Phương pháp giải toán rút về đơn vị và phương pháp tỉ số - Một số bài toán rút về đơn vị, tỉ số
Nội dung chi tiết:
Download.com.vn xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Phương pháp giải toán rút về đơn vị và phương pháp tỉ số được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây.
Phương pháp giải toán rút về đơn vị và phương pháp tỉ số là tài liệu tham khảo rất hữu ích dành cho học sinh lớp 3. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các em học sinh giải bài toán rút đơn vị và tỉ số một cách nhanh nhất. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Một số bài toán rút về đơn vị, tỉ số
Trong một bài toán đơn giản về đại lượng tỉ lệ ( thuận hay nghịch ) người ta thường cho biết hai giá trị của đại lượng thứ nhất và một giá trị của đại lượng thứ hai. Bài toán đó đòi hỏi phải tìm một giá trị chưa biết của đại lượng thứ hai.
Để tìm giá trị đó, ở cấp Một có thể sử dụng một trong những phương pháp thường dùng như phương pháp rút về đơn vị, phương pháp tỉ số …
Ví dụ 1. Có 45m vải may được 9 bộ quần áo như nhau. Hỏi phải dùng bao nhiêu mét vải loại đó để may được 7 bộ quần áo như thế ?
Phân tích. Trong bài toán này người ta đã cho biết hai giá trị của đại lượng thứ nhất ( 9 bộ và 7 bộ ) và một giá trị của đại lượng thứ hai (45m). Ta phải tìm một giá trị chưa biết của đại lượng thứ hai ( đó là số mét vải để may 7 bộ quần áo ) .
Ta tóm tắt bài toán như sau :
9 bộ : 45m
7 bộ : ?m
Bài toán này sẽ được giải theo hai bước sau đây :
1 bộ : ?m
7 bộ : ?m
a ) Bước một: Tìm xem 1 bộ quần áo hết mấy mét vải ? (của đại lượng thứ hai)
b) Bước hai: Tìm xem 7 bộ quần áo hết mấy mét vải ? (của đại lượng thứ hai)
Giải
Số mét vải để may một bộ quần áo là :
45 : 9 = 5 (m)
Số mét vải để may một bộ quần áo là
5 x 7 = 35 (m)
Bài toán trên đã được giải bằng phương pháp rút về đơn vị. Cách giải theo phương pháp này thường được tiến hành theo hai bước :
a) Tìm xem một đơn vị của đại lượng thứ nhất tương ứng với một giá trị nào của đại lượng thứ hai ( ở bài toán này thì 1 bộ quần áo ứng với 5m vải ) . Để làm việc này ta có thể thực hiện phép tính chia.
Có bao nhiêu đơn vị của đại lượng thứ nhất thì có bấy nhiêu lần giá trị tương ứng ( vừa tìm ) của đại lượng thứ hai. Giá trị này của đại lượng thứ hai chính là số phải tìm trong bài toán ( ở bài toán này thì 7 bộ quần áo ứng với 35m vải ) .
Để làm việc này ta có thể thực hiện phép tính nhân.
Ví dụ 2. Có 50m vải may được 10 bộ quần áo như nhau. Hỏi có 40m vải cùng loại thì may được mấy bộ quần áo như thế ?
Phân tích. Trong bài toán này người ta đã cho biết hai giá trị của đại lượng thứ nhất ( 50m và 40m ) và một giá trị của đại lượng thứ hai ( 10 bộ ) . Ta phải tìm một giá trị chưa biết của đại lượng thứ hai ( đó là số bộ quần áo may được từ 40m vải ). Ta tóm tắt bài toán như sau :
50m : 10 bộ
40m : ? bộ
Bài toán này sẽ được giải theo hai bước sau đây :
?m : 1 bộ
40m : ? bộ
a) Bước 1: Tìm xem một bộ quần áo hết mấy mét vải ? (của đại lượng thứ nhất)
b) Bước 2: Tìm mét vải để may 1 bộ quần áo là
50 : 10 = 5 (m)
Số bộ quần áo may được là :
40 : 5 = 8 ( bộ )
Bài toán trên đã được giải bằng phương pháp rút về đơn vị. Cách giả này thường được tiến hành theo hai bước :
a) Tìm xem một đơn vị của đại lượng thứ hai tương ứng với một giá trị nào của đại lượng thứ nhất ( ở bài toán này thì một bộ quần áo ứng với 5m vải ) . Để làm việc này ta có thể thực hiện phép tính chia
b) So sánh giá trị còn lại của đại lượng thứ nhất với giá trị tương ứng ( vừa tìm ) xem lớn nhỏ gấp mấy lần ( ở bài toán này so sánh 40m và 5m ) . Kết quả này chính là số phải tìm trong bài toán. Để làm việc này ta có thể thực hiện phép tính chia
Ví dụ 3. Một xe máy đi 3 giờ được 60km. Hỏi xe đó đi trong 6 giờ được bao nhiêu ki lô mét ? ( Coi như vận tốc không đổi )
Phân tích. Tóm tắt bài toán như sau :
3 giờ : 60km
6 giờ : ?km
Bài toán có thể giải theo hai bước sau đây :
a) 6 giờ gấp bao nhiêu lần 3 giờ ? suy ra
b) Quãng đường phải tìm gấp bấy nhiêu lần 60km
Giải
So sánh 6 giờ với 3 giờ ta thấy :
6 : 3 = 2 (lần)
Vậy trong 6 giờ xe máy đi được :
60 x 2 = 120 (km)
.............
Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết