Mẫu Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị -

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 88 KB
Lượt tải: 663
Nhà phát hành: Sưu tầm


Cùng tìm hiểu thêm về Mẫu Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị: Mẫu Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị

Nội dung chi tiết:

Mẫu Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------

                                                    ......., ngày.........tháng..........năm 20…. 

DỰ THẢO  QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐQT CÔNG TY CỔ PHẦN ...... 

(Ban hành kèm theo Quyết định số …… /QĐ-HĐBT ngày  tháng  năm 20….)

Căn cứ Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty cổ phần .....
HĐQT ban hành Quy chế hoạt động của HĐQT công ty.

I/. Những quy định chung

Điều 1: Trách nhiệm pháp lý của HĐQT

HĐQT là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp và Điều lệ hoạt động của công ty, HĐQT ban hành quy chế hoạt động nhằm cụ thể hoá quyền và nghĩa vụ, chế độ phân công, quy trình làm việc và các mối quan hệ công tác của HĐQT. Trong quá trình hoạt động HĐQT sẽ điều chỉnh, sửa đổi bổ sung quy chế phù hợp với tình hình hoạt động của công ty.

Điều 2: Nguyên tắc hoạt động của HĐQT 

HĐQT làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo thể hiện qua các nghị quyết của HĐQT. Các thành viên của HĐQT chịu trách nhiệm cá nhân về phần việc của mình và cùng chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ, trước pháp luật về các nghị quyết, quyết định của HĐQT đối với sự phát triển của công ty.
HĐQT giao trách nhiệm cho Tổng giám đốc tổ chức điều hành thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT.
Điều 3: Cơ cấu tổ chức, nhiệm kỳ hoạt động
- Cơ cấu tổ chức: HĐQT gồm 4 thành viên: 1 Chủ tịch HĐQT; 1 phó Chủ tịch; 1 uỷ viên thường trực là thành viên chuyên trách (và 1 uỷ viên phụ trách chuyên môn do HĐQT giao).
Việc phân công điều chuyển nhiệm vụ giữa các thành viên phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ, do HĐQT quyết định.
Nhiệm kỳ HĐQQT là 5 năm. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT do ĐHĐCĐ quyết định.
Điều 4: Tiêu chuẩn thành viên HĐQT
1. Tiêu chuẩn:
-  Không vi phạm Điều 9 Luật Doanh nghiệp.
-  Là đại diện cho cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng.
-  Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều lệ công ty.
2. Thành viên HĐQT không còn tư cách nếu không đáp ứng được các quy định về tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều này và vi phạm quy định tại Điều 23 khoản 4 Điều lệ công ty, cụ thể là:
- Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ đã gây nên sự cố dẫn đến thua lỗ cho công ty.
- Không đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Vi phạm nghiêm trọng Điều 86 Luật Doanh nghiệp:
+ Bị truy cứu, bị kết tội về các tội danh: buôn lậu, trốn thuế, tham ô biển thủ tài sản của công ty. Hối lộ, nhận hối lộ, lãng phí của công; lấy tài sản của công ty cho người khác.
+ Kê khai không trung thực lý lịch kinh doanh của mình và những người liên quan với mình (theo khoản 14 Điều 3 Luật DN); không công khai tài sản có giá trị từ 50 triệu VNĐ trở lên; không khai các lợi ích.
+ Ký kết các hợp đồng kinh tế, dân sự có tính chất tư lợi không tuân thủ quy định tại Điều 87 Luật DN.
+ Có hành vi chuyển dịch cơ hội kinh doanh để thu lợi cho bản thân và người liên quan, gây thiệt hại cho công ty.
+ Tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty, trừ khi được chủ tịch HĐQT cho phép.
- Mất, hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và có những bằng chứng chuyên môn chứng tỏ người đó không còn đủ năng lực hành vi.
- Vắng mặt không tham dự cuộc họp HĐQT liên tục 2 kỳ họp mà không được sự chấp thuận của Chủ tịch HĐQT hoặc người được chủ tịch HĐQT uỷ quyền.
- Bị ĐHĐCĐ bãi nhiệm, miễn nhiệm.
- Đại diện cho cổ đông là pháp nhân khi pháp nhân bị mất tư cách pháp nhân, pháp nhân bị giải thể.
- Bị cổ đông là pháp nhân rút quyền đại diện.
-  Thành viên có đơn xin từ chức gửi đến trụ sở chính của công ty.
Điều 5. Các tiểu ban giúp việc HĐQT: Trong từng thời kỳ thực hiện dự án, HĐQT có thể thiết lập hoặc giải thể các tiểu ban giúp việc HĐQT.
1. Tiểu ban thư ký:
Tiểu ban thư ký gồm 3 người: 1 thư ký công ty; 1 thư ký Chủ tịch HĐQT; 1 thư ký Tổng giám đốc.
Nhiệm vụ Tiểu ban thư ký:
- Tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ:
+ Chọn địa điểm họp phù hợp, phòng họp đủ điều kiện chỗ ngồi, ánh sáng, âm thanh, thiết bị ghi âm, ghi hình.
+ Kiểm tra tư cách đại biểu.
+ Thực hiện kiểm phiếu họp ĐHĐCĐ.
+ Chuẩn bị tài liệu gửi kèm thông báo triệu tập ĐHĐCĐ theo sổ đăng ký cổ đông.
- Giúp chủ tịch HĐQT điều khiển cuộc họp ĐHĐCĐ:
+Lập biên bản cuộc họp ĐHĐCĐ
+ Dự thảo nghị quyết ĐHĐCĐ.
- Tổ chức cuộc họp HĐQT, lập biên bản cuộc họp HĐQT.
- Giúp BKS tổ chức cuộc họp BKS và lập biên bản cuộc họp BKS.
- Lưu trữ thông tin công ty : Sổ đăng ký cổ đông, sổ biên bản các cuộc họp ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS và các tài liệu cần thiết khác.
- Cung cấp thông tin cho thành viên HĐQT, Ban KS.
2. Tiểu ban tư vấn pháp lý: (Biên chế do HĐQT quyết định)
Tiểu ban TVPL có nhiệm vụ:
- Xem xét tính hợp pháp của các hợp đồng kinh tế và các văn bản pháp lý của công ty.
- Đảm bảo các điều kiện pháp lý cho hoạt động của công ty: Dự thảo sửa đổi, bổ sung, điều lệ, quy định, quy chế nội quy hoạt động của công ty.
- Giúp HĐQT, TGĐ tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của công ty.
- Hỗ trợ pháp lý cho TGĐ khi có các tranh chấp về các hợp đồng.
- Giúp HĐQT tìm kiếm các chuyên gia tư vấn về các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành theo yêu cầu của HĐQT.
3. Tiểu ban tư vấn công nghệ nhân lực thị trường: (Biên chế cho HĐQT quyết định).
Tiểu ban tư vấn công nghệ nhân lực thị trường có nhiệm vụ:
- Xây dựng chiến lược phát triển, mua, bán công nghệ.
- Xây dựng chiến lược thị trường.
- xây dựng chiến lược phát triển nhân lực.
II. Nhiêm vụ của HĐQT:
Điều 6: Nhiệm vụ chung
1. HĐQT thay mặt ĐHĐCĐ quản lý công ty, giám sát các hoạt động điều hành củaTGĐ, các phó TGĐ, kế toán trưởng, giám đốc các công ty con, trưởng chi nhánh, VPĐD và các chức danh quản lý khác.
2. Kiến nghị trình ĐHĐCĐ những vấn đề sau.
a. Dự thảo sửa đổi Điều lệ công ty.
b. Tổ chức lại công ty, tái cơ cấu lại công ty: Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập công ty; chuyển đổi loại hình công ty; giải thể công ty.
c. Xây dựng chiến lược huy động vốn, quy mô vốn điều lệ trung và dài hạn, kiến nghị tổng số cổ phần chào bán từng loại.
d. Kiến nghị mức cổ tức hàng năm.
e. Trình báo cáo tài chính hàng năm.
f. Trình hợp đồng bán số tài sản của công ty có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% giá trị ghi trên sổ kế toán của công ty.
Điều 7: Quyết định chiến lược phát triển công ty, kế hoạch xây dựng phát triển sản xuất kinh doanh
1. Quyết định dự án đầu tư dưới mọi hình thức, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các thủ tục đầu tư, xây dựng theo quy định hiện hành, phê duyệt các khoản đầu tư không nằm trong kế hoạch kinh doanh không vượt quá 10% giá trong kế hoạch và ngân sách kinh doanh của công ty.
2. Quyết định nghiên cứu các công nghệ mới.
3. Quyết định phát triển thị trường.
4. Quyết định bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.
Điều 8: Kiện toàn tổ chức công ty.
1. Quyết định thành lập công ty con dưới dạng công ty TNHH 1 thành viên, quyết định góp vốn vào công ty TNHH 2 thành viên trở lên; cử người quản lý phần vốn góp của công ty vào công ty TNHH; mua cổ phần của các CTCP; cử người quản lý cổ phần của công ty trong CTCP.
2. Quyết định thành lập chi nhánh, VPĐD ở trong và ngoài nước.
3. Quyết định đầu tư ra nước ngoài dưới mọi hình thức phù hợp với pháp luật Việt nam, pháp luật nước dự kiến đầu tư và pháp luật quốc tế.
4. Ban hành mọi quy chế hoạt động của công ty.
5. Bổ nhiệm, miễn nhiêm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, quyết định mức lương các cán bộ quản lý quan trọng của công ty:
- Ký hợp đồng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật đối với: Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng.
- Phê duyệt và uỷ quyền cho TGĐ bổ nhiệm:
+ Giám đốc công ty con, trưởng chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước.
+ Cử những người quản lý phần vốn của công ty tại các công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, những người quản lý phần vốn của công ty tại các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Quyết định mức lương của:
+ Tổng Giám đốc.
+ Phó tổng Giám đốc.
+ Kế toán trưởng.
- Phê duyệt mức lương theo đề nghị của TGĐ đối với trưởng các đơn vị trực thuộc công ty.
- Có quyền đình chỉ, huỷ bỏ không điều kiện các quyết định của TGĐ nếu xét thấy các quyết định đó đi ngược lại lợi ích của công ty, vi phạm pháp luật, Điều lệ công ty.
Điều 9: Các vấn đề tài chính và ngân sách
1. Quyết định chào bán CP mới trong phạm vi số CP được quyền chào bán, quyết định ciệc mua lại dưới 10% số cổ phần đã chao bán của từng loại.
2. Quyết định huy động vốn bằng các hình thức khác:
- Phát hành trái phiếu.
- Vay vốn từ cổ đông .
- Vay vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
3. Phê duyệt cơ chế tài chính của công ty theo quy định của pháp luật và tình hình sản xuất hàng năm.
4. Quyết định mức trích quỹ đầu tư phát triển hàng năm.
5. Quyết định mức trích quỹ dự phòng tài chính.
6. Quyết định mức trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.
7.     Quyết định mức trích quỹ khen thưởng, phúc lợi.
8. Quyết định giá chào bán CP và trái phiếu của công ty .
9. Quyết định bán CP trên thị trường chứng khoán
10. Quyết định việc định giá tài sản góp vốn của công ty không phải là tiền, vàng, ngoại tệ.
 
Điều 10: Quy định về phê duyệt và ký kết hợp đồng
 
HĐQT phê duyệt hoặc trực tiếp ký các loại hợp đồng:
 
1.  Thoả ước lao động tập thể, chỉ định và bãi nhiệm những người được công ty uỷ nhiệm là đại diện thương mại có thẩm quyền và luật sư của công ty.
2.  Hợp đồng vay vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.

Download file biểu mẫu để xem thêm chi tiết

download.com.vn