Mẫu biên bản đánh giá thực hiện chuyên đề - Biên bản đánh giá việc thực hiện chuyên đề
Nội dung chi tiết:
Mẫu biên bản đánh giá thực hiện chuyên đề là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc đánh giá thực hiện chuyên đề.
Mẫu biên bản nêu rõ thời gian địa điểm, thành phần tham dự và nội dung thông tin việc thực hiện chuyên đề. Mời các bạn cùng tham khảo và mẫu biên bản tại đây.
PHÒNG GD&ĐT ............ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
I. Địa điểm thời gian:
- Thời gian:...................................................
- Địa điểm:..................................................
II. Thành phần tham dự:
1. Ông:..................................................
2. Ông:..................................................
3. Ông:..................................................
4. Bà:..................................................
5. Gồm: ... giáo viên trong toàn trường.
- Vắng: ....
III. Nội dung:
1. Đồng chí Trưởng thông qua kết quả thực hiện chuyên đề
- Tiết dạy chuyên đề đã được thực hiện đúng theo kế hoạch.
- Có 4 đồng chí tham gia dự giờ và đóng góp ý kiến xây dựng chuyên đề để chuyên đề hoàn thiện hơn.
- Học sinh có thái độ tích cực trong tiết học theo hình thức chuyên đề.
- Qua dự giờ, nhìn chung các giáo viên đã xây dựng nội dung giảng dạy phù hợp với mục tiêu của bài, phù hợp với khả năng của học sinh. Nắm được quy trình giảng dạy theo chuyên đề đã thống nhất của tổ và nhớ được quy trình thực hiện.
2. Các tổ viên đánh giá về chuyên đề
a. Ưu điểm:
- Sử dụng hình ảnh phong phú đúng với nội dung bài học, phương tiện phù hợp, tạo được sự hứng thú và tích cực cho cho học sinh trong giờ học.
- Phiếu học tập được chuẩn bị chu đáo, nội dung phù hợp, giúp học sinh nhanh chóng tổng hợp kiến thức.
- Phương pháp thảo luận nhóm được thực hiện giúp học sinh có tinh thần làm việc tập thể, tiết kiệm được thời gian dể giáo viên đi sâu phân tích nội dung bài học và khai thác tranh ảnh.
- Có ý tưởng sáng tạo trong việc thiết kế giáo án, giáo án thể hiện đầy đủ các nội dung thực hiện trên lớp. Liên hệ thực tế phong phú, tạo được tình cảm tốt, thái độ tích cực cho học sinh.
b. Tồn tại:
- Giáo viên chưa phâm bố thời gian phù hợp giữa các nội dung.
- Chưa phát huy được sự tích cực của học sinh trong hoạt động cá nhân.
- Chưa bao quát được lớp khi thực hiện phương pháp hoạt động nhóm.
3. Ý kiến kiến nghị biện pháp khắc phục.
- Giáo viên cần tổ chức dạy học theo phương pháp tích cực thường xuyên để kết hợp thuần thục giữa kỷ thật dạy học với phương tiện dạy học.
Biên bản kết thúc vào hồi ... giờ ngày ... tháng ... năm .....
Đại diện BGH | Tổ trưởng | Thư ký | Đại diện GV |