Nghị định 30/2016/NĐ-CP - Quy định chung về hoạt động đầu tư từ các quỹ bảo hiểm

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 714,7 KB
Lượt tải: 4
Nhà phát hành: Chính phủ


Giới thiệu về Nghị định 30/2016/NĐ-CP Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp quy định về phương thức thực hiện đầu tư; sử dụng tiền sinh lời của hoạt động đầu tư, xử lý rủi ro trong hoạt động đầu tư từ các quỹ bảo hiểm. Mời các bạn cùng tham khảo.

Nội dung chi tiết:

Nghị định 30/2016/NĐ-CP - Quy định chung về hoạt động đầu tư từ các quỹ bảo hiểm

Ngày 28/04/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, quy định hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện thông qua các hình thức theo thứ tự ưu tiên như sau:

  • Mua trái phiếu Chính phủ;
  • Cho NSNN vay;
  • Gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm;
  • Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng này phát hành;
  • Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TỪ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi Tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Nghị định này quy định chi Tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này được áp dụng đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Điều 3. Nguyên tắc đầu tư

Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải bảo đảm minh bạch, an toàn, hiệu quả và thu hồi được vốn đầu tư.

Điều 4. Các hình thức đầu tư

1. Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện thông qua các hình thức theo thứ tự ưu tiên như sau:

a) Mua trái phiếu Chính phủ;

b) Cho ngân sách nhà nước vay;

c) Gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

d) Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng này phát hành;

đ) Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Việc đầu tư vào hai hình thức quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp; số tiền đầu tư vào hai hình thức này không được vượt quá 20% số dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề.

3. Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư của các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Điều 5. Xây dựng phương án đầu tư

1. Căn cứ tình hình thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hằng năm và các hình thức đầu tư quy định tại Điều 4 Nghị định này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng phương án đầu tư trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua.

2. Phương án đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được xây dựng cùng với việc lập dự toán thu, chi và tổng hợp trong dự toán thu, chi hằng năm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nội dung gồm:

a) Đánh giá tình hình thực hiện hoạt động đầu tư năm trước, ước thực hiện năm nay, chi Tiết theo từng hình thức đầu tư, gồm các chỉ tiêu: Số dư nợ đầu tư, số tiền đầu tư, số tiền thu hồi (tiền gốc, lãi), mức lãi suất đầu tư;

b) Dự kiến đầu tư trong năm kế hoạch, gồm các chỉ tiêu: Tổng số tiền sử dụng đầu tư, các hình thức đầu tư, cơ cấu đầu tư, thời hạn đầu tư, mức lãi suất đầu tư, số tiền thu hồi (tiền gốc, lãi), số dư nợ đầu tư cuối năm.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện đầu tư phải theo đúng hình thức đầu tư, cơ cấu đầu tư, phương thức đầu tư quy định tại Nghị định này và phương án đầu tư đã được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu xét thấy cần thiết phải Điều chỉnh hoặc bổ sung phương án đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo Hội đồng quản lý xem xét, quyết định.

Chương II

PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN ĐẦU TƯ

Điều 6. Mua trái phiếu Chính phủ

1. Trái phiếu Chính phủ được mua bao gồm các loại tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng Tổ quốc do Bộ Tài chính phát hành tại thị trường trong nước và theo các hình thức sau:

a) Mua trái phiếu từ Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước;

b) Mua trái phiếu Chính phủ từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về giao dịch trái phiếu Chính phủ.

2. Mức mua trái phiếu do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định căn cứ vào phương án đầu tư quỹ đã được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua.

3. Thời hạn đầu tư mua trái phiếu tùy thuộc vào thời hạn của từng loại trái phiếu Chính phủ cụ thể quy định tại Khoản 1 Điều này.

4. Việc thanh toán tiền gốc, lãi trái phiếu Chính phủ khi đến hạn thực hiện theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước.

5. Trường hợp cần thiết phải bán trái phiếu Chính phủ để thu hồi vốn trước hạn, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có văn bản nêu rõ lý do, trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, quyết định.

Điều 7. Cho ngân sách nhà nước vay

1. Mức cho vay do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định căn cứ vào nhu cầu vay của ngân sách nhà nước và phương án đầu tư quỹ đã được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua.

2. Thời hạn cho vay được tính kể từ ngày cho vay đến ngày thu nợ; thời hạn cho vay cụ thể của từng Khoản vay do Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính thỏa thuận nhưng tối đa không quá 10 năm.

3. Mức lãi suất cho vay bằng mức lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn tại thời Điểm gần nhất trong vòng 03 tháng trước thời Điểm cho vay. Trường hợp trong vòng 03 tháng trước thời Điểm cho vay không phát hành trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn, thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính thỏa thuận mức lãi suất cho vay trên cơ sở tham khảo mức lãi suất giao dịch trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn còn lại tương đương với kỳ hạn cho vay hoặc mức lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn gần với kỳ hạn cho vay tại thời Điểm gần nhất.

4. Thu hồi nợ vay:

a) Tiền gốc được thanh toán một lần khi đến hạn hoặc thanh toán trước hạn một hoặc nhiều lần và phải thanh toán đầy đủ khi đến hạn;

b) Tiền lãi được thanh toán hằng năm tính trên số dư nợ cho vay và mức lãi suất cho vay của từng hợp đồng. Thời Điểm cụ thể tính lãi và thanh toán tiền lãi của từng Khoản cho vay do Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính thỏa thuận nhưng phải ghi rõ trong hợp đồng cho vay.

5. Trường hợp đến hạn trả nợ gốc, Bộ Tài chính tập trung nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng, cấp bách, xử lý thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước, cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ chính phủ và các Mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, nếu Bộ Tài chính có văn bản đề nghị gia hạn thời gian trả nợ gốc hoặc vay lại Khoản nợ gốc, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện như sau:

a) Trường hợp gia hạn nợ: Mỗi Khoản vay chỉ được gia hạn nợ một lần, thời hạn tối đa không quá 01 năm; lãi suất cho vay tiếp tục thực hiện theo mức lãi suất của hợp đồng khi đến hạn hoặc mức lãi suất do Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính thỏa thuận theo quy định tại Khoản 3 Điều này;

b) Trường hợp cho vay lại: Bộ Tài chính chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả hết tiền lãi của hợp đồng đến hạn trả nợ, sau đó cùng Bảo hiểm xã hội Việt Nam lập lại hợp đồng cho vay theo quy định tại Khoản 6 Điều này; thời hạn cho vay ghi trong hợp đồng mới được tính từ ngày đến hạn trả nợ gốc của hợp đồng đến hạn. Căn cứ hợp đồng cho vay đến hạn và hợp đồng cho vay mới, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hạch toán thu nợ gốc của Khoản vay đến hạn và cho vay theo hợp đồng mới, Bộ Tài chính hạch toán ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước;

c) Thủ tục gia hạn nợ, cho vay lại theo quy định tại Khoản này phải được hoàn thành trước khi đến hạn trả nợ gốc chậm nhất là 05 ngày làm việc.

6. Việc cho ngân sách nhà nước vay được lập thành hợp đồng cho vay. Hợp đồng cho vay phải ghi rõ số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, thời Điểm tính lãi, thời Điểm thanh toán, phương thức thanh toán, quyền và trách nhiệm của các bên, thỏa thuận khác có liên quan đến việc cho vay.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

download.com.vn