Nghị định 13/2018/NĐ-CP - Hướng dẫn Luật tiếp cận thông tin

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 457 KB
Lượt tải: 99
Nhà phát hành: Chính phủ


Giới thiệu về Nghị định 13/2018/NĐ-CP Từ ngày 01/07/2018 Nghị định 13/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 23/01/2018 chính thức có hiệu lực. Thông tư hướng dẫn Luật tiếp cận thông tin. Mời các bạn cùng tham khảo.

Nội dung chi tiết:

Nghị định 13/2018/NĐ-CP - Hướng dẫn Luật tiếp cận thông tin

Ngày 23/01/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 13/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật tiếp cận thông tin. Theo đó, Nghị định áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến việc cung cấp thông tin theo quy định của Luật tiếp cận thông tin. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2018/NĐ-CP

Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2018

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật tiếp cận thông tin ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.

1. Nghị định này quy định chi tiết điểm b khoản 1 Điều 3 5 về các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin; khoản 2 Điều 36 về tiếp cận thông tin của công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp; khoản 4 Điều 24 về mẫu phiếu yêu cầu cung cấp thông tin và các biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin.

2. Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến việc cung cấp thông tin theo quy định của Luật tiếp cận thông tin.

Điều 2. Các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

1. Việc cung cấp thông tin được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với các đối tượng, điều kiện khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:

a) Thông qua Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước (nếu có);

b) Thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình trung ương, địa phương và các hệ thống truyền phát tin khác của địa phương; các chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc và các phương tiện thông tin đại chúng khác tại địa phương;

c) Xây dựng tài liệu chuyên đề, tờ rơi, ấn phẩm; trong trường hợp cần thiết và khả thi thì có thể được chuyển tải bằng ngôn ngữ dân tộc;

d) Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt cộng đồng để chia sẻ thông tin cho công dân; chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động cung cấp thông tin cho các khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

đ) Lồng ghép hoạt động cung cấp thông tin trong các sự kiện văn hóa - chính trị của cơ quan, địa phương, trong kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, truyền thông các chính sách mới của các cơ quan nhà nước trên địa bàn;

e) Tăng thời lượng truyền, phát bản tin đối với loại thông tin liên quan đến cơ chế, chính sách của người dân sinh sống tại khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Căn cứ vào loại thông tin, đối tượng cần cung cấp thông tin, cơ quan nhà nước trên địa bàn quyết định lựa chọn một hoặc các hình thức cung cấp thông tin công khai rộng rãi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc các hình thức khác phù hợp với khả năng tiếp cận thông tin của công dân.

3. Cơ quan cung cấp thông tin phải bảo đảm các hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu phù hợp với khả năng tiếp cận của người yêu cầu cung cấp thông tin và điều kiện thực tế của cơ quan; bố trí cán bộ, công chức hướng dẫn, giải thích cho người yêu cầu cung cấp thông tin; tăng cường cung cấp thông tin và tạo thuận lợi cho công dân tiếp cận thông tin bằng hình ảnh, video và các phương tiện nghe, nhìn khác.

4. Cơ quan nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc xây dựng hệ thống thông tin công cộng; nâng cấp, đầu tư các trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho hoạt động cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật liên quan.

Điều 3. Các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận thông tin

1. Thông tin liên quan trực tiếp tới đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người khuyết tật phải được kịp thời công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng dưới các hình thức cung cấp thông tin thuận lợi cho người khuyết tật.

2. Căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước thiết lập Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan mình trong đó có cung cấp chức năng cơ bản để hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho việc tiếp cận thông tin đăng tải trên các Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử.

3. Cơ quan cung cấp thông tin bảo đảm các hình thức cung cấp thông tin phù hợp với khả năng tiếp cận của người yêu cầu cung cấp thông tin và điều kiện thực tế của cơ quan; bố trí thiết bị nghe, nhìn và các thiết bị phụ trợ phù hợp với dạng và mức độ khuyết tật của người yêu cầu cung cấp thông tin và phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ quan mình; tạo điều kiện cho người yêu cầu cung cấp thông tin sử dụng các thiết bị nghe, nhìn, các thiết bị phụ trợ và các phương tiện kỹ thuật khác của cá nhân để tiếp cận thông tin theo yêu cầu.

4. Cơ quan cung cấp thông tin bố trí cán bộ, công chức hướng dẫn, giải thích và giúp đỡ người khuyết tật gặp khó khăn trong việc điền Phiếu, ký Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin hoặc khó khăn trong việc tiếp cận thông tin.

5. Lồng ghép các kiến thức, kinh nghiệm cung cấp thông tin đối với người khuyết tật trong các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn cho bộ phận đầu mối và cán bộ, công chức đầu mối cung cấp thông tin của cơ quan.

6. Ưu tiên cung cấp thông tin cho người khuyết tật theo quy định pháp luật về tiếp cận thông tin và pháp luật về người khuyết tật.

Điều 4. Cung cấp thông tin theo yêu cầu cho công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp

1. Việc yêu cầu cung cấp thông tin của công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp (sau đây gọi chung là tổ chức) được thực hiện trong trường hợp nhiều người trong tổ chức có cùng yêu cầu tiếp cận đối với thông tin giống nhau. Tổ chức yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm cử người đại diện để thực hiện việc yêu cầu cung cấp thông tin.

2. Người đại diện có trách nhiệm lập Danh sách những người có cùng yêu cầu cung cấp thông tin giống nhau, gửi Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin kèm theo Danh sách những người yêu cầu đến cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin và thực hiện việc yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định.

Danh sách những người yêu cầu cung cấp thông tin phải có đầy đủ các nội dung sau: Họ, tên; số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu và lý do, mục đích của từng người yêu cầu.

3. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin theo yêu cầu cho công dân thông qua tổ chức được thực hiện theo quy định tại Chương III Luật tiếp cận thông tin.

Điều 5. Các mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin theo yêu cầu

1. Các mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin theo yêu cầu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gồm:

a) Mẫu Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin: Mẫu số 01a hoặc Mẫu số 01b;

b) Mẫu Phiếu tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin: Mẫu số 02;

c) Mẫu Phiếu giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin: Mẫu số 03;

d) Mẫu Thông báo gia hạn yêu cầu cung cấp thông tin: Mẫu số 04;

đ) Mẫu Thông báo từ chối yêu cầu cung cấp thông tin: Mẫu số 05.

2. Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Luật tiếp cận thông tin thì phải kèm theo văn bản chấp thuận của cá nhân, tổ chức liên quan. Mẫu văn bản chấp thuận của cá nhân, tổ chức liên quan được thực hiện theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 6. Lập Danh mục, phân loại, cập nhật thông tin

1. Đơn vị đầu mối cung cấp thông tin của cơ quan cung cấp thông tin hoặc bộ phận đầu mối hoặc cá nhân làm đầu mối (trong trường hợp cơ quan cung cấp thông tin không phân công đơn vị đầu mối cung cấp thông tin) lập, cập nhật Danh mục thông tin phải được công khai theo Điều 17 Luật tiếp cận thông tin và Danh mục thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện theo Điều 7 Luật tiếp cận thông tin.

2. Đơn vị chủ trì tạo ra thông tin của cơ quan cung cấp thông tin xác định thông tin thuộc Danh mục thông tin phải được công khai theo Điều 17 Luật tiếp cận thông tin, Danh mục thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện theo Điều 7 Luật tiếp cận thông tin và chuyển đến đầu mối cung cấp thông tin.

3. Danh mục thông tin phải được công khai gồm các nội dung: Tên, số, ký hiệu văn bản, hồ sơ, tài liệu; ngày, tháng, năm tạo ra văn bản, hồ sơ, tài liệu kèm theo hình thức công khai thông tin, thời điểm, thời hạn công khai thông tin (nếu có). Danh mục thông tin phải được công khai được thường xuyên cập nhật theo quy chế của cơ quan.

Trường hợp thông tin đang được công khai tại các cơ sở dữ liệu khác nhau hoặc đăng tải trên Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử thì tại Danh mục thông tin phải được công khai phải kèm theo chỉ dẫn địa chỉ truy cập để tải thông tin. Trường hợp thông tin chưa được công khai trên Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử mà đã được số hóa thì phải được đính kèm theo Danh mục thông tin phải được công khai.

Danh mục thông tin phải được công khai được đăng tải trên Chuyên mục về tiếp cận thông tin tại Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin. Đối với cơ quan chưa có Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử thì phải niêm yết Danh mục thông tin phải được công khai tại trụ sở cơ quan hoặc có hình thức công khai khác thuận lợi cho công dân trong việc tiếp cận thông tin.

Điều 7. Rà soát, kiểm tra và bảo đảm tính bí mật của thông tin trước khi cung cấp

1. Đơn vị chủ trì tạo ra thông tin của cơ quan cung cấp thông tin rà soát, kiểm tra, xác định nội dung thông tin trong hồ sơ, tài liệu thuộc thông tin công dân không được tiếp cận, thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Luật tiếp cận thông tin, trước khi chuyển cho đơn vị đầu mối cung cấp thông tin.

2. Đơn vị đầu mối cung cấp thông tin của cơ quan cung cấp thông tin hoặc bộ phận đầu mối hoặc cá nhân làm đầu mối (trong trường hợp cơ quan cung cấp thông tin không phân công đơn vị đầu mối cung cấp thông tin) kiểm tra, loại bỏ các nội dung thông tin quy định khoản 1 Điều này trước khi cung cấp.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

download.com.vn