Nghị luận xã hội: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động - Văn mẫu nghị luận xã hội hay nhất
Nội dung chi tiết:
Nói đến đức hạnh của con người, điều đầu tiên chúng ta phải đề cập tới là yếu tố hành động, vì hành động là biểu hiện cao nhất, rõ nét nhất của đức hạnh. Đúng như nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông đã nói: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động.
Sau đây, Download.com.vn xin giới thiệu đến các bạn bài văn mẫu nghị luận xã hội: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động được chúng tôi tổng hợp ngay sau đây. Hi vọng các bài văn mẫu chủ đề Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động này sẽ giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm nhiều ý tưởng nhằm hoàn thành tốt bài viết văn, luyện thi THPT Quốc gia môn Văn hiệu quả.
Dàn ý nghị luận xã hội mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động
A. Mở bài:
- Giới thiệu qua về câu nói cần bàn luận. Trích nguyên câu nói và cho một số nhận xét đánh giá sơ lược. “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông.
B. Thân bài:
Giải thích
+ “Đức hạnh” là khái niệm biểu đạt “đạo đức và tính nết tốt (từ này thường chỉ dùng để nói về phụ nữ)”. Trong câu nói của M. Xi-xê-rông, khái niệm này được dùng để chỉ “đạo đức và tính nết tốt” của con người nói chung.
+ “Hành động” được hiểu là làm việc cụ thể nào đó, ít nhiều quan trọng, một cách có ý thức, có mục đích.
+ Khi nói “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”, nhà triết học cổ đại muốn khẳng định rằng, cái làm nên giá trị của một con người là những việc làm có ý thức cụ thể. Chúng có thể xuất phát từ những mục đích tốt đẹp khác nhau và gắn với những quy mô lớn, nhỏ cũng khác nhau.
- Phân tích, chứng minh:
+ Mỗi con người có cách tự bộc lộ, tự khẳng định mình khác nhau song cách tự bộc lộ, tự khẳng định mình ngắn nhất, thuyết phục nhất là thông qua hành động và bằng hành động.
+ Và hành động cũng được cho là thước đo tin cậy nhất để nhận biết, đánh giá bản chất, giá trị tốt đẹp của một con người.
- Bàn luận, mở rộng vấn đề:
+ Câu nói của M. Xi-xê-rông như đã bày tỏ một quan niệm đúng đắn về một trong những thước đo bản chất tốt đẹp của con người là hành động. Bởi lẽ, suy nghĩ, nhận thức đúng đắn là biểu hiện bản chất, giá trị con người ở dạng tiềm ẩn, trừu tượng, khó nhận biết. Lời nói tuy cũng biểu hiện trực tiếp bản chất ấy nhưng không có độ tin cậy cao: “Đừng nghe anh ta nói, hãy xem anh ta làm”. Chỉ hành động mới biểu hiện rõ nhất, có sức thuyết phục hơn cả về giá trị, bản chất con người: “Câu trả lời ngắn nhất là hành động” (Héc-béc, Anh).
+ Trên thực tê cuộc sống “đức hạnh” trong lĩnh vực tu dưỡng, học tập mà bản thân mỗi con người cần trau dồi là gì? Với tuổi trẻ học đường, đặt trong bối cảnh xã hội, xu thế thời đại, “đức hạnh” cần trau dồi trong quá trình tu dưỡng, học tập là tu dưỡng và rèn luyện để một ngày mai tươi sáng hơn. Cụ thể đó là phải xác định được lí tưởng, mục đích sống cao đẹp, góp phần tích cực để xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Con người cần phải tự giác, thường xuyên rèn luyện thể chất, chăm lo sức khoẻ bản thân. Biết tạo dựng cho mình một lối sống đẹp: nhân ái, năng động, tự tin, có trách nhiệm với tương lai tốt đẹp của chính mình, của đất nước. Có ý chí, quyết tâm vượt khó, say mê, sáng tạo, xác định được phương pháp học khoa học trong học tập để tích luỹ, làm giàu tri thức; biết vận dụng hiệu quả những tri thức, hiểu biết ấy vào cuộc sống…
- Từ chính những phẩm chất đạo đức cần thiết đó mà mỗi người cần hành động ra sao để phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức mà mình theo đuổi? Ví dụ chứng minh:
+ Quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ người thân những công việc trong gia đình.
