Nghị định số 116/2009/NĐ-CP - Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề
Nội dung chi tiết:
Nghị định số 116/2009/NĐ-CP - Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề
Nghị định số 116/2009/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ----------- Số: 116/2009/NĐ-CP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009 |
NGHỊ ĐỊNH
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề
----------------
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề là những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về dạy nghề do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý nhưng không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề.
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt
1.Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính phải có quyết định đình chỉ ngay việc vi phạm; mọi hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề khi có hành vi vi phạm hành chính được quy định tại Chương II Nghị định này. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề phải do người có thẩm quyền được quy định tại Mục 1 Chương III của Nghị định này tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
3. Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề chỉ bị xử phạt một lần. Một người, một tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt theo từng hành vi vi phạm. Nhiều người, nhiều tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người, mỗi tổ chức vi phạm đều bị xử phạt.
4. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả thích hợp.
5. Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng tự điều khiển hành vi của mình.
Điều 4. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề là một năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hạn nêu trên thì không xử phạt, nhưng vẫn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.
2. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi đó vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề thì bị xử phạt vi phạm hành chính; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 3 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Trong thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nếu cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực dạy nghề hoặc cố tình trốn tránh, trì hoãn việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu nêu trên mà thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề, nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 7. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt tương ứng với hành vi đó được quy định tại Chương II Nghị định này. Nếu hành vi vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm thấp hơn nhưng không được dưới mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu hành vi vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt có thể tăng cao hơn nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động dạy nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
b) Buộc hủy bỏ kết quả các môn thi hoặc chấm lại bài thi;
c) Buộc thực hiện bổ sung các phần nội dung, chương trình đã bị cắt xén;
d) Buộc hủy bỏ quyết định sai, trái với quy định của cơ quan có thẩm quyền;
đ) Buộc khôi phục quyền lợi học tập cho người học, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng văn bằng, chứng chỉ; trả lại cho người học các khoản đã thu và chịu mọi chi phí cho việc hoàn trả do hậu quả hành vi vi phạm hành chính gây ra;
e) Buộc thu hồi văn bằng, chứng chỉ đã cấp trái phép;
g) Buộc thu hồi, tiêu hủy hoặc chấm dứt sử dụng tài liệu, thiết bị dạy nghề do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
h) Buộc đính chính thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng;
i) Buộc thực hiện đúng, đầy đủ theo giao kết hợp đồng đã ký kết;
k) Buộc tiêu hủy tài liệu, thiết bị dùng cho dạy nghề đã nhập khẩu trái phép do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
Chương II
CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC DẠY NGHỀ, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
Điều 8. Vi phạm quy định về thành lập và đăng ký hoạt động dạy nghề
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Làm mất quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề nhưng không trình báo với cơ quan có thẩm quyền;
b) Chậm đăng ký hoạt động dạy nghề với cơ quan có thẩm quyền từ 3 tháng đến dưới 6 tháng, kể từ khi hết thời hạn bắt buộc phải đăng ký.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề khi cơ quan có thẩm quyền đã có quyết định thu hồi;
b) Không thông báo với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính của cơ sở dạy nghề hoặc không đăng ký lại hoạt động dạy nghề khi di chuyển trụ sở chính của cơ sở dạy nghề sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác;
c) Chậm đăng ký hoạt động dạy nghề với cơ quan có thẩm quyền từ 6 tháng đến dưới 1 năm, kể từ khi hết thời hạn bắt buộc phải đăng ký.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tẩy xóa, sửa chữa, bổ sung nội dung quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề;
b) Báo cáo sai các điều kiện để được thành lập, cho phép thành lập cơ sở dạy nghề;
c) Báo cáo sai các điều kiện để được nâng cấp, chuyển đổi thành trường Trung cấp nghề, trường Cao đẳng nghề;
d) Báo cáo sai các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề hoặc được bổ sung, thay đổi nghề đào tạo;
đ) Mua bán, chuyển nhượng, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề;
e) Chậm đăng ký hoạt động dạy nghề với cơ quan có thẩm quyền từ 1 năm trở lên, kể từ khi hết thời hạn bắt buộc phải đăng ký.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thành lập trung tâm dạy nghề, trường Trung cấp nghề, trường Cao đẳng nghề mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết