Nghị định 09/2013/NĐ-CP - Hướng dẫn Luật phòng, chống mua bán người

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 93 KB
Lượt tải: 125
Nhà phát hành: Chính phủ


Hữu ích - Nghị định 09/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống mua bán người.

Nội dung chi tiết:

Nghị định 09/2013/NĐ-CP - Hướng dẫn Luật phòng, chống mua bán người

 Nghị định 09/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống mua bán người.

CHÍNH PHỦ
-------
Số: 09/2013/NĐ-CP

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

-------------------------

Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật phòng, chống mua bán người ngày 29 tháng 3 năm 2011;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quđịnh chi tiết thhành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người,

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người về cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân; tổ chức, hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân và chế độ hỗ trợ, trình tự, thủ tục thực hiện chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân.

Điều 2. Chính sách khuyến khích đối với tổ chức, cá nhân tham gia công tác hỗ trợ nạn nhân

1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại Nghị định này; đồng thời hỗ trợ nguồn lực cho cơ sở bảo trợ xã hội công lập thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân.

2. Tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao môi trường.

Điều 3. Kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ nạn nhân

1. Kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ nạn nhân từ các nguồn sau:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;

c) Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ nạn nhân từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định này được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các bộ, ngành và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành.

3. Ngân sách địa phương hỗ trợ cho các cơ sở hỗ trợ nạn nhân để thực hiện hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân theo quy định tại Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Nghị định này trên cơ sở số nạn nhân được cơ sở trợ giúp.

Chương II
CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN

 

MỤC 1. CẤP, CẤP LẠI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, GIA HẠN GIẤY PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN

Điều 4. Điều kiện thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân

1. Điều kiện thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân:

a) Có trụ sở làm việc ổn định, thuận tiện giao thông;

b) Diện tích đất tự nhiên tối thiểu 15 m2/nạn nhân; diện tích phòng ở bình quân 05 m2/nạn nhân;

c) Có trang thiết bị, phương tiện phù hợp với nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân;

d) Có ít nhất 05 (năm) nhân viên, trong đó 02 (hai) nhân viên có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành công tác xã hội.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể về các điều kiện thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân quyết định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 5. Thẩm quyền cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), nơi cơ sở hỗ trợ nạn nhân dự kiến đặt trụ sở có thẩm quyền cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân (sau đây gọi tắt là Giấy phép thành lập).

Điều 6. Trình tự gửi, tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập

1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép thành lập gửi 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi dự kiến đặt trụ sở để thẩm định.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để hoàn thiện hồ sơ.

Điều 7. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập

1. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép thành lập theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

2. Đề án thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân, bao gồm các nội dung: Sự cần thiết; mục tiêu; nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức, nhân sự; các điều kiện đảm bảo hoạt động; tính khả thi của đề án.

3. Lý lịch cá nhân của người dự kiến đứng đầu cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

4. Các giấy tờ và văn bản có liên quan chứng minh đủ các điều kiện để thành lập cơ sở theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.

Điều 8. Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định những nội dung sau đây:

a) Sự cần thiết thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân;

b) Mục tiêu, phạm vi hoạt động, tên gọi, nhiệm vụ và quyền hạn; cơ cấu tổ chức, nhân sự; cơ chế tài chính;

c) Điều kiện bảo đảm hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân khi được phép thành lập;

d) Tính khả thi của việc thành lập, hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

2. Thời hạn thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải thực Hiện thẩm định và có văn bản trình Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 9. Quyết định cấp Giấy phép thành lập

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ văn bản đề xuất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định việc cấp Giấy phép thành lập.

2. Giấy phép thành lập có thời hạn tối đa là 05 (năm) năm, gồm các nội dung chính sau:

a) Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax (nếu có);

b) Họ và tên người đứng đầu;

c) Phạm vi hoạt động, các dịch vụ hỗ trợ.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mẫu Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

4. Thời hạn cấp Giấy phép thành lập:

a) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc cấp Giấy phép thành lập;

b) Trường hp không cấp Giấy phép thành lập, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 10. Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài.

2. Tổ chức cá nhân Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này;

b) Việc thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc lợi dụng việc thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

c) Hồ sơ không hợp lệ.

Điều 11. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập

1. Giấy phép thành lập phải sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi người đứng đầu;

b) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở;

c) Thay đổi tên gọi, phạm vi hoạt động, dịch vụ hỗ trợ được cấp phép.

2. Hồ sơ đề nghị sửa đi, bổ sung Giấy phép thành lập, gồm:

a) Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập theo mẫu do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định;

b) Bản sao Giấy phép thành lập đã được cấp;

c) Văn bản, tài liệu chứng minh việc thay đổi theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thành lập phải gửi 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để làm thủ tục sửa đổi, bổ sung.

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hp lệ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để hoàn thiện hồ sơ.

5. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc sửa đi, bổ sung Giấy phép thành lập.

6. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập.

Trường hợp không đồng ý sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 12. Cấp lại Giấy phép thành lập

1. Tổ chức, cá nhân được cấp lại Giấy phép thành lập trong trường hợp bị mất, bị rách hoặc bị tiêu hủy.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

b) Tài liệu, văn bản chứng minh Giấy phép thành lập bị mất, bị rách hoặc bị tiêu hủy.

3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện Giấy phép thành lập bị mất, bị rách hoặc bị tiêu hủy, tổ chức, cá nhân phải gửi 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để làm thủ tục cấp lại.

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để hoàn thiện hồ sơ.

5. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc cấp lại Giấy phép thành lập.

6. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Sở Lao độngThương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cấp lại Giấy phép thành lập.

Trường hợp không đồng ý cấp lại Giấy phép thành lập, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 13. Gia hạn Giấy phép thành lập

1. Tổ chức, cá nhân được gia hạn Giấy phép thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có nhu cầu tiếp tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ nạn nhân;

b) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân không vi phạm pháp luật.

2. Hồ sơ đề nghị gia hạn gồm:

a) Văn bản đề nghị gia hạn Giấy phép thành lập theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

b) Báo cáo về tình hình hỗ trợ nạn nhân của cơ sở tính đến thời điểm đề nghị gia hạn và phương hướng hoạt động tiếp theo của cơ sở;

c) Bản gốc Giấy phép thành lập đã được cấp.

3. Trong thời hạn ít nhất 30 (ba mươi) ngày làm việc, trước khi Giấy phép thành lập hết hạn, tổ chức, cá nhân phải gửi 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để làm thủ tục gia hạn.

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý hồ sơ. Trường hợp hồ sơchưa hp lệ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải thông báo bng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để hoàn thiện hồ sơ.

5. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc gia hạn Giấy phép thành lập.

6. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định gia hạn Giấy phép thành lập. Thời hạn gia hạn Giấy phép thành lập tối đa là 05 (năm) năm.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

download.com.vn