Nghị định 87/2018/NĐ-CP - Quy định mới về hoạt động kinh doanh khí
Nội dung chi tiết:
Nghị định 87/2018/NĐ-CP - Quy định mới về hoạt động kinh doanh khí
Ngày 15/06/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/2018/NĐ-CP về kinh doanh khí. Nghị định chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/08/2018. Theo đó, quy định thương nhân kinh doanh mua bán khí phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Có bồn chứa khí đáp ứng các quy định về an toàn hoặc có chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường hoặc có hợp đồng thuê bồn, thuê chai LPG.
- Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 87/2018/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2018 |
NGHỊ ĐỊNH
VỀ KINH DOANH KHÍ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Chính phủ ban hành Nghị định về kinh doanh khí.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về hoạt động kinh doanh khí và điều kiện kinh doanh khí tại thị trường Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thương nhân theo quy định của Luật thương mại.
2. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh khí.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khí quy định tại Nghị định này là khí dầu mỏ hoá lỏng, khí thiên nhiên hoá lỏng và khí thiên nhiên nén.
2. Khí dầu mỏ hóa lỏng là sản phẩm hydrocacbon có nguồn gốc dầu mỏ với thành phần chính là propan (công thức hóa học C3H8) hoặc butan (công thức hóa học C4H10) hoặc hỗn hợp của cả hai loại này, tên tiếng Anh: Liquefied Petroleum Gas (viết tắt là LPG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LPG ở thể khí và khi được nén đến một áp suất hoặc làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LPG chuyển sang thể lỏng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khí quy định tại Nghị định này là khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên hóa lỏng và khí thiên nhiên nén.
2. Khí dầu mỏ hóa lỏng là sản phẩm hydrocacbon có nguồn gốc dầu mỏ với thành phần chính là propan (công thức hóa học C3H8) hoặc butan (công thức hóa học C4H10) hoặc hỗn hợp của cả hai loại này, tên tiếng Anh: Liquefied Petroleum Gas (viết tắt là LPG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LPG ở thể khí và khí được nén đến một áp suất hoặc làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LPG chuyển sang thể lỏng.
3. Khí thiên nhiên hóa lỏng là sản phẩm hydrocacbon ở thể lỏng, có nguồn gốc từ khí tự nhiên với thành phần chủ yếu là Metan (công thức hóa học: CH4 tên tiếng Anh: Liquefied Natural Gas (viết tắt là LNG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LNG ở thể khí và khi được làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LNG chuyển sang thể lỏng.
4. Khí thiên nhiên nén là sản phẩm hydrocabon ở thể khí được nén ở áp suất cao (200 đến 250 bar), có nguồn gốc từ khí tự nhiên với thành phần chủ yếu là Metan (công thức hóa học: CH4 tên tiếng Anh: Compressed Natural Gas (viết tắt là CNG).
5. Hoạt động kinh doanh khí là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các hoạt động: sản xuất, chế biến; xuất khẩu, nhập khẩu; mua bán khí; nạp, cấp khí; tạm nhập tái xuất; cho thuê bồn chứa, chai chứa khí, kho chứa LPG chai, cầu cảng; giao nhận và vận chuyển khí nhằm mục đích sinh lời.
6. Sản xuất, chế biến khí là quá trình xử lý, chuyển hóa các nguyên liệu khí đồng hành, khí tự nhiên thành các sản phẩm khí.
7. Pha chế khí là quá trình phối trộn sản phẩm, bán thành phẩm khí có bổ sung phụ gia và các chế phẩm khác thành các sản phẩm khí.
8. Trạm nạp khí là trạm sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng để nạp khí vào phương tiện vận tải; nạp vào xe bồn; nạp LPG vào chai.
9. Trạm cấp khí là trạm sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng để cấp khí từ bồn chứa cố định hoặc hệ thống dàn chai LPG trực tiếp qua đường ống dẫn đến nơi sử dụng.
10. Chai LPG là chai chịu áp lực được chế tạo theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia dùng để chứa LPG và nạp lại được, còn gọi là chai tiêu chuẩn.
11. LPG chai là LPG đã được nạp vào chai LPG tiêu chuẩn theo một khối lượng nhất định.
12. Chai LPG mini là chai chịu áp lực được chế tạo theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia dùng để chứa LPG, dung tích chứa tối đa 1.000 ml (một nghìn mili lít) một chai.
13. Chủ sở hữu chai LPG là thương nhân kinh doanh LPG được quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt chai LPG theo quy định của pháp luật.
14. Cửa hàng bán lẻ LPG chai là cửa hàng có bán các loại LPG chai và thiết bị phụ trợ sử dụng LPG cho khách hàng.
15. Thiết bị phụ trợ sử dụng LPG là các thiết bị dân dụng dùng để đốt cháy LPG bao gồm: Bếp LPG, ống dẫn LPG, van chai LPG, van điều áp LPG.