+ Tham gia một cách tự nguyện, tự giác, nhiệt tình các hoạt động xã hội, từ thiện được tổ chức, phát động ở địa phương cư trú hay nơi công tác, học tập.
+ Không chỉ tránh xa mà còn phải tích cực đấu tranh chống lại những tệ nạn xã hội có sức cám dỗ tuổi trẻ: nghiện hút, trộm cắp, đua xe… và những thói quen xấu giới trẻ thường mắc phải: sống tự do, buông thả, đua đòi, lười biếng, lãng phí thời gian, cẩu thả, vô tâm, ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ mà không nghĩ đến trách nhiệm; lối ứng xử thiếu văn hoá nơi công cộng…
- Liên hệ bản thân:
+ Đây có thể coi là nội dung người viết cần thể hiện chân thành nhất những suy nghĩ của bản thân, thể hiện khả năng tự đánh giá về chính mình (Có thể xoáy vào những nội dung cơ bản như: đã xác định cho mình lí tưởng, mục đích sống đúng đắn chưa? Có tính kiên trì theo đuổi lí tưởng, mục đích đó không? Và trong lối sống của mình có gì cần phát huy, có gì cần khắc phục, thay đổi? Cần từ bỏ dứt khoát thói quen xấu nào?…).
+ Trong quá trình chuyển nhận thức thành hành động, chúng ta thấy xuất hiện những khó khăn, trở ngại như: lối tư duy còn máy móc, giáo điều; thiếu quyết tâm; thiếu bản lĩnh, thiếu tự chủ hoặc bị chi phối bởi dư luận; tâm lí mặc cảm, tự ti…
C. Kết bài:
- Khẳng định lại một lần nữa câu nói của nhà văn là những nhận xét thật tinh tế và như khuyên chúng ta nên biết hành động cư xử như thế nào để có thể có được một cuộc sống tươi đẹp hơn.
Nghị luận mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động - Mẫu 01
Khi mỗi người trong chúng ta làm một việc tốt, bất kể là việc gì, có ai biết rằng chúng ta đang thể hiện đức hạnh của chính mình. Hay nói cách khác những lời của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông: "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động".
Mỗi con người khi sinh ra đều co mặt tốt và mặt xấu. Trong mặt tốt, một phần chính là đức hạnh của mỗi người. Đức hạnh là đạo đức, là phẩm chất, là những đức tính tốt đẹp của con người, có sẵn hay phải trải qua quá trình rèn luyện mới có được. Hành động có thể được định nghĩa là những việc làm có thể được bộc lộ hằng ngày, và quan trọng hơn đó là sự thể hiện của đức hạnh. Đó cũng chính là phần còn lại của mặt tốt trong mỗi người. Cả câu nói của nhà văn M. Xi-xê-rông mang ý nghĩa như chính nghĩa gốc của nó. Mọi phẩm chất tốt đẹp cần được thể hiện ở trong những hành động cụ thể.
Một người không phải tự nhiên được biết đến là có đức hạnh, mà điều đó còn phụ thuộc vào những việc làm ý nghĩa mà người ấy đã làm. Đơn giản hơn, đó chỉ là những công việc bình thường, như giúp đỡ người già qua đường nhường chỗ cho phụ nữ và trẻ em trên xe buýt hay biết quan tâm đến người khác và đối xử tốt với mọi người xung quanh. Đó chi là những công việc nhỏ hằng ngày được xuất phát từ một tâm hồn trong sáng, luôn hướng về cái dẹp, cái thiện, điều đó sẽ chính là sự thể hiện của đức hạnh.
Người ta thường nói rằng:
"Ý nghĩa là nụ, Lời nói là bông hoa, Việc làm mới là quả ngọt."
Khi ta có ý nghĩa về một việc làm tốt, ta cần nói ra để xem xét. Nhưng không phải là nói suông, ta cần phải thực hiện điều đó. Chúng ta làm điều đó bằng tất cả tấm lòng, biến những điều ấy từ suy nghĩ, lời nói thành việc làm như thế, như vậy mới tạo thành "quả ngọt".
Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp cần được xem xét trong từng hoàn cảnh. Nói dối được xem là một hành động xấu và sai. Nhưng trong trường hợp một bác sĩ phải nói dối về bệnh tình của bệnh nhân để người ấy yên tâm tiếp tục điều trị, đó lại là một hành động cao cả. Thế nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều những kẻ thiếu đức hạnh. Họ nói ra những điều lớn lao, cao cả nhưng hành động thì ngược lại, vì thực chất, họ làm vậy vì những mục đích ích kỉ riêng cho chính họ. Chúng ta không loại bỏ họ mà phải làm thay đổi được những con người ấy.
Một xã hội tốt đẹp là một xã hội có những con người làm nhiều việc tốt, biết tu dưỡng bản thân, hoàn thiện tâm hồn. Điều đó được xuất phát từ đức hạnh ta hay cũng chính là sự thể hiện của một con người có mọi phẩm chất tốt đẹp từ đức hạnh.
Nhạc sỹ thiên tài người Đức Beethoven có nói "Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác". Ý kiến đó có còn nguyên giá trị trong cuộc sống của ngày hôm nay? "Hạnh phúc" chính là cuộc tốt đẹp; niềm vui, sự thỏa mãn về mặt tinh thần, tình cảm của con người... Còn "cao quý" và "tốt đẹp" là những cụm từ có ý tôn vinh, ca ngợi. Câu nói "Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác" của Beethoven thể hiện quan niệm sống đẹp, khẳng định, ca ngợi quan niệm sống hướng về cống hiến, vị tha... Trong cuộc sống, ai cùng tìm kiếm hạnh phúc nhưng quan niệm về hạnh phúc của mỗi người khác nhau. Có người coi sự thỏa mãn vật chất, tình cảm của riêng mình là hạnh phúc. Nhưng cũng có không ít người quan niệm hạnh phúc là cống hiến, là trao tặng. Đối với họ, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết hi sinh cho hạnh phúc nhân loại. Beethoven quan niệm như thế. Những người biết sống vì người khác, đem lại hạnh phúc cho người khác, là những người có tấm lòng nhân hậu; có cuộc sống đầy ý nghĩa cao cả, đáng trân trọng.. Thật vậy, trong cuộc sống nếu chúng ta đem lại được hạnh phúc cho người khác thì quả là tuyệt vời. Hạnh phúc đó có thể dễ dàng có được khi ta giúp đỡ một cụ già qua đường, hay nhường chỗ cho một phụ nữ có thai trên xe buýt... Tất cả những điều đó thật đơn giản nhưng đã mang lại hạnh phúc cho người khác, làm mọi người vui vẻ. Và không dừng ở đó, hạnh phúc cũng ở tại với chúng ta khi ta làm được một điều tốt đẹp, có ích cho người khác, cho xã hội. Hành động cao cả và tốt đẹp hơn, to lớn hơn chính là hạnh phúc của sự bình yên mà các anh bộ đội, các chiến sỹ Cách mạng đã đem lại cho chúng ta. Tất cả những hy sinh của các anh chỉ để đem lại hạnh phúc cho chúng ta, cho dân tộc. Hạnh phúc ở đây là sự độc lập, tự do cho cả dân tộc. Thật cao quý và tốt đẹp đáng tôn vinh nhường nào!
Việc đem hạnh phúc cho người khác thật đơn giản nhưng cũng rất cao quý. Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn nhiều người ngay cả việc nhỏ nhất họ cũng không làm. Một số họ chỉ biết có bản thân, toàn đem lại bất hạnh cho người khác. Trong gia đình, chúng ta cần lên án những người chồng vũ phu, đánh đập vợ con hoặc những đứa con bất hiếu chỉ ăn chơi, thoả mãn nhu cầu cá nhân, làm cha mẹ đau lòng. Tại sao những con người ấy lại nhẫn tâm đem lại bất hạnh cho chính những người thân yêu nhất của mình?... Ngoài xã hội, hiện có một lóp thanh niên, thay vì giúp đỡ người già yếu, họ lại lợi dụng để cướp giật, móc túi... Những kẻ lấy sự bất hạnh của người khác làm hạnh phúc của mình cần đáng bị trừng trị!. "Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác". Đó là một quan điểm sống mang tính nhân văn. Nếu có một điều ước thì tôi sẽ ước cho tất cả mọi người trên thế giới này đều được hạnh phúc. Muốn vậy, ngay từ bây giờ mỗi người chúng hãy cố gắng làm thật nhiều điều, dù lớn, dù nhỏ, để đem lại hạnh phúc cho mọi người, cho gia đình và cũng là cho bản thân chúng ta...
Nghị luận mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động - Mẫu 02
Nói đến đức hạnh của con người, điều đầu tiên chúng ta phải đề cập tới là yếu tố hành động, vì hành động là biểu hiện cao nhất, rõ nét nhất của đức hạnh. Đúng như nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông đã nói: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động.
Đức hạnh là đạo đức và tính nết tốt (Từ điển Tiếng Việt). Đức hạnh được thể hiện qua cảm xúc, lời nói, hành động hằng ngày của từng cá nhân trong các mối quan hệ gia đình và xã hội.
Hành động chính là phẩm chất quan trọng của đức hạnh bởi vì nó vừa là sự chuyển hóa vừa là kết tinh của các phẩm chất khác. Hành động là thước đo đánh giá đức hạnh của một cá nhân, một tập thể và cộng đồng dân tộc. Hành động là yếu tố cao nhất trong bậc thang giá trị nhân phẩm, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy quá trình phát triển của cá nhân và xã hội.
Từ xưa, nhân dân ta đã đề cao và đặt ra yêu cầu cụ thể của đức hạnh, trong đó, hành động được đặt lên hàng đầu. Có những câu tục ngữ khẳng định ý nghĩa quan trọng của hành động như là: Trăm nghe không bằng một thấy; Trăm hay không bằng tay quen ; Nói hay không bàng cày giỏi. Đồng thời nhân dân cũng chê cười, phê phán những kẻ: Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa , Ăn thì ăn những miếng ngon, Làm thì chọn việc cỏn con mà làm…
Trong văn học nước ta có nhiều nhân vật chứng minh rằng mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động. Chàng Thạch Sanh thật thà, dũng cảm, giàu lòng thương người sẵn sàng giúp đỡ kẻ bất hạnh. Chàng Sọ Dừa dị dạng nhưng làm việc giỏi, học hành giỏi, thi đỗ Trạng nguyên. Cậu bé làng Gióng lên ba mà vẫn không biết nói, không biết đi nhưng khi nghe sứ giả rao loa rằng nhà vua cần người tài giỏi đứng ra đánh giặc ngoại xâm thì cậu bé nói lời đầu tiên là lời nhận trách nhiệm đánh tan quân giặc. Lòng yêu nước khiến cậu bé lớn nhanh như thổi và trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt, đủ sức đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi. Hành động dũng cảm phi thường ấy đã đem lại thái bình cho đất nước nên cậu bé làng Gióng được nhân dân tôn vinh là Thánh Gióng và thờ phụng muôn đời. Trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, người anh hùng Từ Hải: Chọc trời khuấy nước mặc dầu, Dọc ngang nào biết trên đầu có ai. Chàng khinh bỉ và coi thường cái triều đình phong kiến thối nát đương thời và luôn đặt nghĩa vụ của người anh hùng lên trên hết: Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha. Trước ý nguyện đền ơn báo oán của Thúy Kiều, Từ Hải sốt sắng giúp nàng thực hiện công lí không chỉ của riêng nàng mà còn là của chung dân chúng bị áp bức. Nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu trên đường lai kinh ứng thí thì gặp đảng cướp Phong Lai đang phá phách, bắt bớ dân lành. Chàng đã nổi giận bừng bừng, nhanh chóng Bẻ cây làm gậy tìm đàng xông vô, đánh tan bọn cướp cứu tiểu thư Kiều Nguyệt Nga và tì nữ Kim Liên. Khi được Kiều Nguyệt Nga ngỏ lời tạ ơn, chàng đã khẳng khái chối từ: Làm ơn há dễ trông người trả ơn, bởi chàng cho rằng làm việc nghĩa là bổn phận của nam nhi. Quan niệm của Lục Vân Tiên cũng chính là quan niệm của nhân dân Nam Bộ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
.............
Mời các bạn cùng tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết