Phân tích hình ảnh người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu - Bài văn mẫu lớp 11 hay nhất

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 325,3 KB
Lượt tải: 201
Nhà phát hành: Sưu tầm


[Có thể bạn cần] Bài văn mẫu Phân tích hình ảnh người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là tài liệu vô cùng hữu ích mà Taifull.net muốn giới thiệu đến các bạn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Giới thiệu

Có thể nói, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu đã tạo nên bức tượng đài nghệ thuật đầu tiên về người nông dân nghĩa sĩ Việt Nam. Đó là một hình tượng rất đẹp, rất chân thực đầy tính bi tráng - bi thương mà hào hùng .

Sau đây, Download.com.vn xin giới thiệu đến các bạn 3 bài văn mẫu phân tích hình ảnh người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây. Hy vọng tài liệu giúp các bạn học sinh lớp 11 có thêm nhiều ý tưởng hay và mới cho bài viết của mình. Sau đây, mời quý thầy cô giáo và các em cùng tham khảo.

Dàn ý phân tích hình ảnh người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

1. Hình tượng của người nông dân nghĩa sĩ:

a. Bối cảnh thời đại và ý nghĩa cái chết của những người nghĩa quân:

Bối cảnh thời đại diễn ra hết sức căng thẳng và ác liệt thể hiện tình hình nguy nan của dân tộc. "Súng giặc đất rền"

b. Nghệ thuật: đối lập giữa "súng giặc" (thế lực xâm lược) >< "lòng dân" (sự yêu nước, lòng căm thù giặc tỏ rõ). Mở đầu sử dụng câu cảm thán => thể hiện sự hoành tráng cho bức tượng đài nghệ thuật.

=> Thể hiện cảm xúc, tình cảm đau đớn tột độ -> người chiến sĩ như bức tượng đài được khắc họa. Đề cao được mất, không quan tâm sự được mất ở đời. Đề cao ý thức trách nhiệm, lòng yêu nước của nhân dân một cách tự giác và cái chết của những người chiến sĩ là cái chết bất tử, lưu lại tiếng thơm muôn đời (chết vì độc lập dân tộc luôn hằng in dấu trong lòng con cháu đời sau và đặc biệt là trong lòng tác giả).

2. Hình ảnh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc:

a. Nguồn gốc xuất thân của những người nghĩa sĩ:

- Là những người nông dân cần cù lao động, vất vả, cuộc sống gắn liền với đồng ruộng

- Hoàn toàn xa lạ với những vũ khí như khiên, súng, mác....

- Nghệ thuật: đối lập -> nhấn mạnh nguồn gốc nông dân của những người nghĩa sĩ

-> Cảm thông, thương xót, chia sẻ với người nông dân.

b. Khi có giặc người nông dân trở thành người nghĩa sĩ đánh Tây:

a. Xuất phát từ lòng yêu nước và căm thù giặc:

- Sự quan tâm đến tình cảnh của đất nước "tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng"

- Căm ghét bọn quan lại hèn nhát, bán nước cầu vinh "trông tin quan như trời hạn trông mưa"

- Căm thù bọn giặc cướp nước "ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ"

- Nghệ thuật: so sánh ghét lũ giặc như nhà nông ghét cỏ.

-> Thể hiện tính chất căm thù giặc mãnh liệt, sâu sắc, cao độ.

- Nhận thức về chủ quyền lãnh thổ: là một khối thống nhất, toàn vẹn -> khi giặc đến cần phải bảo vệ.

- Cách nói độc đáo, cụ thể

- Vạch trần tội ác của giặc, lũ bán nước cầu vinh "treo dê bán chó" -> không dung tha kẻ lừa dối, bịp bợm.

- Tự nguyện tham gia đánh giặc

-> Sự chuyển hóa phi thường của người chiến sĩ nghĩa quân Cần Giuộc: từ những người nông dân áo vải bình thường trở thành những người chiến sĩ vì có tấm lòng yêu nước.

