Kiểm tra năng lực Giáo viên dạy giỏi cấp Tiểu học - Đề thi trắc nghiệm Giáo viên dạy giỏi
Nội dung chi tiết:
Giới thiệu bộ câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra năng lực Giáo viên dạy giỏi cấp Tiểu học gồm 6 phần theo các quyết định mà bộ Giáo dục đào tạo ban hành.
Phần 1: Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ GDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông
A. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục phổ thông, Mục tiêu giáo dục tiểu học là:
a) Tất cả trẻ em đều được đi học cấp tiểu học
b) Trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 và trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học
c) Tất cả trẻ em khuyết tật được đi học cấp tiểu học
d) Hình thành những cơ sở ban đầu về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ để tiếp tục học Trung học cơ sở
Câu 2: Kế hoạch giáo dục tiểu học đối với lớp 5 được quy định bao nhiêu môn học?
a) 10 môn học
b) 9 môn học
c) 8 môn học
d) 11 môn học
Câu 3: Ở cấp tiểu học, thời lượng mỗi năm học ít nhất là bao nhiêu tuần?
a) 35 tuần
b) 34 tuần
c) 33 tuần
d) 32 tuần
Câu 4: Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục phổ thông, mỗi tuần có ít nhất 2 tiết sinh hoạt tập thể là để:
a) Chào cờ đầu tuần, nghe kể chuyện cuối tuần
b) Tổ chức các phong trào thi đua học tập
c) Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp
d) Sinh hoạt lớp, Sao nhi đồng, Đội thiếu niên, Sinh hoạt toàn trường
Câu 5: Mục tiêu quan trọng nhất của môn Tiếng Việt là:
a) Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng đọc, viết
b) Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng đọc, viết, nghe, nói
c) Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng nghe, nói
d) Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng nghe, viết
Câu 6: Nội dung chương trình Tiếng Việt được xây dựng theo nguyên tắc:
a) Dạy học Tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp
b) Tận dụng những kinh nghiệm sử dụng Tiếng Việt của học sinh
c) Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Tiếng Việt
d) Cả 3 câu trên
Câu 7: Đọc các đoạn văn bản có độ dài khoảng 250 chữ, tốc độ 90 – 100 chữ cái/phút, đó là mức độ cần đạt của khối lớp nào?
a) Lớp 2
b) Lớp 3
c) Lớp 4
d) Lớp 5
Câu 8: Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục phổ thông, mỗi tháng có bao nhiêu tiết Giáo dục ngoài giờ lên lớp?
a) 4 tiết
b) 6 tiết
c) 8 tiết
d) 10 tiết
Câu 9: Biết cộng, trừ, nhân, chia số thập phân là kiến thức cần đạt được của khối lớp nào?
a) Lớp 4
b) Lớp 3
c) Lớp 5
d) Lớp 2
Câu 10: Môn Toán ở cấp tiểu học có những mạch kiến thức nào?
a) Số học; Đại lượng và đo đại lượng; Yếu tố hình học
b) Đại lượng và đo đại lượng; Yếu tố hình học; Giải toán có lời văn
c) Số học; Giải toán có lời văn ; Yếu tố hình học
d) Số học; Đại lượng và đo đại lượng; Yếu tố hình học; Giải toán có lời văn
Câu 11: Trong một năm học, môn Đạo đức có bao nhiêu tiết?
a) 40 tiết
b) 35 tiết
c) 70 tiết
d) 45 tiết
Câu 12: Dạy học môn Đạo đức nhằm chuyển các giá trị đạo đức xã hội thành tình cảm, niềm tin và hành vi đạo đức của học sinh. Vì vậy phương pháp dạy học cơ bản của môn Đạo đức là:
a) Giáo viên thuyết giảng
b) Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động
c) Giáo viên tổ chức cho học sinh tự học
d) Giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ, học sinh hoạt động để chiếm lĩnh nội dung bài học
Câu 13: Môn Tự nhiên và Xã hội được dạy ở các khối lớp:
a) Lớp 1, lớp 2
b) Lớp 2, lớp 3
c) Lớp 1, lớp 2, lớp 3
d) Lớp 4, lớp 5
Câu 14: Đánh giá kết quả học tập môn Tự nhiên và Xã hội cần quan tâm các mặt:
a) Kiến thức
b) Kĩ năng
c) Thái độ
d) Cả 3 câu trên
Câu 15: Môn Khoa học được dạy ở khối lớp nào của cấp tiểu học?
