Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng -

Sử dụng: Miễn phí
Dung lượng: 164 KB
Lượt tải: 994
Nhà phát hành: Quốc hội


Giới thiệu về Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

Nội dung chi tiết:

Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________

 PHÁP LỆNH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Pháp lệnh số 35/2007/PL-UBTVQH11 ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2007;

2. Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Pháp lệnh này quy định về ưu đãi người có công với cách mạng

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Pháp lệnh này quy định về đối tượng, phạm vi, điều kiện, tiêu chuẩn, các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ.

Điều 2

Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Pháp lệnh này bao gồm:

1. Người có công với cách mạng:

a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

c) Liệt sĩ;

d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

h) Bệnh binh;

i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

m) Người có công giúp đỡ cách mạng.

2. Thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 3

1. Các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

2. Hàng năm Nhà nước dành phần ngân sách bảo đảm thực hiện các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ.

Điều 4

Người có công với cách mạng và thân nhân được Nhà nước, xã hội quan tâm chăm sóc, giúp đỡ và tuỳ từng đối tượng được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây:

1. Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần;

2. Bảo hiểm y tế;

3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;

4. Nhà nước có chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở và huy động sự tham gia của xã hội, gia đình người có công với cách mạng;

5. Được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học;

6. Chính phủ quy định cụ thể thời điểm hưởng, mức hưởng và các chế độ ưu đãi tại Điều này.

Điều 5

1. Cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có trách nhiệm vận động, chăm sóc, giúp đỡ người có công với cách mạng và thân nhân của họ bằng nhiều hình thức, nội dung thiết thực.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên giám sát việc thực hiện và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện tốt chính sách, chế độ ưu đãi quy định trong Pháp lệnh này.

Điều 6

1. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được xây dựng ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn bằng sự đóng góp theo trách nhiệm và tình cảm của tổ chức, cá nhân.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì vận động xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.

3. Chính phủ quy định chế độ quản lý, sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.

Download văn bản để xem thêm chi tiết.

download.com.vn