Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp Tiểu học 2016 - 2017 - Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp Tiểu học
Nội dung chi tiết:
Các hoạt động ngoài giờ lên lớp góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Cũng như củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng giáo dục nhân cách cho học sinh. Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Mời quý thầy cô cùng tham khảo kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh Tiểu học trong bài viết dưới đây:
Cách tính lương giáo viên tiểu học theo quy định mới nhất 2017
Điều lệ Trường tiểu học
Nội dung kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp Tiểu học
PHÒNG GD&ĐT QUẬN ............. TRƯỜNG TIỂU HỌC ................. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số:.......... | ........, ngày..........tháng........năm......... |
KẾ HOẠCH
Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh năm học 2016- 2017
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động gắn liền với hoạt động dạy và học, nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện.
- Hướng học sinh vào các hoạt động tập thể có tổ chức, có mục đích giáo dục cụ thể.
- Các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng giáo dục nhân cách cho học sinh.
- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ, dạy lồng ghép các nội dung GDPL cho học sinh như giáo dục ATGT, Luật chăm sóc, giáo dục trẻ em, Sức khoẻ và đinh dưỡng học đường, ... Chú trọng các hoạt động Đoàn, Đội thông qua đó giáo dục toàn diện, đức, trí, thể, mỹ cho HS.
- Nội dung các hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học, phù hợp với thuần phong mỹ tục người Việt.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi:
- Nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo và sự quan tâm của Hội đồng đội quận Kiến An và của phụ huynh học sinh.
- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, giáo viên tổng phụ trách, các GV chủ nhiệm đều nhiệt tình, năng động trong việc hỗ trợ cho các hoạt động NGLL.
- Học sinh chăm ngoan, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi.
- Có một môi trường học tập và giáo dục tốt như phòng học, sân chơi, bãi tập cho các em học sinh.
2. Khó khăn:
Một số em học sinh có chưa tích cực tham gia các hoạt động, các em còn chưa thực sự tự tin, nhút nhát.
III. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP
1. Thành lập Ban chỉ đạo
TT | HỌ VÀ TÊN | CHỨC VỤ | NHIỆM VỤ |
1 | Ông, bà ........................................ | Hiệu trưởng | Trưởng ban |
2 | Ông, bà ........................................ | Phó hiệu trưởng | Phó ban TT |
3 | Ông, bà ........................................ | Tổng phụ trách Đội | Phó ban |
4 | Ông, bà ........................................ | Chủ tịch Công Đoàn | Thành viên |
8 | Ông, bà ........................................ | KT khối 4 + TBTTND | Thành viên |
9 | Ông, bà ........................................ | Bí Thư Đoàn | Thành viên |
2. Nội dung và các giải pháp
2.1. Tuyên truyền phòng ngừa hiện tượng nghỉ học, bỏ học:
- Tổ chức tốt tuyên truyền lễ khai giảng năm học mới và ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.
- Phối hợp "Gia đình – Nhà trường – Xã hội" cùng chăm lo học sinh.
- Củng cố, duy trì thực hiện tốt các nề nếp, kỷ cương trong học tập và những qui định chung của nhà trường.
- Học sinh chấp hành và thực hiện tốt nội qui của trường, của lớp.
2.2. Công tác giáo dục đạo đức, nếp sống văn minh:
Thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp thực hiện đầy đủ các chủ điểm tháng nhằm giáo dục học sinh thực hiện tốt 5 Điều Bác Hồ dạy; "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; "Kĩ năng sống", "Sử dụng tiết kiệm điện, nước", "Mười điều văn minh trong giao tiếp của học sinh",...
- Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh giáo dục tư tưởng, đạo đức, nếp sống văn minh cho học sinh trong nhà trường.
- Phát huy và xây dựng tốt các nề nếp kỉ cương trong nhà trường, nâng cao vai trò tự quản của học sinh trong từng tiết học ở từng lớp nhằm góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
- Tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể đầu tuần, sinh hoạt tập thể cuối tuần.
- Thường xuyên giáo dục cho học sinh về trật tự an toàn giao thông, về phòng chống ma tuý học đường, phòng chống tai nạn thương tích, các bệnh thông thường, bệnh tay chân miệng, giáo dục pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội, chơi điện tử,...
- Theo dõi, nắm cụ thể các trường hợp học sinh cá biệt của từng khối lớp để có kế hoạch giúp đỡ giáo dục tốt.
- Thực hiện đủ các chủ đề, chủ điểm quy định cho mỗi tháng.
- Tham gia các hoạt động chính trị tại địa phương như: cổ động, mít-tinh... Chăm sóc, thăm hỏi, động viên các gia đình thương binh, liệt sĩ, người già neo đơn, các em gặp hoàn cảnh khó khăn,...; tham gia các chương trình từ thiện, nhân đạo do các cấp tổ chức.
- Chú trọng xây dựng nếp sống văn hóa trong nhà trường trên cơ sở phát huy tốt vai trò của đội tự quản, vai trò của các ban cán sự lớp, ban chỉ huy liên chi đội.
- Tổ chức tuyên truyền pháp luật thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi sinh hoạt lớp và bằng các phương tiện truyền thông trong nhà trường.
- Tổ chức cho học sinh nắm bắt và phát huy giá trị di tích văn hóa, lịch sử địa phương qua việc chăm sóc Tượng đài liệt sĩ phường.
- Tiếp tục tổ chức các hoạt động để thực hiện tốt các nội dung của phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" do Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động.
2.3.Vận dụng phương tiện dạy học hiện đại vào trong các tiết hoạt động ngoại khóa:
- Khai thác tối đa tiềm năng về cơ sở vật chất của nhà trường đặc biệt là các phương tiện thiết bị mới để học sinh nhanh chóng làm quen như sử dụng băng đĩa, máy quay, máy chiếu,... trong các hoạt động ngoại khóa.
2.4. Hoạt động về văn hóa, nghệ thuật.
- Tổ chức các hội thi mang tính giáo dục về chiều sâu như: Hội thi "Tìm hiểu An toàn giao thông"; thi tìm hiểu về lịch sử địa phương nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12,... Với mục tiêu bồi dưỡng và làm phong phú thêm về tinh thần, đưa cái đẹp vào cuộc sống, biết thưởng thức cái đẹp, hành động đẹp.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ ở trường học (câu lạc bộ cờ vua, đá cầu, bóng bàn, bơi lội, võ thuật, tiếng hát dân ca, đàn, khiêu vũ thể thao, mỹ thuật,...).
2.5. Lao động vệ sinh.
- Giáo dục học sinh có ý thức giữ vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. Tổ chức cho học sinh trảinghiệm như: Tham gia dọn vệ sinh trường 1 lần/tháng/lớp để giúp các em biết quét sân, rèn ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp.
- Giáo dục học sinh biết vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh nơi mình ở, bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.
- Tổ chức cho các em học sinh tái chế những vật dụng như: vỏ chai nhựa, giấy bìa cứng.... làm các phương tiện học tập, đồ chơi cho các em nhỏ.
2.6. Giáo dục thể chất - giáo dục thẫm mĩ và nghệ thuật.
a. Giáo dục thể chất:
- Thực hiện đầy đủ các tiết dạy thể dục chính khoá các khối lớp, xây dựng tốt nề nếp thể dục giữa giờ. Thường xuyên rèn luyện thể lực và giáo dục đạo đức, lối sống văn minh, lành mạnh cho học sinh và không bị ảnh hưởng các tệ nạn xã hội.
- Tổ chức các đội năng khiếu về văn nghệ, thể dục thể thao; tiến hành bồi dưỡng, tập luyện thường xuyên như: đội điền kinh, cờ vua, bóng bàn, bơi lội, võ cổ truyền.
- Tổ chức cho học sinh tham gia các cuộc giao lưu do cấp trên tổ chức.
b. Giáo dục thẩm mĩ và nghệ thuật.
- Thành lập CLB môn Nhạc, Mỹ thuật đối với HS có năng khiếu ở các lớp.
- Tổ chức tốt việc thực hiện lồng ghép giáo dục môi trường, giáo dục KNS, giáo dục ngoại khoá, giáo dục tích hợp qua các môn đạo đức, tự nhiên xã hội, khoa học...
- Tổ chức các hoạt động phong trào văn nghệ, làm báo tường, cắm hoa nhân các ngày lễ lớn: 20/11; 8/3, 26/3, tết Trung thu,...
- Xây dựng cho học sinh nhận thức đúng về cái đẹp phù hợp với lứa tuổi học sinh, đồng phục chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng,...
2.7. Các hoạt động Đội:
- Thành lập các CLB như: Đội nghi thức, đội Sao đỏ, múa hát tập thể, đội tuyên truyền ATGT, trên cơ sở rèn luyện theo các chương trình hoạt động đội.
- Tổ chức các hội thi để kích thích hoạt động của các nhóm này.
- Tham gia tốt các phong trào do địa phương, ngành, Hội đồng đội quận tổ chức.