a) Lớp 1, lớp 2
b) Lớp 2, lớp 3
c) Lớp 1, lớp 2, lớp 3
d) Lớp 4, lớp 5
Câu 16: Mục tiêu môn Lịch sử và Địa lý giúp học sinh có một số kiến thức cơ bản:
a) Giới thiệu những nhân vật lịch sử; các châu lục và một số quốc gia trên thế giới
b) Các sự kiện, hiện tượng, những nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian lịch sử của Việt Nam trong buổi đầu dựng nước cho đến nay
c) Các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lý đơn giản; các châu lục và một số quốc gia trên thế giới
d) Câu b và câu c
Câu 17: Về mặt kiến thức, mục tiêu của môn Âm nhạc nhằm giúp học sinh:
a) Học hát, phát triển khả năng âm nhạc, tập đọc nhạc
b) Tập đọc nhạc
c) Phát triển khả năng âm nhạc, làm cơ sở trở thành ca sĩ
d) Học hát, phát triển khả năng âm nhạc
Câu 18: Nội dung dạy học môn Mĩ thuật cấp tiểu học:
a) Vẽ theo mẫu, vẽ trang trí
b) Vẽ tranh, thường thức mỹ thuật
c) Tập nặn, tạo dáng
d) Cả 3 câu trên
Câu 19: Kĩ năng cần đạt của môn Thủ công, Kĩ thuật là:
a) Làm được một số công việc lao động đơn giản trong gia đình là lắp ghép được một số mô hình kĩ thuật
b) Xé, gấp, cắt, đan được một số hình, chữ cái và đồ chơi đơn giản từ giấy, bìa
c) Làm được tất cả mọi việc
d) Câu a và b
Câu 20: Trong một năm học, môn Thể dục ở lớp 4 được giảng dạy bao nhiêu tiết?
a) 18 tiết
b) 17 tiết
c) 35 tiết
d) 70 tiết
B. Câu hỏi tự luận
Câu 1: Theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục phổ thông, phần những vấn đề chung đã xác định “Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức và kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được”. Thầy (cô) hiểu như thế nào về vấn đề trên?
Câu 2: Thầy (cô) hãy trình bày mục tiêu, nguyên tắc tích hợp nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy các môn học. Cho một ví dụ cụ thể.
Câu 3: Thầy (cô) đã thực hiện tự chủ chương trình dạy học như thế nào? Cho một ví dụ cụ thể.
Phần 2: Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ GDĐT về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
A. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, thành phần nào tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên.
a) Tổ chuyên môn, Hiệu trưởng, Hội đồng trường
b) Giáo viên tự đánh giá, Tổ chuyên môn, Hiệu trưởng
c) Tổ chuyên môn, Tổ Công đoàn, Hiệu trưởng
d) Hiệu trưởng
Câu 2: Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định về nội dung gì?
a) Trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học
b) Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học
c) Chuẩn đạo đức giáo viên tiểu học
d) Năng lực hiểu biết của giáo viên tiểu học
Câu 3: Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học bao gồm các yêu cầu về:
a) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm
b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm và tiêu chuẩn xếp loại giáo viên
c) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm và tiêu chuẩn xếp loại; quy trình đánh giá giáo viên tiểu học
d) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm và tiêu chuẩn xếp loại; quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học
Câu 4: Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, quy định:
a) Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học
b) Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và mục tiêu của giáo dục tiểu học ở từng giai đoạn
c) Cả a và b đều đúng
d) Cả a và b đều sai
Câu 5: Theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, mỗi yêu cầu có bao nhiêu tiêu chí?
a) 6 tiêu chí
b) 5 tiêu chí
c) 4 tiêu chí
d) 3 tiêu chí
Câu 6: Yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học thuộc lĩnh vực kiến thức?
a) Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học. Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc
b) Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác
c) Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới
d) Cả a, b đều đúng
Câu 7: Yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học thuộc lĩnh vực kĩ năng sư phạm?
a) Kĩ năng lập kế hoạch và soạn bài. Kĩ năng tổ chức dạy học trên lớp
b) Kĩ năng làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
c) Kĩ năng giao tiếp, ứng xử. Kĩ năng lập, bảo quản, sử dụng hồ sơ giáo dục, giảng dạy
d) Cả a,b,c
Câu 8: Tiêu chí: Hết lòng giảng dạy và giáo dục học sinh bằng tình thương yêu,công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo thuộc yêu cầu nào trong Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học?
a) Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo
b) Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động
c) Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo
d) Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và học sinh
Câu 9: Tiêu chí: “Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp; phối hợp với Tổng phụ trách, tạo điều kiện để Đội thiếu niên, Sao nhi đồng thực hiện các hoạt động tự quản” trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học thuộc yêu cầu nào?
a) Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động
b) Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục
c) Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
d) Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh
Câu 10: Tiêu chí: “Họp phụ huynh học sinh đúng quy định, có sổ liên lạc thông báo kết quả học tập của từng học sinh, tuyệt đối không phê bình học sinh trước lớp hoặc toàn thể phụ huynh; lắng nghe và cùng phụ huynh điều chỉnh biện pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ” trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học thuộc yêu cầu nào?
a) Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động
b) Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục
c) Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
d) Lập được kế hoạch dạy học
Câu 11: Tiêu chí: “Có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất, đạo đức, trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ; thường xuyên rèn luyện sức khoẻ” trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học thuộc yêu cầu nào?
a) Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động
b) Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước
c) Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học
d) Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng
Câu 12: Tiêu chí: “Có hiểu biết về tin học, hoặc ngoại ngữ, hoặc tiếng dân tộc nơi giáo viên công tác, hoặc có báo cáo chuyên đề nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ” trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học thuộc yêu cầu nào?
a) Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác
b) Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước
c) Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học
d) Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc
Câu 13: Một trong những Tiêu chí theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học về Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước là:
a) Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
b) Có thái độ lao động đúng mực; hoàn thành các nhiệm vụ được phân công; cải tiến công tác quản lý học sinh trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục
c) Chấp hành các quyết định của pháp luật, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gia đình và khu vực
d) Cả 2 câu b và c
Câu 14: Một trong những Tiêu chí theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học về Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động là:
a) Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
b) Đảm bảo ngày công; lên lớp đúng giờ, không tuỳ tiện bỏ lớp học, bỏ tiết dạy; chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục ở lớp được phân công
c) Chấp hành các quyết định của pháp luật, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gia đình và khu vực
d) Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương
Câu 15: Một trong những Tiêu chí theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học về đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo là:
a) Không làm các việc vi phạm phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; không xúc phạm danh dự, nhân phẩm đồng nghiệp, nhân dân và học sinh
b) Tham gia đóng góp xây dựng các hoạt động của xã hội
c) Có tinh thần chia sẻ công việc với đồng nghiệp
d) Cả 2 câu b và c
Câu 16: Một trong những Tiêu chí theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học về Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học là:
a) Nắm vững trình tự bài giảng vững vàng
b) Soạn giảng đảm bảo đầy đủ nội dung và kiến thức ở các môn học
c) Thực hiện phương pháp giáo dục học sinh cá biệt có kết quả
d) Lên lớp đúng giờ quy định
Câu 17: Theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, xếp loại chung cuối năm của giáo viên gồm có các loại:
a) Đạt yêu cầu; Chưa đạt
b) Tốt; Khá; Trung bình; Yếu
c) Tốt; Khá; Trung bình; Kém
d) Xuất sắc; Khá; Trung bình; Kém
Câu 18: Điểm tối đa ở mỗi tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học là:
a) 10
b) 40
c) 100
d) 200
Câu 19: Điểm tối đa ở mỗi yêu cầu trong Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học là:
a) 10
b) 40
c) 100
d) 200
Câu 20: Điểm tối đa ở mỗi lĩnh vực trong Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học là:
a) 10
b) 40
c) 100
d) 200
B. Câu hỏi tự luận
Câu 1: Hãy nêu mục đích ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học .
Câu 2: Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học được thực hiện như thế nào?
Câu 3: Xử lý tình huống sư phạm:
Một hôm, thầy giáo đang say sưa giảng bài cho cả lớp:
Mỗi năm có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông
Mùa xuân thì trời đẹp, thời tiết ấm áp
“Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Mùa hạ nóng nực. Quả chín trĩu trên cành. Đó là thời điểm tốt nhất để chúng ta hái quả.
Mùa thu mát mẻ. Lá vàng rơi. Trời trong xanh, cao vời vợi:
“Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng!’
Mùa đông giá lạnh. Mưa phùn gió buốt.
- Các em thích mùa nào nhất trong năm? Thầy đặt câu hỏi,
Cùng lúc đó, thầy giáo đưa mắt nhìn một học sinh ở cuối lớp:
- Em Nam! Em không chú ý nghe lời giảng của thầy phải không?
- Thưa thầy! Em có... chứ ạ! Em nghe lời thầy đấy ạ!
- Vậy em hãy trả lời: Thời điểm tốt nhất để em hái quả là lúc nào?
Nam đứng dậy và dõng dạc trả lời:
- Thưa thầy, phải chọn thời điểm tốt nhất là lúc trong vườn trĩu quả chín ạ, và người chủ vườn bận ở trong nhà, còn trong vườn không có con chó nào ạ.
Cả lớp cười...
Trong tình huống Học sinh không chú ý nghe giảng này, thầy (cô) xử lý như thế nào cho sư phạm nhất?
Download tài liệu để xem chi tiết.