đo thể tích chất lỏng (20 phút) | ||
- GV: Hướng dẫn HS quan sát các hình vẽ và cho HS lần lượt trả lời các câu hỏi từ C2 đến C5 trong SGK để tìm hiểu về dụng cụ đo thể tích chất lỏng, gọi HS khác nhận xét, bổ xung cho từng câu hỏi, sau đó đưa ra kết luận chung cho từng câu và chốt lại kiến thức - GV: Hướng dẫn HS quan sát các hình vẽ và cho HSlần lượt trả lời các câu hỏi từ C6 đến C8 trong Sgk để tìm hiểu về cách đo thể tích chất lỏng, gọi HS khác nhận xét, bổ xung cho từng câu hỏi, sau đó đưa ra kết luận chung cho từng câu và chốt lại kiến thức. - GV: Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm và hoàn thành kết luận trong câu C9. Chốt lại kiến thức. - GV: Phát dụng cụ cho mỗi nhóm và hướng dẫn HStiến hành đo thể tích của chất lỏng. - GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho phần này | - HS : Lần lượt trả lời các câu hỏi mà Gv đã đưa ra.
- HS : Lần lượt trả lời các câu hỏi mà Gv đã đưa ra.
- HS : Thảo luận nhóm và hoàn thành C9 trong SGK.
- HS : làm TN và thực hành đại diện các nhóm trình bày, các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau. | II. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG: 1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích. C2: - Ca đong: GHĐ: 1l ; ĐCNN: 0,5l - can: GHĐ: 5l ; ĐCNN: 1l C3: Cốc, chai, bát … có ghi sẵn thể tích. C4: a) GHĐ: 100ml; ĐCNN: 5ml b) GHĐ: 250ml ; ĐCNN: 50ml c) GHĐ: 300ml ; ĐCNN: 50ml C5: Ca đong, can, chai, bình chia độ … 2. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng. C6: B C7: B C8: a) 70 cm3 b) 51 cm3 c) 49 cm3 * Rút ra kết luận: C9: a) …. thể tích…. b) ….GHĐ…ĐCNN… c) …. thẳng đứng ….. d) …. ngang ….. e) …. gần nhất …. 3. Thực hành. a, Chuẩn bị: - Bình chia độ, chai, lọ, ca đong … - Bình 1 đừng đầy nước, bình 2 đựng ít nước. b, Tiến hành đo: - Ước lượng thể tích của nước chứa trong 2 bình và ghi vào bảng. - Đo thể tích của các bình. |
* Bảng kết quả đo:
Vật cần đo thể tích | Dụng cụ đo | Thể tích ước lượng (l) | Thể tích đo được (cm3) | |
GHĐ | ĐCNN | |||
Nước trong bình 1 | ………….. | .……….… | …………………….. | ………………... |
Nước trong bình 2 | ………….. | ……….… | ………………….….. | ………………... |
4. Củng cố: (2 phút)
- GV yêu cầu HS hệ thống kiến thức bài học.
- HS hệ thống kiến thức bài học.
- GV hệ thống kiến thức bài học.
5. Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- VN học bài và làm bài tập từ 3.1 đến 3.6 trong SBT.
- Đọc và nghiên cứu trước bài 4: "Đo thể tích vật rắn không thấm nước".
* RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................
...................................................
...................................................
...........
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.