Mẫu báo cáo tự đánh giá trường Tiểu học - Báo cáo tự đánh giá kiểm định chất lượng trường Tiểu học theo Thông tư 17
Nội dung chi tiết:
Download.com.vn xin giới thiệu đến các bạn đọc bài viết Mẫu báo cáo tự đánh giá trường Tiểu học để bạn đọc cùng tham khảo và có thể lập được bản báo cáo riêng cho trường của mình.
Mẫu báo cáo tự đánh giá trường Tiểu học là mẫu bản báo cáo mới nhất được lập ra nhằm tự đánh giá trường Tiểu học, qua đó có thể thấy những điểm mạnh, điểm yếu từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của trường mình. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu báo cáo, mời bạn đọc cùng tham khảo và tải tại đây.
Mẫu báo cáo tự đánh giá trường Tiểu học
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ | ||||||
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lí nhà trường | ||||||
Tiêu chí | Đạt | Không đạt | Tiêu chí | Đạt | Không đạt | |
1 | ||||||
2 | ||||||
3 | ||||||
4 | ||||||
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh | ||||||
Tiêu chí | Đạt | Không đạt | Tiêu chí | Đạt | Không đạt | |
1 | ||||||
2 | ||||||
3 | ||||||
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học | ||||||
Tiêu chí | Đạt | Không đạt | Tiêu chí | Đạt | Không đạt | |
1 | ||||||
2 | ||||||
3 | ||||||
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội | ||||||
Tiêu chí | Đạt | Không đạt | Tiêu chí | Đạt | Không đạt | |
1 | ||||||
2 | ||||||
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục | ||||||
Tiêu chí | Đạt | Không đạt | Tiêu chí | Đạt | Không đạt | |
1 | ||||||
2 | ||||||
3 | ||||||
4 | ||||||
Phần I
CƠ SỞ DỮ LIỆU
Tên trường: Trường Tiểu học.........................…
Tên trước đây: Trường cấp 1+2............................
Cơ quan chủ quản: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện .............
Tỉnh | ||
Huyện | ||
Xã | ||
Đạt chuẩn quốc gia Mức độ | ||
Năm thành lập | ||
Công lập | ||
Tư thục | ||
Thuộc vùng đặc biệt khó khăn | ||
Trường liên kết với nước ngoài | ||
Trường phổ thông Dân tộc nội trú |
Họ và tên hiệu trưởng | ||
Điện thoại trường | ||
FAX | ||
Website | ||
Số điểm trường | ||
Có học sinh khuyết tật | ||
Có học sinh bán trú | ||
Có học sinh nội trú | ||
Loại hình khác | ||
1. Số lớp
Số lớp | Năm học ....-.... | Năm học ....-.... | Năm học ....-.... | Năm học ....-.... | Năm học ....-.... |
Khối lớp 1 | |||||
Khối lớp 2 | |||||
Khối lớp 3 | |||||
Khối lớp 4 | |||||
Khối lớp 5 | |||||
Cộng |
2. Số phòng học
Năm học .......... - ............ | Năm học .......... - ............ | Năm học ........... - ........... | Năm học .......... - ............ | Năm học .......... - ............ | |
Tổng số | |||||
Phòng học kiên cố | |||||
Phòng học bán kiên cố | |||||
Phòng học tạm | |||||
Cộng |
3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
a) Số liệu tại thời điểm tự đánh giá:
Tổng số | Nữ | Dân tộc | Trình độ đào tạo | Ghi chú | |||
Đạtchuẩn | Trên chuẩn | Chưa đạt chuẩn | |||||
Hiệu trưởng | Kinh | ||||||
Phó HT | Kinh | ||||||
Giáo viên | Kinh | ||||||
Nhân viên | Kinh | ||||||
Cộng |
b) Số liệu của 5 năm gần đây:
Năm học .......... - ............ | Năm học .......... - ............ | Năm học ........... - ........... | Năm học .......... - ............ | Năm học 2012 -2013 | |
Tổng số giáo viên | |||||
Tỷ lệ giáo viên/lớp | |||||
Tỷ lệ giáo viên/học sinh | |||||
Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp huyện và tương đương | |||||
Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh trở lên |
4. Học sinh
Năm học .......... - ............ | Năm học .......... - ............ | Năm học ........... - ........... | Năm học .......... - ............ | Năm học .......... - ............ | |
Tổng số | |||||
- Khối lớp 1 | |||||
- Khối lớp 2 | |||||
- Khối lớp 3 | |||||
- Khối lớp 4 | |||||
- Khối lớp 5 | |||||
Nữ | |||||
Dân tộc | |||||
Đối tượng chính sách | |||||
Khuyết tật | |||||
Tuyển mới | |||||
Lưu ban | |||||
Bỏ học | |||||
Học 2 buổi/ngày | |||||
Bán trú | |||||
Nội trú | |||||
Tỷ lệ bình quân học sinh/lớp | |||||
Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi | |||||
- Nữ | |||||
- Dân tộc | |||||
Tổng số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học | |||||
- Nữ | |||||
- Dân tộc | |||||
Tổng số học sinh giỏi cấp tỉnh | |||||
Tổng số HS giỏi Quốc gia | |||||
Tỷ lệ học sinh chuyển cấp |
Phần II
TỰ ĐÁNH GIÁ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường Tiểu học .......... .. tiền thân là trường cấp 1-2 .......... .., thuộc xã .......... .., huyện ......................, tỉnh ....................... Trường được thành lập năm 1925, trường Tiểu học .......... .. có giai đoạn sáp nhập chung với trường phổ thông cơ sở trong xã; tháng 8/1993 lại tách từ một trường tiểu học thành hai trường tiểu học; từ tháng 8 năm 2004 đến nay với tên gọi là trường Tiểu học .......... .. do sáp nhập từ trường Tiểu học .......... .. A và trường Tiểu học .......... .. B.
Qua 89 năm xây dựng và trưởng thành, trường Tiểu học .......... .. từng bước có sự phát triển cả về quy mô và chất lượng giáo dục. Đến nay trường đã có cơ sở vật chất khá khang trang gồm: 02 dãy nhà một tầng; 02 dãy nhà cao tầng với 20 phòng học. Nhà trường tương có tương đối đầy đủ các phòng phục vụ học tập, phòng hành chính quản trị; đáp ứng khá tốt điều kiện giảng dạy - học tập cho giáo viên và học sinh.
Hiện nay, trường có 38 cán bộ, giáo viên, nhân viên (biên chế 37; hợp đồng 01); 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, trong đó có 35/38 có trình độ trên chuẩn (đạt tỷ lệ 92,1%); 30/30 giáo viên được biên chế trong đó có 17 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp Huyện trở lên (đạt tỷ lệ 56.7%); 29 cán bộ, giáo viên, nhân viên là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Toàn trường có 20 lớp với 649 học sinh.
Trong những năm qua, nguồn tài chính đảm bảo cho nhà trường hoạt động thường xuyên gồm: Nguồn ngân sách nhà nước cấp như lương, phụ cấp theo lương được chi trả theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời hàng tháng cho người lao động. Nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác từ nguồn xã hội hoá giáo dục được nhà trường huy động và sử dụng đúng mục đích góp phần hỗ trợ hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác. Căn cứ vào kinh phí được cấp cho từng năm, nhà trường xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, tiết kiệm. Việc lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính được thực hiện theo đúng chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước; mỗi học kỳ, công khai tài chính cho toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong cuộc họp nhà trường, niêm yết trên bảng tin có sự giám sát của Hội đồng trường, Công đoàn và Ban Thanh tra nhân dân.
Nhà trường có đầy đủ hệ thống văn bản pháp quy về Giáo dục và Đào tạo Hằng năm, căn cứ Chỉ thị nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của sở Giáo dục và Đào tạo ......................, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện ......................, tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện kế hoạch có hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Trong từng năm học, nhà trường luôn thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, quan tâm chú trọng các hoạt động chuyên môn như: tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học; tổ chức hội học hội giảng và thi giáo viên dạy giỏi các cấp, dự giờ, thăm lớp; thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học. Cuối mỗi năm học, cán bộ, giáo viên đều tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm về các hoạt động quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt, nhà trường đã làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành giáo dục huyện .......................