16. Cơ sở kinh doanh khí bao gồm: thương nhân sản xuất, chế biến khí; thương nhân xuất, nhập khẩu khí; thương nhân kinh doanh mua bán khí; thương nhân kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng xuất, nhập khẩu khí, bồn chứa khí, kho chứa LPG chai, phương tiện vận chuyển khí; trạm nạp, trạm cấp khí; cửa hàng bán lẻ LPG chai; thương nhân sản xuất, sửa chữa chai LPG; thương nhân sản xuất chai LPG mini.
17. Kho chứa LPG chai: là nơi cất giữ LPG chai với tổng lượng LPG chai tồn chứa từ 70 kg trở lên.
18. Trạm nén CNG là trạm sử dụng máy nén chuyên dùng để nén CNG vào các bồn chứa CNG.
19. Bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
Điều 4. Áp dụng điều ước quốc tế và pháp luật có liên quan
Thương nhân có hoạt động kinh doanh khí tại thị trường Việt Nam, ngoài việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật khác có liên quan; trường hợp điều ước quốc tế quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 5. Quản lý đo lường, chất lượng khí
1. Thương nhân chỉ được nhập khẩu, lưu thông, tiêu thụ các loại khí đảm bảo chất lượng phù hợp với quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng.
2. Thương nhân có hoạt động kinh doanh khí phải tuân thủ các quy định về quản lý đo lường, chất lượng khí trong quá trình kinh doanh khí.
3. Đối với các loại khí chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thương nhân nhập khẩu; thương nhân sản xuất, chế biến khí phải bảo đảm chất lượng khí theo tiêu chuẩn công bố áp dụng (tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế).
4. Sản phẩm khí sau khi pha chế phải phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng thương nhân đã công bố.
Chương II
KINH DOANH KHÍ
Mục 1. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH KHÍ
Điều 6. Điều kiện đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí
1. Điều kiện đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có cầu cảng hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 05 năm cầu cảng thuộc hệ thống cảng Việt Nam đã được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng;
c) Có bồn chứa khí hoặc hợp đồng thuê bồn chứa khí đáp ứng các quy định về an toàn;
d) Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
đ) Có chai LPG hoặc hợp đồng thuê chai LPG đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG kinh doanh LPG chai.
2. Đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu kinh doanh khí qua đường ống ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này còn phải có đường ống vận chuyển khí và trạm cấp khí đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Điều kiện đối với thương nhân sản xuất, chế biến khí
1. Điều kiện đối với thương nhân sản xuất, chế biến khí gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở sản xuất, chế biến khí được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng;
c) Dây chuyền, máy, thiết bị đã được kiểm định theo quy định;
d) Có phòng thử nghiệm chất lượng khí hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 01 năm của thương nhân, tổ chức có phòng thử nghiệm đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
đ) Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
2. Đối với thương nhân sản xuất, chế biến LNG ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có hệ thống bơm, nạp LNG để vận chuyển hoặc có hệ thống thiết bị phục vụ hoạt động hóa khí cung cấp cho khách hàng.
3. Đối với thương nhân sản xuất, chế biến CNG ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có trạm nén khí CNG.
Điều 8. Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí
1. Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí gồm:
a) Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có bồn chứa khí đáp ứng các quy định về an toàn hoặc có chai LPG đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường hoặc có hợp đồng thuê bồn, thuê chai LPG;
c) Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
2. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí qua đường ống ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có đường ống vận chuyển khí và trạm cấp khí đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
3. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán LNG ngoài điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có trạm cấp LNG hoặc trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
4. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán CNG ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều này và phải có xe bồn CNG, trạm nén CNG, trạm cấp CNG hoặc trạm nạp CNG vào phương tiện vận tải đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Pha chế khí
1. Thương nhân sản xuất, chế biến khí và thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí được thực hiện pha chế khí tại cơ sở sản xuất, chế biến hoặc kho chứa khí của thương nhân.
2. Thương nhân pha chế khí phải có phòng thử nghiệm chất lượng khí hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 01 năm với tổ chức đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
3. Thương nhân thực hiện pha chế khí phải đăng ký cơ sở pha chế với Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 10. Điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ LPG chai
1. Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Có hợp đồng tối thiểu 1 năm bán LPG chai với thương nhân có giấy chứng nhận đủ điều kiện còn hiệu lực theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp cửa hàng trực thuộc của thương nhân.
3. Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Điều kiện đối với trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp LPG vào xe bồn, trạm nạp LPG/LNG/CNG vào phương tiện vận tải
1. Trạm nạp phải thuộc thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Trạm nạp phải được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng.
3. Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Điều kiện đối với trạm cấp LPG/LNG/CNG
1. Trạm cấp phải thuộc thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Trạm cấp phải được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng.
3. Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Điều kiện đối với trạm nén CNG
1. Trạm nén CNG phải thuộc thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Trạm nén phải được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng.
3. Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
..............
Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết