Nghị định 37/2016/NĐ-CP - Quy định mới về hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 440,6 KB
Lượt tải: 60
Nhà phát hành: Chính phủ


[Chia sẻ] Nghị định 37/2016/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/05/2016 hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn tham khảo.

Nội dung chi tiết:

Ngày 15/05/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 37/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc. Theo đó:

- Người lao động (NLĐ) được hỗ trợ kinh phí điều trị phục hồi chức năng do TNLĐ, bệnh nghề nghiệp phải hội đủ 2 điều kiện sau đây:

+ Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;

+ Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

- Mức hỗ trợ kinh phí tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không vượt quá 02 lần mức lương cơ sở/người/lượt.

- Số lần hỗ trợ tối đa 02 lần/NLĐ và chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần/năm.

- Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động được quy định cụ thể tại Điều 21 Nghị định 37/2016/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016).

Nghị định 37/2016/NĐ-CP - Quy định mới về hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
VỀ BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP BẮT BUỘC

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Nghị định này quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động; quyền và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, bao gồm:

a) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

c) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình;

e) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý Điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

2. Người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội.

3. Người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Các đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này sau đây gọi tắt là người lao động.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp là cơ sở y tế có đủ Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

2. Phục hồi chức năng lao động là quá trình áp dụng biện pháp y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, biện pháp giáo dục và xã hội học để phục hồi chức năng lao động.

3. Đơn vị phục hồi chức năng lao động là cơ sở y tế có đủ Điều kiện hoạt động phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Chương II

QUỸ BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP VÀ MỘT SỐ CHẾ ĐỘ KHI BỊ
TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Điều 4. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động

Mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều 44 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng như sau:

a) Mức 1% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các Điểm a, b, d, đ và e Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

Trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc khoán được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

b) Mức 1% trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, Chính phủ quyết định mức đóng thấp hơn mức đóng quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 5. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động

Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

1. Hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc một lần được tính trên cơ sở tổng các mức tiền lương làm căn cứ đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tất cả các hợp đồng lao động tại thời Điểm xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhưng không quá mức tối đa theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.

2. Chế độ hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và phục hồi chức năng lao động quy định tại Nghị định này và các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Điều 6. Giám định cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp

Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 46 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

1. Đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định này mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp do yếu tố tác hại của nghề cũ gây nên trong Khoảng thời gian bảo đảm kể từ ngày nghỉ hưu, chuyển việc khác hoặc thôi việc thì được chủ động đi khám phát hiện và giám định mức suy giảm khả năng lao động do mắc bệnh nghề nghiệp.

2. Người bị bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều này được Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hỗ trợ kinh phí khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương IV Nghị định này.

3. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển việc khác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang làm việc hoặc bản sao quyết định hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động đã nghỉ hưu;

b) Hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp;

c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa;

d) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp.

4. Trình tự, hồ sơ giải quyết chế độ trợ cấp một lần hoặc hằng tháng theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

5. Thời gian bảo đảm đối với từng bệnh nghề nghiệp và trình tự, hồ sơ khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với người lao động theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết. 

download.com.vn