Với sự cố gắng đó, trong những năm qua, trường Tiểu học .......... .. đã được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp: Tháng 5 năm 2005, nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I; năm học 2007-2008 được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen tháng 5 năm 2011 được Ủy ban nhân dân tỉnh ...................... công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2; năm học ........... - ........... được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen; năm học .......... - ............ là đơn vị dẫn đầu bậc tiểu học huyện ...................... và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.
Căn cứ yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo ......................, căn cứ hướng dẫn công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Tiểu học .......... .. đã tiến hành tự đánh giá chất lượng theo 5 tiêu chuẩn của cấp Tiểu học. Mục đích của công tác tự đánh giá là để thấy rõ thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường; giải trình với các cơ quan chức năng và xã hội việc thực hiện các điều kiện hiện có, tác động đến nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục của trường. Trên cơ sở đó, nhà trường đề nghị với các cơ quan chức năng tiến hành việc kiểm định và xem xét công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn về chất lượng giáo dục. Từ đó, tạo cơ sở, tiền đề để các lực lượng xã hội tham gia giám sát chất lượng giáo dục của trường và tiếp tục chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của con em nhân dân địa phương; đồng thời tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn công tác xã hội hoá giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tự đánh giá của nhà trường được thực hiện đúng quy trình mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn, theo 06 bước:
- Thành lập Hội đồng tự đánh giá.
- Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.
- Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng.
- Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.
- Viết báo cáo tự đánh giá.
- Công bố báo cáo tự đánh giá.
Ngày 6 tháng 9 năm 2009, hiệu trưởng nhà trường đã ra Quyết định số 55/QĐ-THTY về việc thành lập Hội đồng tự đánh giá trường Tiểu học .......... .. và Quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá số 03/QĐ-THTY ngày 02 tháng 1 năm 2014 gồm 10 thành viên do bà ................. - Hiệu trưởng làm Chủ tịch Hội đồng.
Hội đồng tự đánh giá của trường xây dựng kế hoạch, phổ biến quy trình tự đánh giá, phân công nhiệm vụ và yêu cầu các bộ phận, cá nhân của nhà trường phối hợp thực hiện. Các tổ công tác của Hội đồng tự đánh giá thực hiện việc thu thập các thông tin, minh chứng; rà soát các hoạt động giáo dục; đối chiếu, so sánh kết quả tự đánh giá với bộ tiêu chuẩn đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xác định mức độ đạt (không đạt) của từng tiêu chí. Hội đồng tự đánh giá chỉ ra những điểm mạnh, những điểm yếu, trong từng hoạt động giáo dục của nhà trường. Trên cơ sở đó, nhà trường xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng, đề ra những giải pháp cần thiết nhằm tiếp tục phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu nâng cao và hoàn thiện chất lượng giáo dục của nhà trường.
Để báo cáo tự đánh giá đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan, Hội đồng tự đánh giá đã tiến hành đánh giá bằng nhiều phương pháp khác nhau trong đó chủ yếu là bằng phương pháp khảo sát thực tế tất cả các mặt hoạt động của nhà trường liên quan đến nội dung bộ tiêu chuẩn; sưu tầm thông tin, minh chứng; so sánh, đối chiếu và phân tích các dữ liệu có liên quan. Trong quá trình tự đánh giá nhà trường đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau như: Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm cơ sở cho việc tiến hành tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường; sử dụng máy vi tính, máy in, mạng Internet,…để khai thác các thông tin minh chứng và viết báo cáo.
Dựa trên bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học, nhà trường đã tiến hành tự đánh giá chất lượng giáo dục trên tất cả các mặt hoạt động. Trong quá trình thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục, Hội đồng tự đánh giá đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường như sau:
* Điểm mạnh:
Về tổ chức và quản lý nhà trường: Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ máy theo đúng quy định của Điều lệ trường tiểu học. Thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo quản lý của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, làm tốt công tác thi đua khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, đảm bảo trung thực, khách quan, công bằng tạo được động lực thúc đẩy cán bộ, giáo viên, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Nhà trường thực hiện công tác quản lý chuyên môn theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường có đủ hệ thống hồ sơ quản lý các hoạt động dạy - học và giáo dục học sinh. Hằng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch năm học cụ thể có tính khả thi cao. Trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học, nhà trường tiến hành tổ chức triển khai các hoạt động dạy - học và giáo dục có hiệu quả; có các phương án cụ thể bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Các tổ chuyên môn, tổ văn phòng thực hiện tốt nhiệm vụ theo đúng quy định của Điều lệ trường tiểu học.
Về cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh: Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng có trình độ đào tạo trên chuẩn, có năng lực chuyên môn vững vàng, năng lực quản lý lãnh đạo chỉ đạo và tổ chức hoạt động của nhà trường. Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường là một khối đoàn kết. Nhà trường có 100% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn, luôn tạo điều kiện tốt về mọi mặt cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên yên tâm công tác phân công chuyên môn hợp lý nên phát huy được năng lực và sở trường của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên; quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ; đảm bảo các quyền lợi về vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên theo đúng quy định của pháp luật; có biện pháp phù hợp đẩy mạnh phong trào tự học tự bồi dưỡng trong cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
Hằng năm, 100% học sinh của nhà trường thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của học sinh Tiểu học và được đảm bảo các quyền theo quy định.
Về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học: Nhà trường có tổng diện tích là 8350m2, bình quân 12.8m2/học sinh, được cấp có thẩm quyền cấp phép sử dụng đất lâu dài. Trường có tường bao, cổng trường, biển trường; môi trường xanh sạch, đẹp theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; có các phòng chức năng cần thiết phục vụ cho học tập, phòng học khang trang, có trang thiết bị dạy học hiện đại, mỗi lớp có tủ đựng đồ dùng dạy học; có phòng máy phục vụ công tác quản lý dạy học giáo dục học sinh. Nhà trường có sân chơi, bãi tập; khu nhà để xe của giáo viên khu vệ sinh riêng của giáo viên và học sinh; có 01 bể chứa nước mưa và hệ thống nước máy đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt cho toàn trường. Nhà trường có biện pháp cụ thể trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có đạt hiệu quả.
Về quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội: Nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ và thường xuyên phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, của lớp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nhà trường. Giáo viên phụ trách lớp thường xuyên, tích cực, chủ động trao đổi thông tin với phụ huynh học sinh về kết quả giáo dục học sinh để phối hợp cùng phụ huynh có biện pháp giáo dục học sinh một cách phù hợp, hiệu quả.
Nhà trường có kế hoạch, chủ động tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, cá nhân, phụ huynh học sinh trong việc hỗ trợ, động viên về tinh thần, vật chất và xây dựng môi trường nhà trường xanh- sạch- đẹp và an toàn.
Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục: Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ có hiệu quả chương trình giáo dục và kế hoạch năm học, chú trọng xây dựng kỉ cương nền nếp dạy - học cũng như các hoạt động chuyên môn, đặc biệt quan tâm đến công tác nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục toàn diện. Học sinh của nhà trường ngoan ngoãn, học tập và rèn luyện tốt, chủ động tích cực trong các hoạt động học tập, có ý thức tự quản, có kỹ năng sống tốt, mạnh dạn, lễ phép trong giao tiếp với mọi người xung quanh, đoàn kết yêu thương, giúp đỡ bạn bè. Hằng năm, học sinh đạt danh hiệu học sinh Giỏi, học sinh Tiên tiến đạt tỷ lệ cao, tỷ lệ học sinh có học lực yếu giảm rõ rệt. Học sinh nhà trường có ý thức, hành vi bảo vệ môi trường, thực hiện tốt quy định an toàn giao thông.
............
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết