Kế hoạch 270/KH-BGDĐT - Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 279,8 KB
Lượt tải: 226
Nhà phát hành: Bộ GD-ĐT


Cập nhật bởi Taifull.net Chương trình giáo dục phổ thông mới là cuộc cải cách toàn diện ngành giáo dục. Thành công hay thất bại phụ thuộc vào sự đồng lòng đón cái mới của đội ngũ giáo viên. Chính vì vậy ngày 02/05/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch 270/KH-BGDĐT về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ mới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Nội dung chi tiết:

Kế hoạch 270/KH-BGDĐT - Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới

Ngày 02/05/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch 270/KH-BGDĐT về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ mới.

Theo đó, tất cả giáo viên cơ sở GDPT trên cả nước hoàn thành CT bồi dưỡng trước thời gian bắt đầu triển khai áp dụng CT, SGK GDPT mới tuần tự đối với từng cấp học, từ năm học 2019-2020 đối với lớp 1 cấp tiểu học, từ năm học 2020-2021 đối với lớp 6 cấp trung học cơ sở và từ năm học 2021-2022 đối với lớp 10 cấp trung học phổ thông. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo. 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 270/KH-BGDĐT

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2018

 

KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội (sau đây gọi là Nghị quyết 88), Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội điều chỉnh thời gian thực hiện chương trình (CT), sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (GDPT) (sau đây gọi là Nghị quyết 51), Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Quyết định 404), Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Quyết định 732), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cơ sở GDPT thực hiện CT, SGK GDPT mới như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai thực hiện Nghị quyết 88, Nghị quyết 51, Quyết định 404 và Quyết định 732 nhằm góp phần thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Bảo đảm tất cả giáo viên cơ sở GDPT trên cả nước hoàn thành CT bồi dưỡng trước thời gian bắt đầu triển khai áp dụng CT, SGK GDPT mới tuần tự đối với từng cấp học, từ năm học 2019-2020 đối với lớp 1 cấp tiểu học (TH), từ năm học 2020-2021 đối với lớp 6 cấp trung học cơ sở (THCS) và từ năm học 2021-2022 đối với lớp 10 cấp trung học phổ thông (THPT).

II. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn dạy học CT GDPT mới

a) Sản phẩm: Tài liệu hướng dẫn dạy học các môn học, hoạt động giáo dục (gọi chung là môn học) ở các lớp học trong CT GDPT mới cho tất cả các đối tượng. Tài liệu gồm: (i) Văn bản tài liệu (nội dung và hướng dẫn); (2) băng, đĩa hình (Video clip) giới thiệu, hướng dẫn và case studies để giáo viên tham khảo.

b) Các bước tiến hành:

- Dự thảo tài liệu: Ban Phát triển các CT môn học căn cứ CT môn học trong CT GDPT mới dự thảo tài liệu hướng dẫn thực hiện dạy học môn học.

- Góp ý cho dự thảo tài liệu thông qua các hình thức: (i) Gửi văn bản xin ý kiến của Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Giáo dục Tiểu học, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục và các đơn vị liên quan; (ii) Tổ chức hội thảo để xin ý kiến một số chuyên gia, nhà khoa học; lãnh đạo, chuyên viên sở GDĐT; giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở GDPT.

- Chỉnh sửa, biên tập tài liệu: (i) Ban Phát triển các CT môn học chỉnh sửa dự thảo tài liệu trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân; (ii) Ban quản lý Dự án Hỗ trợ đổi mới GDPT tuyển chọn Nhà xuất bản biên tập tài liệu để thẩm định.

- Thẩm định, phê duyệt tài liệu: Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo theo cấp học tổ chức thẩm định và trình Lãnh đạo Bộ GDĐT xem xét, phê duyệt tài liệu.

c) Thời gian: Các công việc trên được hoàn thành trong quý 3/2018.

d) Nguồn kinh phí: Từ nguồn kinh phí thuộc Dự án Hỗ trợ đổi mới GDPT.