(Cách đánh giặc, suy nghĩ... vẫn còn mang vóc dáng nông dân: chiến sĩ nghĩa quân)

Sử dụng động từ mạnh "ra sức đoạn kình", "dốc ra tay bộ hổ"

-> Chính lòng căm thù giặc đã tạo nên ý chí chiến đấu chống ngoại xâm của người nghĩa sĩ là ý thức tự gánh lấy trách nhiệm cứu nước thật cao đẹp.

c. Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải:

- Điều kiện chiến đấu: thiếu thốn, dùng vũ khí thô sơ

- Động cơ đánh giặc: lòng yêu nước, căm thù giặc

-> Vẻ đẹp hào hùng bi tráng

- Nghệ thuật đối lập: dụng cụ đánh giặc thô sơ >< vũ khí hiện đại. Tuy dụng cụ thô sơ nhưng ta thắng trên cơ sở đoàn kết một lòng của nhân dân cùng lòng yêu nước. -> tinh thần chiến đấu hùng tráng, tuyệt vời.

-> Khí thế của ta mạnh như vũ bão, làm cho giặc kinh hoàng -> xông trận với khí thế oai hùng, gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn, chiến đấu bằng cả trái tim yêu nước của mình.

- Sử dụng động từ mạnh liên tiếp, cách ngắt nhịp dồn dập, ngắn gọn, giọng văn hào hùng mang tính sử thi.

=> Nghệ thuật tả thực kết hợp với trữ tình, phép tương phản giàu nhịp điệu tác giả đã dựng nên tượng đài nghệ thuật về người nông dân nghĩa sĩ bình dị mà phi thường.

.............

Bài văn mẫu phân tích hình ảnh người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Bài văn mẫu số 1

Có thể nói, với bài văn tế này Nguyễn Đình Chiểu đã tạo nên bức tượng đài nghệ thuật đầu tiên về người nông dân nghĩa sĩ Việt Nam. Đó là một hình tượng rất đẹp, rất chân thực đầy tính bi tráng - bi thương mà hào hùng .
Người nông dân Việt Nam yêu nước chống ngoại xâm đã xuất hiện từ rất lâu, ít nhất cũng trên mười thế kỉ nay. Nhưng trong văn học, hình ảnh người nông dân ấy chỉ thực sự xuất hiện vào nửa cuối thế kỉ XIX với bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyền Đình Chiểu. Có thể nói, với bài văn tế này Nguyễn Đình Chiểu đã tạo nên bức tượng đài nghệ thuật đầu tiên về người nông dân nghĩa sĩ Việt Nam. Đó là một hình tượng rất đẹp, rất chân thực đầy tính bi tráng - bi thương mà hào hùng - đúng như cuộc chiến đấu mà nhân dân Việt Nam đã tiến hành suốt nửa sau thế kỉ XIX, vì cuộc sống, vì độc lập, tự chủ của Tổ quốc mình.

Tuy vậy, dù buồn thương, nhà thơ không bao giờ tuyệt vọng. Với niềm tin vào sức mạnh muôn đời của Tổ quốc, tin ở lòng yêu nước của những người dân ; dân lân bình dị và thiết tha, nhà thơ luôn luôn hướng về một tương lai tốt đẹp. Non sông rồi sẽ sạch bóng quân xâm lược, mối nhục mất nước rồi sẽ được rửa sạch làu làu:

Chừng nào Thánh đế ân soi thấu

Một trận mưa nhuần rửa núi sông.

(Ngóng gió đông)

Đó là một niềm tin cảm động và mạnh mẽ. Có lẽ trước Nguyền Đình Chiểu, chưa có một nhà thơ nào sáng tác với một ý thức rõ rệt như ông:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.

Cái đạo của ông không là gì khác ngoài đạo yêu nước thương dân. Đó là nguồn gốc khiến thơ văn ông có sức rung cảm lớn, nguồn gốc đưa tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu đứng vào vị trí vẻ vang trong nền văn học nước nhà.

Nguyễn Đình Chiểu đã rất có lí, rất sắc khi mở đầu khúc bi ca của mình:

Hỡi ôi!

Súng giặc đất rền;

Lòng dân trời tỏ.

Quả là, qua cuộc chiến đấu này, qua cái thử thách khắc nghiệt này, bán chất trọn vẹn, tấm lòng yêu nước của những người nông dân bình thường này, vẻ đẹp thực sự của tâm hồn họ, mới được tỏ bày cùng trời đất. Trước đây, họ vẫn tồn tại, nhưng nào ai biết đến họ. Họ vẫn có đấy, sống đấy, nhưng sống trong thầm lặng của sự quên lãng. Nguyễn Đình Chiểu, với sự cảm thông cao độ, nhận ra rằng cuộc sống của họ đã từng vạt vả xiết bao:

Nhớ linh xưa:

Cui cút làm ăn,

Toan lo nghèo khó.

............

Bài văn mẫu số 2

Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là đỉnh cao sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và cũng là tác phẩm biểu hiện tập trung nhất, sâu sắc nhất tư tưởng yêu nước, thương dân của ông. Với lòng thương cảm và khâm phục chân thành, nhà thơ đã dựng nên một tượng đài nghệ thuật bất hủ về người anh hùng nghĩa sĩ nông dân trong thời kì lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc. Có thể nói bài Văn tế là khúc ca bi tráng về người nghĩa sĩ nông dân dám xả thân vì sự sống còn của đất nước.

Vẻ đẹp đầu tiên ở họ là tinh thần tự nguyện đánh giặc, vốn là những người dân cày quanh năm côi cút làm ăn, điều lo toan hằng ngày của họ là làm sao cho đủ ăn đủ mặc, đừng đói khổ, rách rưới. Họ biết thân phận mình là hèn mọn trong xã hội, ngoài sưu thuế phài nộp cho đủ, họ đâu dám nghĩ đến công to việc lớn. Quốc gia đại sự là của vua quan và triều đình. Vậy mà giờ đây, giặc Lang Sa tràn sang cướp nước, gieo rắc tanh hôi (tinh chiên) đã ba năm mà mặt mũi quan quân chẳng thấy ở đâu, có chăng nữa thì chi là lũ hèn nhát chạy dài. Cảnh tượng ấy khiến họ không thể bưng tai bịt mắt làm ngơ. Lòng yêu nước hun đúc từ nghìn xưa trong huyết quản sôi sục, họ tự nguyện đứng lên đánh giặc:

Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.

Họ nhận về mình công việc cực kì khó khăn, to lớn: đoạn kình, bộ hổ, tức là đánh lại quân giặc mạnh hơn mình gấp bao lần.

Vẻ đẹp tinh thần của họ là dám đánh, dám hi sinh; một lòng xin ra sức, ra tay, cống hiến sức mình cho Tổ quốc. Tịnh thần dám đánh, dám hi sinh ấy càng đẹp biết bao nhiêu khi họ chi là những người dân ấp dân lân, tự liên kết thành đội ngũ để chiến đấu chứ không phải là quân lính của triều đình. Từ cửa nếp nhà tranh của mình, họ xông thẳng vào trận, không hề được luyện tập mảy may. Tỉnh thần ấy lại thêm lớn lao khi nhìn vào vũ khí trong tay họ. Có thể nói, trang bị sắc bén của họ chính là tấm lòng yêu nước và nghĩa lởn vì nước, chứ rơm con cúi, lưỡi dao phay, gậy tầm vông làm sao đem đối chọi được với súng song tâm, với tàu thiếc tàu đổng. Cái sắc bén, cái sức giết giặc của nó chi là ở trái tim, ở dũng khí của người cầm dao, cầm gậy vẻ đẹp của họ thật hào hùng, nhưng bên cạnh cái hào hùng ấy lại là nỗi đau, nỗi thương muốn rơi nước mắt!

Vậy mà ta hãy xem họ xung trận. Bao nhiêu lời văn là bấy nhiêu chất hùng ca, hừng hực khí phách, rực lửa chiến đấu của một trận đánh quyết liệt và anh dũng:

Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ni hồn kinh , bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.

Quả là tuyệt vời! Ai đó đã dùng một cách nói rất đắc (chứ không phải đắt) là hình tượng người nghĩa sĩ nông dân cực nhọc, nghèo khó đã hiện lên thành một hình ảnh anh hùng lồng lộng giữa chiến trường, làm chủ trận chiến, áp đảo tất cả. Lưỡi dao phay, ngọn tầm vông của họ đâm ngang chém ngược, tung hoành, hiên ngang chiếm lĩnh cả không gian trận địa, làm cho giặc hồn kinh phách lạc. Tiếng hè, tiếng ó của họ át cả tiếng đại bác của tàu thiếc tàu đồng. Rơm con cúi, lưỡi dao phay cũng đốt xong đồn giặc, cũng chém rớt đầu quan hai giặc. Đoạn văn đầy những động từ, những cụm động từ miêu tả hành động mãnh liệt, hào khí bừng bừng. Trước những con người anh hùng ấy, quân giặc hung dữ với súng đạn nghênh ngang đều như co rúm lại, thấp bé, tồi tàn đến thảm hại. Có thể nói hình bóng người nghĩa sĩ nông dân cần Giuộc nổi lên trên nền trời rực lửa, sừng sững như một tượng đài kì vĩ.

Cảm xúc chủ đạo của bài Văn tế là cảm xúc bi tráng, âm điệu sồi sục, dồn dập. Nghệ thuật đối đã phát huy hiệu quả cao nhất của nó. Tất cả hợp thành một âm hưởng chiến trận hào hùng, phấn khích của một thiên anh hùng ca tuyệt diệu. Ngòi bút tác giả hoàn toàn xứng đáng với hành động cao cả của người nghĩa sĩ nông dân, với những tư tưởng cực kì lớn lao mà tác giả đã phát hiện ra trong hành động tự nguyện giết giặc cứu nước của họ.

..........

Bài văn mẫu số 3

Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn tài ba khi đã nêu lên hình ảnh người nông dân trong văn học mà trong suốt các thời gian qua chưa được nhắc đến thông qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.Trong bài văn tế, hình ảnh người nông dân được khắc hoạ rõ ràng.Hình ảnh người nông dân nghèo khổ chỉ biết làm ăn một cách thầm lặng, quanh năm chỉ biết ruộng trâu, cần cù lao động.Họ là những người nông dân yêu ghét rõ ràng , căm thù quyết không đội trời chung với giặc khi thực dân Pháp xâm lược.Họ đã anh dũng chiến đấu và anh dũng hi sinh, trong lời văn là những lời lẽ bi thương đầy nước mắt nhưng không hề rơi nước mắt.Đó chính là cái hay của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ra đời vào năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, Việt Nam. Sau khi chiếm được thành Gia Định vào đầu năm 1859, quân Pháp bắt đầu một quá trình mở rộng tấn công ra các vùng lân cận như Tân An, Cần Giuộc, Gò Công... Ngày 15 tháng 11 năm Tân Dậu, những nghĩa sĩ mà là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã dũng cảm đứng lên chiến đấu tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Khoảng mười lăm nghĩa sĩ bỏ mình. Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân.Theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh này.

Như chúng ta biết thì “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một “Tác phẩm nghệ thuật” hiếm có. “Bi tráng” là tầm vóc và tính chất của tác phẩm nghệ thuật ấy: vừa hoành tráng, hùng tráng, vừa thống thiết, bi ai. Hùng tráng ở nội dung chiến đấu vì nghĩa lớn. Hùng tráng ở phẩm chất anh hùng, ở đức hi sinh quyết tử. Hùng tráng ở chỗ nó dựng lên một thời đại sóng gió dữ dội, quyết liệt của đất nước và dân tộc.

Mở đầu bài văn tế là hai tiếng “Hỡi ôi!” vang lên thống thiết, đó là tiếng khóc của nhà thơ đối với nghĩa sĩ, là tiếng nấc đau thương cho thế nước hiểm nghèo:

“Súng giặc, đất rền; lòng dân trời tỏ” có ý nghĩa là Tổ quốc lâm nguy, súng giặc nổ vang rền trời đất và quê hương .

Trong cảnh nước mất nhà tan, chỉ có nhân dân đứng lên gánh vác sứ mệnh lịch sử, đánh giặc cứu nước cứu nhà. Và người nông dân chỉ biết cui cút làm ăn một cách tội nghiệp đã dũng cảm đứng lên đánh giặc giành lại .nền độc lập cho Tổ quốc thân yêu mà sự dũng cảm đó xuất phát từ tấm lòng yêu nước có trong mỗi con người. Tấm lòng yêu nước, căm thù giặc của những người nông dân, của những người áo vải mới tỏ cùng trời đất và sáng ngời chính nghĩa. Hình ảnh chính của bài Văn tế chính là những chiến sĩ nghĩa quân Cần Giuộc.

...........

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

download.com.vn