Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước - Quy định việc giám sát ngân sách nhà nước
Giới thiệu về Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định việc giám sát ngân sách nhà nước (NSNN) của cộng đồng theo quy định tại Điều 16 Luật Ngân sách nhà nước 2015 được thực hiện thông qua các hình thức nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực Ngân sách nhà nước.
Nội dung chi tiết:
Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước 2015 về lập dự toán ngân sách; thu nộp ngân sách; kiểm soát, thanh toán chi ngân sách; quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ; quyết toán ngân sách; nguyên tắc, điều kiện, thẩm quyền ứng trước dự toán, chi chuyển nguồn, sử dụng dự phòng ngân sách; sử dụng quỹ dự trữ tài chính; công khai ngân sách nhà nước, giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng và một số nội dung khác theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Đối tượng áp dụng theo nghị định 163/2016
- Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội;
- Các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo nhiệm vụ Nhà nước giao;
- Các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến ngân sách nhà nước.
Thu ngân sách nhà nước
- Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của các luật thuế.
- Lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện; trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ.
- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện, sau khi trừ phân được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật.
- Các khoản nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh tế của Nhà nước
- Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước quản lý.
- Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; tiền sử dụng khu vực biển; tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
- Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước; thu cấp quyền khai thác khoáng sản, thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
- Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật.
- Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, cho cơ quan nhà nước ở địa phương.
- Thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 11 Luật ngân sách nhà nước.
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Chi ngân sách nhà nước
- Chi đầu tư phát triển
- Chi dự trữ quốc gia
- Chi thường xuyên cho các lĩnh vực: Quốc phòng; an ninh và trật tự, an toàn xã hội; sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề; sự nghiệp khoa học và công nghệ;...
- Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản tiền do Chính phủ, chính quyền địa phương cấp tỉnh vay.
- Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các Chính phủ, tổ chức ngoài nước.
- Chi cho vay theo quy định của pháp luật.
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
- Chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau.
- Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
Danh mục các chương, điều nổi bật trong Nghị định 163/2016/NĐ-CP
Chương I: Những quy định chung
- Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Thu ngân sách nhà nước
- Điều 3. Chi ngân sách nhà nước
- Điều 4. Bội chi ngân sách nhà nước
- Điều 5. Chi trả nợ gốc các khoản vay
- Điều 6. Hệ thống ngân sách nhà nước và quan hệ giữa các cấp ngân sách
- Điều 7. Dự phòng ngân sách nhà nước
- Điều 8. Quỹ dự trữ tài chính
- Điều 9. Kinh phí hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
- Điều 10. Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
- Điều 11. Quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Điều 12. Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách
Chương II: Phân cấp quản lý ngân sách và mối quan hệ giữa ngân sách các cấp
- Điều 13. Nguồn thu của ngân sách trung ương
- Điều 14. Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương
- Điều 15. Nguồn thu của ngân sách địa phương
- Điều 16. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương
- Điều 17. Nguyên tắc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương
- Điều 18. Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
- Điều 19. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
- Điều 20. Thẩm quyền của Bộ Tài chính ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách áp dụng chung cho cả nước
- Điều 21. Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định định mức phân bổ và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách
Chương III: Lập dự toán ngân sách nhà nước
- Điều 22. Thời gian hướng dẫn lập, xây dựng, tổng hợp, quyết định và giao dự toán ngân sách nhà nước
- Điều 23. Lập dự toán ngân sách tại các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ
- Điều 24. Lập dự toán ngân sách nhà nước tại các cơ quan thu ngân sách
- Điều 25. Lập dự toán ngân sách địa phương
- Điều 26. Lập dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương
- Điều 27. Lập lại dự toán ngân sách nhà nước
- Điều 28. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc lập dự toán ngân sách, phương án phân bổ dự toán ngân sách
- Điều 29. Quyết định, giao dự toán ngân sách nhà nước
- Điều 30. Mẫu biểu lập dự toán ngân sách nhà nước
Chương IV: Chấp hành ngân sách nhà nước
- Điều 31. Phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước của đơn vị dự toán
- Điều 32. Tổ chức thu ngân sách nhà nước
- Điều 33. Quản lý, hạch toán vay của ngân sách nhà nước
- Điều 34. Tổ chức chi ngân sách nhà nước
- Điều 35. Quản lý, hạch toán, chi trả nợ vay của ngân sách nhà nước
- Điều 36. Tổ chức điều hành ngân sách nhà nước
- Điều 37. Nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện và thẩm quyền quyết định ứng trước dự toán năm sau
- Điều 38. Quản lý, sử dụng ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách
- Điều 39. Mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước
- Điều 40. Mở tài khoản của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng
- Điều 41. Báo cáo tình hình chấp hành ngân sách nhà nước
Chương V: Kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách nhà nước
- Điều 42. Khóa sổ kế toán và xử lý thu, chi ngân sách nhà nước cuối năm
- Điều 43. Chuyển nguồn ngân sách từ năm trước sang năm sau
- Điều 44. Yêu cầu, trình tự báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước
- Điều 45. Mẫu biểu báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước
Chương VI: Công khai ngân sách nhà nước, giám sát của cộng đồng về ngân sách nhà nước
- Điều 46. Đối tượng và phạm vi thực hiện công khai ngân sách
- Điều 47. Nội dung công khai ngân sách nhà nước
- Điều 48. Nội dung công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí, các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước
- Điều 49. Thời điểm công khai ngân sách
- Điều 50. Công khai kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 51. Hình thức, chỉ tiêu và mẫu biểu công khai ngân sách
- Điều 52. Giám sát ngân sách của cộng đồng
Chương VII: Điều khoản thi hành
- Điều 53. Điều khoản chuyển tiếp
- Điều 54. Hiệu lực thi hành
- Điều 55. Trách nhiệm thi hành
Nghị định 163/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 và áp dụng từ năm ngân sách 2017.