2. Bồi dưỡng giáo viên cốt cán môn học ở trung ương

a) Kết quả: Giáo viên cốt cán các môn học hoàn thành tốt các khóa bồi dưỡng ở trung ương.

b) Nội dung bồi dưỡng: (i) Hướng dẫn dạy học môn học (theo tài liệu hướng dẫn dạy học CT GDPT mới); (ii) Hướng dẫn sử dụng hệ thống bồi dưỡng giáo viên qua mạng (do CT ETEP biên soạn).

c) Số lượng giáo viên cốt cán môn học: Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tuyển chọn 3 giáo viên/môn học/cấp học. Cụ thể:

- Tiểu học: Lớp 1: 24 giáo viên (03 giáo viên/môn x 08 môn); Lớp 2: 24 giáo viên (03 giáo viên/môn x 08 môn); Lớp 3: 24 giáo viên (03 giáo viên/môn x 08 môn); Lớp 4: 30 giáo viên (03 giáo viên/môn x 10 môn); Lớp 5: 30 giáo viên (03 giáo viên/môn x 10 môn). Tổng cộng 5 khối lớp: 132 giáo viên.

- Trung học cơ sở: Lớp 6: 33 giáo viên (03 giáo viên/môn x 11 môn); Lớp 7: 33 giáo viên (03 giáo viên/môn x 11 môn); Lớp 8: 33 giáo viên (03 giáo viên/môn x 11 môn); Lớp 9: 33 giáo viên (03 giáo viên/môn x 11 môn). Tổng cộng 4 khối lớp: 132 giáo viên.

- Trung học phổ thông: Lớp 10: 45 giáo viên (03 giáo viên/môn x 15 môn); Lớp 11: 45 giáo viên (03 giáo viên/môn x 15 môn); Lớp 12: 45 giáo viên (03 giáo viên/môn x 15 môn). Tổng cộng 3 khối lớp: 135 giáo viên.

d) Thời gian, địa điểm và thời lượng, lộ trình bồi dưỡng:

- Thời gian và địa điểm: Các khóa bồi dưỡng được tổ chức hàng năm, từ năm 2018 đến năm 2023 tại Hà Nội.

- Thời lượng và lộ trình: Mỗi năm bồi dưỡng 1 đợt trong 08 ngày. Giáo viên cốt cán TH được bồi dưỡng 6 đợt (từ năm 2018 đến năm 2023), giáo viên cốt cán THCS được bồi dưỡng 5 đợt (từ năm 2019 đến năm 2023), giáo viên cốt cán THPT được bồi dưỡng 4 đợt (từ năm 2020 đến năm 2023).

đ) Các bước tiến hành:

- Tuyển chọn giáo viên cốt cán môn học: Sở GDĐT tiến hành tuyển chọn đủ số lượng giáo viên cốt cán môn học và cử tham dự các khóa bồi dưỡng ở trung ương.

- Tổ chức bồi dưỡng: Ban quản lý Dự án Hỗ trợ đổi mới GDPT chủ trì, phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục và các đơn vị liên quan tổ chức các khóa bồi dưỡng hàng năm.

e) Nguồn kinh phí tổ chức bồi dưỡng: Từ nguồn kinh phí thuộc Dự án Hỗ trợ đổi mới GDPT và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

3. Bồi dưỡng giáo viên ở địa phương

a) Kết quả: Giáo viên đứng lớp ở các cơ sở giáo dục phổ thông hoàn thành tốt các khóa bồi dưỡng ở địa phương trước thời điểm áp dụng CT, SGK theo lộ trình.

b) Nội dung bồi dưỡng: (i) Hướng dẫn dạy học môn học (theo tài liệu hướng dẫn dạy học CT GDPT mới); (ii) Hướng dẫn sử dụng hệ thống bồi dưỡng giáo viên qua mạng (do CT ETEP biên soạn).

c) Thời gian, địa điểm, thời lượng, lộ trình và các bước tiến hành bồi dưỡng: Sở GDĐT tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định bảo đảm lộ trình triển khai áp dụng CT, SGK mới.

d) Nguồn kinh phí: Sử dụng kinh phí của địa phương.

4. Bồi dưỡng giáo viên dạy các môn Tin học và Công nghệ (TH), Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên (THCS)

a) Kết quả: Giáo viên dạy các môn Tin học và Công nghệ, Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên ở các cơ sở giáo dục phổ thông hoàn thành tốt các khóa bồi dưỡng ở tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện giảng dạy CT, SGK theo lộ trình.

b) Nội dung bồi dưỡng: (i) Bồi dưỡng giáo viên chuyên ngành Tin học dạy môn Tin học và Công nghệ (TH); (ii) Bồi dưỡng giáo viên chuyên ngành Lịch sử, giáo viên chuyên ngành Địa lý dạy môn Lịch sử và Địa lý; giáo viên chuyên ngành Hóa, giáo viên chuyên ngành Sinh học, giáo viên chuyên ngành Vật lý dạy môn Khoa học tự nhiên (THCS).

c) Thời gian, địa điểm, thời lượng, lộ trình và các bước tiến hành bồi dưỡng do các cơ sở đào tạo giáo viên phối hợp với Sở GDĐT thực hiện bảo đảm lộ trình triển khai áp dụng CT, SGK mới.

d) Nguồn kinh phí: Sử dụng kinh phí của địa phương và nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

5. Bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên theo Chuẩn

Việc xây dựng chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên theo Chuẩn hàng năm thực hiện theo kế hoạch của Chương trình nâng cao năng lực các trường sư phạm (ETEP) xây dựng.

6. Về đào tạo giáo viên

Đào tạo mới giáo viên để dạy các môn học Giáo dục nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) ở cấp trung học phổ thông; ngoại ngữ, Tin học và Công nghệ ở tiểu học; Tin học ở cấp trung học cơ sở để bảo đảm có đủ giáo viên phù hợp với môn học và các hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông mới và thực tiễn và đào tạo bổ sung giáo viên các môn học, cấp học còn thiếu.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Ban chỉ đạo Đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Dự án RGEP, ETEP chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc triển khai và tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo lộ trình hàng năm của Kế hoạch này.

Chỉ đạo các nhà xuất bản biên soạn sách giáo khoa tổ chức bồi dưỡng, tập huấn sách giáo khoa của mình xuất bản cho cán bộ quản lý, giáo viên.

b) Các vụ, cục, chương trình, dự án và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục: Chủ trì, phối hợp với BQL Dự án RGEP, Chương trình ETEP và các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình.

- Vụ Kế hoạch - Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các chương trình, dự án thuộc Bộ tham mưu với Bộ trưởng bố trí nguồn kinh phí để triển khai các hoạt động liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng; hướng dẫn các địa phương bố trí kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị để triển khai thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Cục Công nghệ thông tin: Phối hợp với các chương trình, dự án và các địa phương xây dựng hệ thống tập huấn qua mạng; quản lí, vận hành hệ thống qua mạng chung của Bộ; hướng dẫn các địa phương về điều kiện cần thiết để tổ chức tập huấn qua mạng hiệu quả.

- Vụ Giáo dục Đại học: Chủ trì, tham mưu giúp Bộ trưởng mở mã ngành đào tạo và đào tạo số giáo viên còn thiếu cho thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc bồi dưỡng giáo viên dạy các môn Tin học và Công nghệ (TH) Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên (THCS).

- Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học chủ trì thẩm định tài liệu hướng dẫn dạy học Chương trình GDPT mới; phối hợp với BQL dự án RGEP, ETEP và các đơn vị liên quan thuộc Bộ trong các hoạt động bồi dưỡng, kiểm tra, giám sát công tác bồi dưỡng theo lộ trình hàng năm.

- Văn phòng Bộ: Chủ trì, phối hợp với Ban chỉ đạo Đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và các vụ, cục liên quan thực hiện truyền thông về công tác đào tạo, bồi dưỡng thực hiện Chương trình GDPT mới.

- Dự án RGEP: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy học Chương trình GDPT mới; tổ chức các hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo lộ trình hàng năm.

- Chương trình ETEP: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn và kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy các môn Tin học và Công nghệ (TH) Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên (THCS); tổ chức thẩm định chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học Tin học và Công nghệ (TH) Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên (THCS) do trường ĐHSP Hà Nội xây dựng để ban hành dùng chung trong cả nước; xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống bồi dưỡng giáo viên qua mạng.

2. Các cơ sở đào tạo giáo viên

Các cơ sở đào tạo giáo viên được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác được giao theo lộ trình hàng năm. Chủ động phối hợp với các địa phương trong việc đào tạo, bồi dưỡng.

,..........

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

download.com.vn