Nghị định số 53/2014/NĐ-CP - Quy định việc cơ quan quản lý nhà nước lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề về quan hệ lao động
Nội dung chi tiết:
CHÍNH PHỦ --------------- Số: 53/2014/NĐ-CP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------------------------ Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2014 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VIỆC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC LẤY Ý KIẾN TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG, TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc cơ quan quản lý nhà nước lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề về quan hệ lao động,
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Nghị định này quy định về nguyên tắc, nội dung, hình thức cơ quan quản lý nhà nước lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề về quan hệ lao động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại Nghị định này là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
3. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương quy định tại Nghị định này là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các quy định tại Nghị định này.
Điều 3. Nguyên tắc lấy ý kiến
Việc lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề về quan hệ lao động phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
Điều 4. Nội dung lấy ý kiến
1. Chính sách, pháp luật về lao động liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
2. Các biện pháp phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động.
3. Báo cáo thực hiện các Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế đã được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn.
Điều 5. Hình thức lấy ý kiến
1. Bằng văn bản.
2. Thông qua ban soạn thảo, tổ biên tập, ban chỉ đạo, ban nghiên cứu mà đại diện tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia.
3. Thông qua các cuộc họp, hội thảo, diễn đàn, hội nghị tham vấn mà đại diện tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham dự.
Điều 6. Trách nhiệm lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước
1. Lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về lao động liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
Sau thời hạn lấy ý kiến, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp của tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và của các cơ quan, tổ chức có liên quan, báo cáo tiếp thu, giải trình, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.
2. Lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quá trình xây dựng và triển khai chương trình phối hợp hành động phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động; đánh giá tình hình triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động.
3. Lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc xây dựng báo cáo quốc gia theo yêu cầu của Chính phủ về việc thực hiện Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế đã được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
4. Tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, diễn đàn, hội nghị tham vấn về chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề về quan hệ lao động và tổng hợp báo cáo theo quy định.
5. Đề xuất các giải pháp duy trì và phát triển quan hệ lao động gửi các bên liên quan và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết